Thảo luận:Chi Cá dìa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Cá nâu
Dự án Lớp Cá vây tia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lớp Cá vây tia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lớp Cá vây tia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Cá nâu[sửa mã nguồn]

Các bài báo viết về các món ăn từ cá nâu (cá dĩa thái) - loài cá có tên khoa học Scatophagus argus, không phải các loài cá dìa (Siganus spp.) trong bài này. Khonghieugi123 (thảo luận) 15:01, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn hãy thêm chú thích từ nguồn hàn lâm và sửa lại nhưng sai sót này (nếu nó là sai).--Gió Đông (thảo luận) 15:30, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Xin lỗi, sửa lại bài mà TV Phương Huy viết + sao chép + cắt dán thì tốt nhất nên viết lại. Khonghieugi123 (thảo luận) 15:38, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tên gọi cá nâu mà thành viên viết bài này cho là tên gọi khác của cá dìa là thiếu độ chính xác, nguồn báo chí như thanhnien.com.vn (chú thích 1 trong bài này) không phải là nguồn tin cậy về mặt khoa học, có lẽ là do cá nâu (Scatophagus argus) còn có tên khác là dĩa thái, dĩa beo (bên cạnh các tên khác như cá hói, cá nầu) nên trong dân gian nhiều khi người ta có thể không phân biệt dĩa với dìa khi đọc tên gọi của nó, vì thế mà phóng viên cho ngay rằng cá nâu có tên gọi khác là cá dìa. Về ẩm thực mà nói thì cá nâu (loài duy nhất được ghi nhận ở Việt Nam trong số 4 loài thuộc họ Scatophagidae, có thể sống trong cả nước ngọt lẫn nước lợ, nước mặn) có thịt thơm ngon hơn các loại cá dìa (Siganus spp., chỉ sống được trong môi trường nước mặn hay nước lợ) và cũng khan hiếm hơn nên giá mua bán cao hơn, và vì thế người ta rất ít khi nhầm cá nâu/cá dĩa thành cá dìa (mà chỉ có cố tình ngược lại, hoặc nhầm cá dò rẻ tiền hơn với cá dìa), do cá nâu có thân hình hơi tròn với các đốm tròn to màu nâu đen khá đồng đều về kích thước và phủ tương đối thưa trên lớp vảy hơi vàng, trong khi cá dìa có thân hình hơi thuôn dài, với các sọc/đốm nhỏ không đồng đều về kích thước, màu sắc thì tùy theo từng loài và phủ dày dặc hơn hơn trên vảy. Nguồn chú thích 1 trong bài này với mô tả "Cá nâu còn gọi là “cá dìa”....Cá nâu nhỏ, hơi tròn với những màu sắc nâu vàng trên da rất đẹp" cho thấy tác giả bài báo đang viết về cá nâu Scatophagus, chứ không phải cá dìa Siganus. Việt Nam hiện đã biết có 13 trên tổng số 29 loài cá dìa, nhưng phổ biến vẫn là S. argenteus (dìa, dìa bạc), S. corallinus (dìa đá), S. guttatus (dìa công), S. fuscescens (dìa trơn), S. javus (dìa xanh) và chỉ có S. guttatus là có hình dáng gần giống cá nâu (nhưng màu sắc thì khác rõ nét). Khonghieugi123 (thảo luận) 19:31, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
@Phương Huy: mời bạn cho ý kiến thảo luận thêm về tên gọi cá nâu nêu ra ở bài này. Nguồn từ báo chí mà bạn dẫn ra không đủ độ tin cậy về mặt hàn lâm, nó có thể bị xóa đi bất kể lúc nào.--Gió Đông (thảo luận) 21:32, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bài viết này tôi viết dựa vào báo Thanh niên là chủ yếu. Theo nhận thức chung thì nhiệm vụ của một biên tập viên khi viết bài là dẫn nguồn và biên tập lại các ý theo nguồn mình đã chọn, điều này sẽ dẫn đến việc nội dung bài, chất lượng bài sẽ phụ thuộc vào tài liệu hiện có. Còn việc phản biện lại nguồn, đánh giá nguồn, hoặc dẫn ra nguồn khác để phản biện lại nguồn đã nêu thì nên có một biên tập viên khác thì tốt hơn, đặc biệt là người đã hăng hái phản biện. Cho dù các ý kiến của thành viên này có thể có lý, nhưng nếu tôi đưa các ý này vào bài thì sẽ phải trả lời câu hỏi là căn cứ đâu?, chúng ta đâu thể dùng ý kiến thảo luận để làm nguồn cho bài viết chính (mặc dù sẽ có rất nhiều ý kiến trong thảo luận sẽ được tiếp thu, đưa vào bài)--Phương Huy (thảo luận) 09:26, ngày 21 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Không dùng ý kiến thảo luận để làm nguồn, nhưng thảo luận sẽ giúp (có thể) tìm thêm phương án bổ túc nguồn tham khảo. Báo chí (nếu không phải chuyên san khoa học) thì độ tin cậy không cao nếu xét trên phương diện nguồn hàn lâm.--Gió Đông (thảo luận) 05:18, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Trong trường hợp như vậy, ta sẽ ưu tiên nguồn hàn lâm trình bày trước sau đó mới đến nguồn báo chí như là một ngoại lệ hoặc coi như một cách thiểu thông thường chưa đúng với khoa học về đối tượng. Vì Wiki là một từ điển "mở" và thực hiện theo quan điểm trung lập, nên các thông tin nhiều chiều khác nhau đều được trình bày cạnh nhau để độc giả sẽ đánh giá. Wiki không có nội dung "kết luận" (ai đúng, ai sai)--Phương Huy (thảo luận) 05:23, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Wikipedia không kết luận đúng/sai, nhưng người viết bài cần và nên tìm hiểu kỹ chứ không phải bất kỳ nguồn nào cũng cho vào để dẫn tới tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia - và hậu quả của nó là cung cấp thông tin không đúng hoặc sai sự thật, điều mà trong nhiều bài viết bạn rất hay mắc phải. Nguồn dẫn khoa học không thiếu, kể cả ngay trên internet, chỉ cần chịu khó tra cứu một chút là ra hết. Câu mà bài báo Thanh Niên viết cá nâu còn có tên gọi khác là cá dìa giả sử được coi là đúng (thực ra câu này cũng là sai, do dĩa khác dìa, và câu đúng của nó phải là cá nâu còn có tên gọi khác là cá dĩa) thì điều đó không có nghĩa là điều ngược lại cá dìa còn có tên gọi khác là cá nâu cũng là đúng, tương tự như tên gọi thông thường (common name) của một số loài có thể trùng, nhưng tên khoa học của chúng thì không. Ở đây, Scatophagus = cá nâu = cá dĩa = cá dĩa thái = cá dĩa beo = [đọc nhầm thành] cá dìa; còn Siganus = cá dìa.Khonghieugi123 (thảo luận) 19:13, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời