Thảo luận:Centi-

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Phu Hung Nguyen trong đề tài Cách phiên âm

Cách phiên âm[sửa mã nguồn]

Chữ "centi" ở Việt Nam được phiên âm theo tiếng Pháp là "xăng-ti", theo tôi biết đây là cách phổ thông, nên tôi đổi tên (di chuyển) trang này.

Hiện đây cũng là cách tôi tạm thực hiện để nó được đồng bộ với các tiền tố SI khác như trong Bản mẫu:Tiền tố SI, ở chỗ là các âm tiết viết có dấu và liền nhau, không có gạch nối để phân cách.
Tôi đề xuất thay đổi cách viết các tiền tố này thành: viết có dấu và phân cách giữa các âm tiết bằng dấu gạch nối, ví dụ: hiện tại là "Kilô", đổi thành "Ki-lô".

Phu Hung Nguyen (thảo luận) 08:04, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bạn có thể dẫn ra một số tài liệu sử dụng cách viết "xăng-ti" và "ki-lô" được không? Đây không chỉ là vấn đề phiên âm cách đọc, mà còn là vấn đề cách viết trong các tài liệu nữa. B nhắn gửi 14:51, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Về cách đọc, tôi làm một bài kiểm tra nhỏ với hai từ "xăng-ti" và "xen-ti" bằng cách dùng google.com.vn, không đăng nhập, tìm từng từ bao gồm cả dấu ngoặc kép, so sánh về tổng số kết quả và số lượng của từng loại kết quả trong 5 trang đầu (50 mục kết quả):
Mục so sánh "xăng-ti" "xen-ti"
Tổng số khoảng 270.000 khoảng 32.700
Wiki và từ điển 8 8 (1 bài wikiHow tạm tính vào mục này)
Dạy học 29 (bài giảng video, bài giảng viết, câu đố) 5 (bài giảng viết)
Bài báo 0 4
Loại khác 7 (1 mục dẫn đến các kết quả bằng hình ảnh, còn lại là về mua sắm, nhà cửa, ảnh, công cụ chuyển đơn vị, chăm sóc sắc đẹp) 30 (2 mục dẫn đến các kết quả bằng hình ảnh và video, còn lại là về mua sắm, nhà cửa, ảnh, các loại giải trí khác, ăn uống, mẹo vặt)
Kết quả không phù hợp 6 (viết về xăng dầu) 3 (2 không phải tiếng Việt, 1 là trang tìm theo tag "xen ti" ở baomoi.com với nội dung là "Không tìm thấy kết quả phù hợp!")
Dễ nhận thấy là đa số nội dung giảng dạy đều theo hướng dùng "xăng-ti", còn nội dung thuộc mục "loại khác", thường do các cá nhân đăng tải, thì thiên về dùng "xen-ti". Cá biệt có 4 kết quả dùng "xen-ti" mà, theo tôi là, mang tính tin tức và nghị luận xã hội, nhưng đây cũng không phải con số đủ lớn để nói lên điều gì. Khái quát lại, mặc dù "xăng-ti" có thể có nhiều kết quả không phù hợp hơn "xen-ti" nhưng về tổng số kết quả thì "xăng-ti" vượt trội; và các kết quả với nội dung giảng dạy thì hướng đến cách dùng "xăng-ti" trong khi nội dung cá nhân đăng tải thì dùng nhiều "xen-ti" hơn (điều này phù hợp với một việc tôi còn nhớ hồi học cấp một, cô giáo đã nhắc nhở lớp chúng tôi nhiều lần là viết "centi" nhưng phải đọc là "xăng-ti". Hệ thống giáo dục và các giáo viên có thể cố gắng một đằng, nhưng cách viết "centi" có thể khiến nhiều học sinh và nhiều người lớn làm một nẻo).
  • Về cách viết, người dùng tiếng Việt chúng ta cũng đã có một số cách viết, bài này liệt kê các cách viết đó cùng với ưu nhược điểm của từng cách. Xin không bàn việc thống nhất cách viết của toàn bộ các từ mượn, ở đây chỉ xét cách viết các tiền tố đơn vị đo: Hiện tại Bản mẫu:Tiền tố SI nhất loạt sử dụng cách viết có phiên chứ không viết nguyên dạng, nên tôi cũng làm theo như vậy. Và một khi viết có phiên, theo tôi, việc dùng dấu gạch nối (ở trên tôi dùng từ "gạch ngang" là sai, đã sửa lại) không mang lại thêm quá nhiều phiền phức (nhược điểm của cách này là "đối với hình thức của cả văn bản thì không phù hợp cho lắm và cũng không kinh tế, tiết kiệm cho ấn phẩm (vì có gạch nối)"[1]) mà lại không gặp phải các vướng mắc về ngữ pháp và ý nghĩa của câu văn như các cách khác mắc phải. Trong trường hợp các tiền tố ở đây, có thể khó gặp phải vướng mắc nào về ngữ pháp và ý nghĩa, nhưng có một khó khăn dễ thấy là các bộ gõ tiếng Việt cho phép gõ các âm tiết có dấu thanh điệu cùng với gạch nối, nhưng không hỗ trợ gõ liền, ví dụ gõ chuỗi phím "ki-loo" thì sẽ được từ "ki-lô", nhưng nếu gõ chuỗi "kiloo" thì kết quả chỉ là "kiloo", muốn gõ "kilô" thì phải tìm cách để "lách" được qua việc kiểm tra của bộ gõ. Tương tự với "héc-tô" chẳng hạn, "hesc-too" tạo ra "héc-tô", nhưng "hesctoo" thì chỉ cho "hesctoo" hoặc cùng lắm là "héctoo" mà thôi, tuỳ bộ gõ. Tất nhiên có nhiều cách "lách" và các cách đều không đòi hỏi gì nhiều, nhưng việc luôn phải tìm cách "lách" hẳn sẽ mang lại cảm giác "có gì đó không ổn", trong khi thực ra cách viết với gạch nối đã được hỗ trợ rồi.
    • Một sự việc nữa có thể minh hoạ cho việc này là số lượng kết quả khi tìm "ki-lô" trên google.com.vn, không đăng nhập, bao gồm cả dấu ngoặc kép và chỉ tìm kết quả tiếng Việt, là khoảng 932.000, trong khi số lượng đó của "kilô" chỉ là khoảng 57.500. Các kết quả khi tìm "ki-lô" còn bao gồm cả "kí-lô" (có gạch nối, "kí" với dấu sắc"), "ki lô" (không gạch nối nhưng có dấu cách), "kí lô" (không gạch nối, có dấu cách, "kí" với dấu sắc), nhưng chúng đều cho thấy nhu cầu có một thứ gì đó ngăn cách giữa hai âm "ki" và "lô" để có thể gõ được đúng chữ "ô" mà không phải tìm cách "lách" qua bộ gõ, và nhu cầu đó vượt trội hơn hẳn ý định "lách" kia. Tương tự, "héc-tô" khoảng 54.600, "héctô" khoảng 1.370; "mê-ga" khoảng 567.000, "mêga" khoảng 16.700; v.v.
    • "mi-li" và "mili" có vẻ là một ví dụ để phản bác: "mi-li" có khoảng 136.000 kết quả trong khi "mili" có khoảng 831.000 kết quả. Nhưng lí do là vì cả hai âm "mi" và "li" đều không có dấu thanh điệu nào, người dùng có thể dễ dàng vì lí do tiện lợi mà bỏ qua không cần gõ kí tự nào để phân cách hai âm này. Theo tôi thì chúng ta nên hướng đến sự thống nhất giữa các từ, hơn là để mặc từ nào tiện thế nào thì viết thế ấy.
@Buiquangtu: Phu Hung Nguyen (thảo luận) 14:07, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bạn quên không search từ "centi" với 8,010,000 kết quả trên google. Tôi nghĩ nên giữ như cũ là "centi" cùng với sự giải thích về cách đọc và cách viết tắt, như vậy sẽ phù hợp hơn. B nhắn gửi 16:43, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Mong bạn xem lại kĩ càng hơn trước khi bảo tôi quên làm việc gì đó. Trước khi tôi sửa thì: (1) trang này có tên là "Xenti", và (2) trang "Centi" cũng được chuyển hướng sang trang "Xenti" này. Thế nên tôi mới nói đến việc phiên âm ở đây. Còn nếu bạn muốn giữ cách viết tiếng Anh/tiếng Pháp thì theo tôi Bản mẫu:Tiền tố SI cũng cần sửa lại để viết tất cả theo tiếng Anh/tiếng Pháp như vậy. Phu Hung Nguyen (thảo luận) 19:39, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xin lỗi nếu lời lẽ của tôi đã làm bạn phật ý. Có lẽ thực hiện theo ý bạn là ổn hơn cả. Chúc bạn đầu tuần vui vẻ! B nhắn gửi 19:45, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Cảm ơn lời chúc và thảo luận của bạn. Chúc bạn tuần mới vui vẻ! Phu Hung Nguyen (thảo luận) 20:30, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
  1. ^ https://ngonngu.net/phienchuyen_nvkhang_nnds/275