Thảo luận:Cải lương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Âm nhạc Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Âm nhạc Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Âm nhạc Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

Dựa vào yếu tố nào để đánh giá là cải lương chịu nhiều ảnh hưởng nghệ thuật tây phương hơn? Newone (thảo luận) 20:11, ngày 21 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo [1]:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp cho du nhập vào nước ta những phim ảnh, sách báo và những đĩa hát, về sau có nhiều đoàn kịch hát Trung Quốc sang biểu diễn tại Sài Gòn.Do đó, nghệ thuật cải lương có cơ hội thu hút thêm tinh hoa sân khấu của nước ngoài như cách diễn xuất, sử dụng một số bài bản nước ngoài phù hợp với cách diễn tấu của dàn nhạc cải lương, học tập cách sử dụng bộ gõ bổ sung thêm kèn mới vào dàn nhạc cải lương. Trong giai đoạn này, âm nhạc cải lương chịu ảnh hưởng của phương pháp diễn tấu mang tính sân khấu xuất phát từ nội dung chủ đề của kịch bản....
Các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Ðóa hoa rừng). Lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu.
Nguyễn Hữu Dng 11:29, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi có một số tài liệu (bài viết) của GS Trần Văn Khê về vấn đề cải lương (vả lại tôi cũng thích thứ này) thư tả tí tôi sẽ viết lại vào bài. Cụ Khê là con nhà nòi về chuyện này nên biết rất rõ lịch sử và phát triển cải lương . LĐ

Xem bài phỏng vấn GS Hải[2]

hay tại đây


Như vậy nếu tác giả bài cải lương này đồng ý tôi sẽ điều chỉnh lại và thêm các chi tiết cho đầy đủ hơn.

Xin cứ tự nhiên chỉnh sửa, đâu cần phải hỏi. Nguyễn Hữu Dng 20:28, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đặt vấn đề[sửa mã nguồn]

Trong hai nghĩa được đề cập trong từ điển, "cải lương" 改良 là:

  • Sửa đổi cho tốt đẹp.
  • Tên một lối hát, một loại ca kịch bình dân của miền Nam Việt Nam (xuất phát)

Tôi nghĩ nên dùng đoạn sau để giới thiệu. Bởi nghĩa "sửa đổi cho tốt đẹp" hình như chưa hề được đề cập trong những tài liệu nào trong bài, chiết tự "cải - lương" đôi khi chưa chính xác khi áp dụng cho bộ môn nghệ thuật này, cũng như tuồng, chèo- khó có thể nói chữ đó (nghĩa) là gì, chỉ có thể nói "đó là một loại hình sân khấu..." mà thôi.

Lưu Ly (thảo luận) 02:01, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hic. Ý tôi là "biến" cải lương thành danh từ riêng cho một bộ môn nghệ thuật này, rồi sau đó tha hồ giải thích có lý hơn. Tiếng Anh chẳng hạn, khi dịch vẫn giữ là "Cai luong", mặc dù vẫn có từ tương đương mà. Lưu Ly (thảo luận) 02:44, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Anh chỉnh sửa giúp đi. Thân Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 02:52, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các bác xem hình này có sử dụng được không. Adia (thảo luận) 03:02, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bác trai thấy được, không biết ý bác gái thế nào. Lưu Ly (thảo luận) 03:09, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các huynh kiếm thêm vài tấm nữa đi. Mấy ảnh này quí lắm đó.Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 03:43, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Thuydaonguyen đã viết lại. Lưu Ly (thảo luận) 04:35, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cháu thấy bác viết thế không ổn lắm. Cải lương không thể coi là bình dân, khi mà từ những năm 20 trở đi, các gánh hát đã phát triển mạnh mẽ, và nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng và giàu có chẳng khác gì các ngôi sao ca nhạc ngày nay. Cải lương cũng không thể coi là của miền Nam, khi mà miền Bắc cải lương cũng phát triển khá mạnh (xem Ái Liên, ngoài ra sau 1954 thì có Đoàn cải lương Nam Bộ ở miền Bắc, quy tụ những nghệ sĩ cải lương tập kết ra Bắc, trong đó có Tám Danh, Ba Du, Nguyễn Ngọc Bạch..., hay hiện nay Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng đang nằm ở Hà Nội). Adia (thảo luận) 04:47, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hic. Sẽ chỉnh lại lần nữa. Nhưng có cái này, rất chủ quan của tôi, ca cải lương thì tôi chỉ nghe người miền Nam hát, còn miền Bắc và Trung là tôi tắt đài ngay lập tức, tôi cũng là fan hâm mộ nó lắm :D. Lưu Ly (thảo luận) 06:29, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn". Điều đó được thể hiện không những qua cách múa, hát, mặc xiêm y giống như hát bội (cải lương tuồng cổ) mà còn thể hiện rõ hơn ở sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.

Câu này rất tối nghĩa quá, Nguyên đọc không hiểu ông Khê nói gì? Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 08:12, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý của ông là: Tuồng cổ ---->Hát Bội (Cải lương tuồng cổ) ---> Cải lương. (Đúng/sai)
Có tối nghĩa là do Lưu Ly chứ hà cớ gì kêu ông Khê lên thế. Lưu Ly (thảo luận) 08:19, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Anh Ly viết như vậy thì cải lương không khác gì hát bội. Anh đọc kỹ câu văn xem. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 08:24, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chà, văn mình vợ bạn. Làm sao tui viết/đọc mà khách quan được. Đã sửa bằng cách cắt đi. Cô giáo xem lại chút. Lưu Ly (thảo luận) 08:27, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhạc tế lễ ở đây có phải là Nhạc lễ Nam Bộ không các bác? Adia (thảo luận) 14:12, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Câu này anh Lưu Ly chép theo Từ điển bách khoa VN mà xét ra cũng đúng. Vì ngoài vọng cổ, buổi đầu cải lương còn phải sử dụng nhiều làn điệu khác mà Nguyên đã ghi ở phần âm nhạc nơi trang chính. Sau này nó còn lai tạp thêm nhạc Tàu, nhạc Tây... Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:58, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC). Bạn xem thêm tại đây, trang blog của GS. Trần Quang Hải [4] Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:06, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đoạn viết thêm không có trong bài[sửa mã nguồn]

...Điều đáng quan tâm, là tại miền Nam Việt Nam trước 1975, có trên 50 gánh hát lưu diễn quanh năm. Ngày nay số gánh hát còn tồn tại, có thể đếm được trên đầu ngón tay...bởi nhiều lý do, giới trẻ đã không còn mặn mà với bộ môn nghệ thuật này nữa, điều đó đồng nghĩa với việc nó đã và đang tàn tạ...

Nghĩa là, trong tương lai (xa hoặc gần), cải lương sẽ chung số phận với hát bội?...Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:50, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhờ bảo quản viên lưu bài phỏng vấn Gs. Hải cho đúng cách hơn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:58, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  • Nên để nhạc tế lễ theo như Từ điển Bách Khoa là đúng hơn cả, không cần thêm 2 chữ Nam Bộ làm gì vừa dư vừa lệch. Vì buổi đầu cải lương chịu nhiều ảnh hưởng của hát bội (từ âm nhạc, lối diễn và cách bày trí trên sân khấu). Mà hát bội vốn là lối diễn dùng để cúng thần hoàng trong các đình làng thuộc Nam Bộ. Truy xa hơn nữa, hát bội có gốc từ miền Trung, theo chân người Việt vào vùng đất mới vào mấy thế kỷ trước.

Bởi vậy, ta thấy trong cải lương sử dụng rất nhiều làn điệu có gốc từ miền Trung, như: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Liên huờn, Bình bản (Bình nguyên), Tây mai, Kim tiền Huế, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã v.v...và từ những bài nhạc lễ cung đình trong hát bội sau được cải biên dùng trong cải lương như Vũ Biền Xuất Đôi, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Tiểu Khúc, vv…[5]

Bởi vậy, tôi xin phép xóa 2 chữ Nam Bộ. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:48, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ra là rứa. Adia (thảo luận) 15:30, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sự giao thoa văn hoá vốn phức tạp. OK với lối viết giản đơn, nó không gây tranh cãi không cần thiết. Lưu Ly (thảo luận) 15:59, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về soạn giả Trần Hữu Trang[sửa mã nguồn]

mình có một điều thắc mắc là vở Đời Cô Lựu của soạn giả Trần Hữu Trang viết trước năm 1975 vậy mà tới gần khoảng những năm 1980 thì nó mới được công chúng biết đến và yêu thích qua tiếng hát của các nghệ sĩ như Bạch Tuyết, Thành Được, Hoài Thanh, Diệp Lang, Ngọc Giàu... chắc là do trước năm 1975 tuồng cải lương này có nội dung không đúng với đạo lý VN nên chính quyền Sài Gòn cũ cấm chăng thảo luận quên ký tên này là của Minhtuan1600 (thảo luận • đóng góp).

Bạn chỉ nên thảo luận nhằm mục đích phát triển bài viết chứ không nên dùng trang thảo luận để "bình luận" như vầy trừ khi những gì bạn nói đến có liên quan đến nội dung trong bài. - jan Win (tl~đg) 06:24, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]