Thảo luận:Cao Biền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Y Kpia Mlo trong đề tài Chính tả
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Nhân việc một số báo đăng lại chuyện đơn vị thi công sông Tô Lịch gặp một số cấu trúc nghi là bùa yểm của Cao Biền, đồng thời có nhiều sự không may xảy ra cho đơn vị thi công, tôi chép lại một đoạn trong sách Lĩnh Nam chích quái Rotceh 19:36, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Truyện Sông Tô Lịch[sửa mã nguồn]

Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường ý Tông sai Cao Biền làm đô hộ tướng quân, đem binh đánh giặc Nam Chiếu. Lúc Biền trở về, nhà vua đặt Tĩnh Hải quân ở thành Lĩnh Nam, cho Biền làm tiết độ sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất mà xây thành Đại La ở phía tây Lô Giang, chu vi 30 dặm để ở. Có dòng sông con từ Lô Giang chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía nam, ôm lấy thành Đại La rồi lại nhập vào sông cái. Hồi đó đang giữa tháng sáu nước mưa lên cao: Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào tiểu giang đi khoảng một dặm, bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ, tắm ở giữa dòng sông, cười nói tự nhiên. Biền hỏi họ tên. Đáp: ta họ Tô tên Lịch. Biền lại hỏi: Nhà ở đâu? Đáp: Nhà ở trong sông này. Dứt lời, lấy tay đập nước bắn tung mù mịt, bỗng nhiên không thấy đâu nữa. Biền biết là thần, bèn đặt tên sông là Tô Lịch. Một buổi sớm khác, Biền ra đứng ở bờ sông Lô Giang, phía đông thành Đại La, thấy trận gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trời mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm hốt vàng rực rỡ một khoảng trời, chập chờn lên xuống trên khoảng không. Mặt trời cao ba con sào, khí mây hãy còn mù mịt, Biền rất kinh dị, muốn yểm thần. Đêm nằm mộng thấy thần nhân tới nói rằng: "Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh, ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép?" Biền kinh hãi. Sáng hôm sau, Biền lập đàn niệm chú, lấy kim đồng thiết phù để yểm. Đến hôm ấy, sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh thiên động địa. Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro, bay tan trên không. Biền càng kinh hãi, than rằng: "Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ”. Sau ý Tông triệu Biền về, quả nhiên Biền bị giết và Cao Tàm được cử sang thay.

Nghề dệt lụa Hà Đông[sửa mã nguồn]

Trong bài viết có nhắc đến vợ Cao Biền là bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông mà không thấy có dẫn chứng? Mong có thành viên biết về vấn đề này!

Chính tả[sửa mã nguồn]

TRong bài này có câu lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội, nó là thảm sát hay lạm sát nhỉ. Tôi không hiểu nghĩa này--Y Kpia Mlo (thảo luận) 03:39, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

CAO BIỀN VÀ LONG MẠCH[sửa mã nguồn]

CAO BIỀN ( Đời nhà Đường ) là một bậc thầy về thuật số ( khác lý số ) . Thấy An Nam có vượng khí đế vương rất mạnh nên muốn trấn yểm ( Để dễ bề cai trị ) . Hắn đã trấn yểm ở những nơi nguyệt đạo ( Long Mạch ) . Đây là một câu chuyện có thất , dân gian , sử sách truyền tụng đến ngày nay . Thuật số thường có tác dụng ngược . Tổ tiên làm thì con cháu phải gánh chịu hậu quả . Long Mạch là mạch của đất trời vậy mà tên Cao Biền này muốn " CHỈNH SỬA " LẠI . tÔI NGHĨ dịch Covid 19 này có phần nào liên quan đấn Cao Biền . Xảy ra tại Trung Quốc ( Hậu quả ) . Mạch đất nước Việt Nam đã thông suốt còn Trung Quốc sẽ thê thảm trong hiện nay và mai sau ( Vì gây quá nhiều tội ác ) .