Thảo luận:Danh sách ca khúc về Thăng Long – Hà Nội

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Adia trong đề tài Untitled

Sửa đổi của bạn Temely có vài chỗ không hợp lý. Ví dụ bạn xóa tên Tuyết Thanh trong phần thể hiện bài Bài ca Hà Nội, cái này hoàn toàn không đúng vì người gắn liền tên tuổi với bài này phải là NSUT Tuyết Thanh (một trong những giọng ca nữ nổi tiếng nhất trong chiến tranh) chứ không phải những ca sĩ hậu bối kia. Những nghệ sĩ như Quốc Hương, Trần Khánh, Thương Huyền, Thanh Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tuyết Thanh, Kiều Hưng... dù ít được giới truyền thông hiện giờ nhắc đến và cũng chả có mấy cd có bài của họ, nhưng họ là những nghệ sĩ tiêu biểu nhất của thanh nhạc cách mạng Việt Nam và ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ ca sĩ tiếp theo. Tôi nghĩ khi xét ở đây, chúng ta nên đặt yếu tố độ ảnh hưởng lâu dài hơn chỉ là danh tiếng nhất thời. Adia (thảo luận) 05:21, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Untitled[sửa mã nguồn]

Đúng là tôi không biết gì về ca sĩ Tuyết Thanh. Nếu đã không có CD, băng ghi âm và cũng gần như không tìm thấy thông tin trên net về ca sĩ này thì đương nhiên sao tôi biết được ? Nếu bạn tin là cần thiết thêm vào thì cứ tự nhiên ! Bạn Adia còn thấy điểm nào không hợp lý nữa ? Nói thêm là tôi chỉ có thể ghi những gì tôi biết, danh sách này do tôi lập đầu tiên và tôi có tất cả những ca khúc cũng như ca sĩ thể hiện mà tôi đã viết. Temely (thảo luận) 22:41, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi, nên bỏ những bài Nỗi nhớ mùa đông (không có chữ Hà Nội nào trong bài hát), Mơ về nơi xa lắm (cả bài chỉ có 1 chữ Hà Nội), không có những cảnh quan đặc thù hay ký ức của Hà Nội. Ngay cả các bài Hoa sữa, Chị tôi cũng ít liên quan, nên bỏ ra, không thể ghi hết những bài hát vào danh sách này chỉ vì được dùng trong 1 phim về Hà Nội ( 1 phim có thể dùng nhiều đoạn nhạc của nhiều bài hát khác nhau), mặc dù bản thân bài hát (theo lời nhạc) lại chẳng có nhiều liên quan. Bài Dương cầm thu không em có 1 câu "...Giờ mình anh đêm Sài Gòn, Hà Nội không em..." nhưng ít liên quan đặc thù, không thuộc về Hà Nội và cả Sài Gòn. Bài Từ một ngã tư đường phố tuy hay được hát trong các CD Hà Nội nhưng trong bài hát lại không có chữ Hà Nội nào và cũng không tả những cảnh quan đặc thù của Hà Nội, có thể hát cho bất cứ thành phố nào. Bài "Phố cổ" của Duy Hùng ngoài câu "tàu điện leng keng" (dù ngày xưa không phải chỉ Hà Nội mới có tàu điện) còn có thể liên quan chút, ngoài ra cũng không có chữ Hà Nội nào trong bài nhạc và không có điểm đặc thù nào khác của Hà Nội. Bài Phố nghèo, Những mùa đông yêu dấu và Gửi người em gái miền Nam cũng tương tự ? Hiện nay Hà Tây, Hà Đông đã thuộc về Hà Nội, nên có thể thêm vào các bài "Hà Tây quê lụa", Đôi mắt người Sơn Tây"... vào ? Chỉ là đề nghị của tôi, còn giữ hay không thì tùy các bạn.Temely (thảo luận)
Nếu chỉ lấy tiêu chí "nhắc đến tên Hà Nội" thì quá thiển cận. Bởi không ít tác phẩm viết về Hà Nội nhưng không nhắc đến tên Hà Nội. "Từ một ngã tư đường phố", "Hoa sữa", "Phố cổ" không nhắc đến Hà Nội nhưng nếu dựa vào đó mà cho là nó "viết về địa phương khác" thì thật phi lý, bởi những ca khúc này đều viết về những cảnh quan Hà Nội, về cuộc sống Hà Nội (tương tự với bài "Những ánh sao đêm", "Khi thành phố lên đèn", không nhắc đến một địa danh cụ thể nào nhưng lấy bối cảnh từ Hà Nội). Còn những bài "Dương cầm thu không em", "Phố nghèo" và "Những mùa đông yêu dấu" thì tôi cực kì phản đối việc loại bỏ nó ra. Tôi không biết bạn Temely search lời kiểu gì nhưng những câu:

Mà không phải là về Hà Nội thì hơi bị kỳ? Còn mấy bài về Hà Tây mà cho vào Hà Nội thì tôi cũng không đến mức phản đối, nhưng nói thực là cho mấy cái đấy vào thì danh sách này trở nên hài hước không tưởng nổi. Adia (thảo luận) 13:42, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng là vì gần đây, tôi ít có thời gian online, nên khi viết trả lời vội, tôi đã nhớ nhầm. Bạn có lý, bài Phố nghèoNhững mùa đông yêu dấu không thể bỏ ra. Nhưng bài Dương cầm thu không em thì còn nên xét lại, vì trong bài cũng có chữ Sài Gòn và không có miêu tả những cảnh quan đặc biệt về Hà Nội. Còn những bài như Hoa sữa, Chị tôi, Gửi người em gái miền Nam, Phố cổ có thể bỏ ra ? Vì không phải chỉ ở Hà Nội mới có phố cổ, hoa sữa, tàu điện leng keng, ngoài những chữ đó thì trong bài không có những cảnh quan đặc thù của HN. Bài "Những ánh sao đêm", "Khi thành phố lên đèn", "Từ một ngã tư đường phố" không nhắc đến một địa danh cụ thể" và theo bạn Adia, trong bài có những chữ hay câu nào là miêu tả những nét đặc thù của HN ? Tuy rằng khi viết “Những ánh sao đêm” – Phan Huỳnh Điểu đang sống tại phố Huế, HN nhưng cũng là điều bình thường, vì lúc đó nhiều nhạc sĩ khắp nơi cũng tập trung về HN nếu không đi chiến trường, và địa điểm sáng tác đôi khi không có nhiều ý nghĩa vì chẳng hạn như cả nhạc sĩ Phú Quang và nhà thơ Phan Vũ đều sống tại TP HCM khi viết Em ơi HN phố, cũng như NS Trương Quý Hải khi viết Hà Nội mùa vắng những cơn mưa. Thật ra, thêm 1 bài hát hay bớt 1,2 bài hát cũng không có gì quan trọng lắm. --Temely (thảo luận) 23:53, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã bỏ Chị tôi, Gửi người em gái miền Nam, Phố cổ, Những ánh sao đêm, Khi thành phố lên đèn, Từ một ngã tư đường phố ra. Còn bài Dương cầm thu không em thì tôi không thấy chữ Sài Gòn nào ở đó. Bài Hoa sữa thì tôi không bỏ ra vội vì bài này quá nổi tiếng như một bài hát viết về Hà Nội, thậm chí còn nổi hơn rất nhiều bài trong danh sách. Adia (thảo luận) 05:33, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời