Thảo luận:Dương Ngạn Địch

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 116.118.65.174 trong đề tài Thông tin thêm
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Thông tin thêm[sửa mã nguồn]

Nhà văn Sơn Nam viết:

Trước khi sang Việt Nam, Dương Ngạn Địch một thời nổi tiếng là cướp biển ở phía Nam Trung Hoa, bảo vệ các thương thuyền của Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Đến Mỹ Tho được ba năm, một bộ phận của nhóm này lại kéo nhau đi đánh thuê cho một ông hoàng Khmer. Rồi sáu năm sau, viên phó tướng (ý nói Hoàng Tiến) của đạo binh di thần ấy lại giết chủ tướng, tự xưng là “ Phấn dõng hổ oai tướng quân”, kéo lên đóng đồn gần đất Campuchia, đúc đại bác để sống với nghề cũ là cướp bóc. Quân nhà Nguyễn đánh giết được tên phó tướng này, đem số quân sĩ còn lại giao cho Trần Thượng Xuyên thuộc nhóm cù lao Phố chỉ huy…(Gia Định xưa, NXB TP. HCM, 1984, tr.30)

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:59, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời



Là hậu duệ đời thứ Sáu của ông Dương Ngạn Địch, tôi rất trân trọng việc quý vị đã đưa ra những thông tin lịch sử rất hữu ích, nhưng tôi xin có thiển ý:

Thứ Nhất: Vấn đề di dân của người Hoa sang Việt Nam nói chung và của ông Dương Ngạn Địch nói riêng là do tình hình chính trị của Trung Hoa lúc đó, chúng ta chỉ nên bình luận một cách trung lập.

Thứ Hai: Ông Dương Ngạn Địch nói riêng và một số tướng lãnh Trung Hoa Minh Triều nói chung đã di dân sang Đại Việt, ít nhiều cũng đã có công giúp Đại Việt mở mang bờ cõi, trấn áp phía Nam, hình thành một vị thế vững vàng cho việc xác lập ranh giới lãnh thổ.

Vì Hai lý do trên, thiết nghĩ người Việt chúng ta khi viết về những bậc tiền bối như trên thì không nên dùng những từ ngữ không thiện cảm cho lắm như: "bọn", "đám", v.v... Như thế là không hay, không công bằng trong khi chúng ta đang sống trên mảnh đất mà họ (Minh Triều tướng lãnh) đã góp một phần mở mang, gầy dựng. Mặt khác, hậu nhân thì không nên gọi tiền bối bằng những ngôn từ như thế, dù chỉ là sưu tập và biên tập thông tin.

Xin các vị dành một ít tâm tư để tôn trọng các bậc tiền nhân, vì dù sao thì họ cũng đã nằm xuống, đã yên nghỉ ngàn thu rồi.

Yang Ming Chao 116.118.73.222 (thảo luận) 02:22, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về chữ "bọn" trong bài là đoạn trích dẫn trong tác phẩm Nói về Miền Nam nhà văn Sơn Nam , do đó không thể nói bài viết không thiện cảm hay không trung lập được. Lê Thy (thảo luận) 04:26, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Tuy không phải người Hoa, nhưng tôi từng có mối quan hệ thân mật với những người Hoa. Bạn có thấy tôi đã viết rất nhiều bài về giới thiệu những cơ sở thờ tự và những người Hoa đã đóng góp tích cực cho vùng miền này đó sao? Bạn hãy đọc kỹ, nếu có từ nào gây cho bạn cảm giác khó chịu, thì nó đều nằm ở trong những câu trích dẫn, chứ không phải của người soạn.

Tôi rất hiểu tâm tư của bạn, nên sẽ coi lại và sẽ thay bằng từ khác, nếu có thể...Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời


Xin cám ơn qúy vị đã quan tâm đến ý kiến của tôi! Cũng xin chân thành cám ơn Bùi Thụy Đào Nguyên đã hiểu và tỏ rõ thành ý!

To Lê Thy: cám ơn bạn đã dành thời gian cho ý kiến. nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy tôi ghi là: "không nên gọi tiền bối bằng những ngôn từ như thế, dù chỉ là sưu tập và biên tập thông tin." Trích dẫn thì phải đúng, tôi rất công nhận việc đó. Ở đây, tôi không phải là chỉ trích, mà chỉ là kêu gọi mỗi con người biết chữ như chúng ta nên sử dụng ngôn từ cho thật hợp lý và đẹp lòng độc giả, trung lập và tự nhiên. Tôi không hoàn toàn nói về tác giả bài biết, vì tôi cũng biết đó là những câu trích dẫn. Tôi chỉ hy vọng qua Wikipedia, một trang web mang tính phổ thông cao, tổ tiên của tôi và nhiều người khác được trân trọng hơn một chút, dù chỉ một chút thôi!

Chân thành!

Yang Ming Chao 116.118.65.174 (thảo luận) 14:45, ngày 11 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời