Thảo luận:Bạch Đằng (định hướng)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Avia trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

Tôi xem cả Đại Việt sử ký và Khâm định Việt sử thì không thấy nói đến trận Bạch Đằng nào giữa Lê Hoàn và quân nhà Tống cả. Vương Ngân Hà 00:35, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết:

Tháng 3 năm Tân Tị (981) thì bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến quân sang mặt Lạng Sơn, 
bọn Lưu Trừng đem thủy-quân sang mặt Bạch Đằng giang. 
Vua Đại-hành đem binh-thuyền ra chống-giữ ở Bạch Đằng. Quân nhà Tống tiến lên thế mạnh lắm, 
quan quân đánh không lại phải lùi. Bấy giờ lục quân của bọn Hầu Nhân Bảo tiến sang đến Chi Lăng
(thuộc Ôn Châu, Lạng Sơn), vua Đại-hành sai người sang trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo đến chỗ hiểm
bắt chém đi, rồi đuổi đánh quân nhà Tống chém giết được quá nửa, và bắt được hai người bộ-tướng.
Bọn Lưu Trừng thấy lục-quân đã tan vỡ, vội-vàng đem thủy-quân rút về.

Theo đó thì vua Lê Đại Hành thân chinh đánh Lưu Trừng trên sông Bạch Đằng. Có lẽ chỉ là đụng độ rời rạc, không có 1 trận đánh tập trung, hoặc trận đó không đáng kể nên chính sử không chép. Có điều không biết Trần Trọng Kim lấy tư liệu ở đâu? Avia (thảo luận) 08:25, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Mùa xuân, tháng 2, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, 
Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn
sông Chi Lăng. Vua sai quân sĩ trá hàng để dụ Nhân Bảo, đem chém...

Có chú thích rõ:

1. Sông Bạch Đằng: còn gọi là sông Rừng, chảy qua giữa hai huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh
và Thủy Nguyên, Hải Phòng.
2. Sông Chi Lăng: Cương mục (CB1, 18) chú là con sông ở xã Chi Lăng, tức khúc sông Thương
chảy qua Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó thì vua Lê Đại Hành thân chinh đánh Hầu Nhân Bảo ở Lạng Sơn. Không nói ai giữ sông Bạch Đằng. Avia (thảo luận) 09:06, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời