Thảo luận:Chủ nghĩa bảo thủ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thuật ngữ "conservatism" bị dịch thành "chủ nghĩa bảo thủ" là không chính xác[sửa mã nguồn]

Các thuật ngữ “conservatism”, “conservative party” được dịch sang tiếng Việt là “chủ nghĩa bảo thủ”, “đảng bảo thủ”. Các thuật ngữ này xuất phát từ động từ “conserve” (A) hay conserver (P) có nghĩa là giữ gìn, bảo tồn, bảo toàn. Cách dịch này sang tiếng Việt tuy không sai (“bảo thủ” có nghĩa là “bảo vệ, giữ gìn”), nhưng vì trong tiếng Việt, từ “bảo thủ” thường được dùng với một nghĩa xấu, do đó người ta thường hiểu sai khuynh hướng chính trị này. Thực ra, đây là một khuynh hướng triết học chính trị chủ trương giữ gìn, bảo tồn những giá trị, những thể chế (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, v.v.) đã qua thử thách trong lịch sử. Khi sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa bảo thủ”, vì không hiểu nguồn gốc của nó, nên nhiều người thắc mắc tại sao trong nhiều nước tiên tiến, đảng “bảo thủ” lại có thể được quần chúng ủng hộ, như Đảng Bảo thủ Anh đã nhiều lần nắm được ghế thủ tướng; Đảng Bảo thủ Canađa hiện nay đang nắm chính quyền ở nước này từ năm 2006 đến nay. Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ngon-Ngu/Thuat_ngu_triet_hoc_nguon_goc_nuoc_ngoai/ Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:28, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ngôn ngữ có tính quy ước, trong rất nhiều trường hợp ta không thể cứ cắt/ bẻ/ chiết/ phân tích thuật từ ra thành các yếu tố đơn lẻ mà bảo rằng nó không chuẩn được. Người ta đã gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó bằng cái tên đó chứ không phải bằng cái tên khác. Ngoại trừ 1 số trường hợp cần phải chỉnh lại như tên gọi (thuật từ) rất khác xa với bản chất của sự vật hiện tượng đó hay tên gọi này dễ gây nhầm lẫn với các tên gọi khác v.v... thì chúng ta nên tôn trọng những tên gọi đã có từ trước, đặc biệt là những cách gọi phổ biến và nhất là khi tên gọi đó lại là cách gọi duy nhất. Như trường hợp này cũng thế, nếu không gọi là "Chủ nghĩa bảo thủ" thì chúng ta hầu như không có tên gọi nào khác, chẳng lẽ lại chế ra từ "mới" như "Chủ nghĩa bảo tồn" hay "Chủ nghĩa thủ cựu"(!?) gì đó? P/s: trang chungta.com die rồi, dẫn link khác hộ bạn nè: http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=917&cat=51&pcat= Thân!--27.66.172.127 (thảo luận) 16:12, ngày 10 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]