Thảo luận:Họ Mèo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin hỏi sao không dùng Họ Mèo hoặc Mèo (họ) là mục từ chính mà lại dùng 1 từ la tinh làm chính? Avia 10:33, 16 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi cũng có thắc mắc như User:Avia. Dung Nguyen 03:18, 17 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi đã suy nghĩ nhiều trước khi quyết định chọn tiêu đề là Felidae tức tên Latinh của họ Mèo thay vì chọn họ Mèo, vì các lý do sau:
Có nhiều chi, họ khác mà thực tế có thể không có từ Việt Nam tương đương (do các loài thuộc chi, họ này có thể không tồn tại ở Việt Nam và từ trước đến nay có lẽ cũng chưa có ai có ý định phiên ra tên tiếng Việt). Vậy nếu khi viết bài về các chi, họ này thì ta dùng từ gì?
Từ họ Mèo sẽ được chuyển hướng tới Felidae là hợp lý, do làm cho người đọc biết thêm được ít nhất là một từ Latinh, mà phân loại theo tên Latinh là tương đối khoa học, không chịu ảnh hưởng của thổ ngữ của từng khu vực hay địa phương. Nếu biết tiếng Latinh, chỉ cần nghe tên gọi theo danh pháp khoa học của một động vật hay thực vật nào đó là ta có thể tra cứu để biết ngay nó thuộc về lớp, bộ, họ, chi nào v.v.
Các tài liệu trong nước (giả sử như những cuốn sách về cây thuốc của giáo sư Đỗ Tất Lợi) cũng như nước ngoài khi viết về động hay thực vật cũng đều dựa theo tên Latinh làm căn cứ. Do vậy, khi cần tra cứu thêm tài liệu tiếng nước ngoài thì dùng tên Latinh là hợp lý.Vương Ngân Hà 08:25, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Xin trao đổi lại mấy ý:

  1. Khi viết về các chi, họ không có từ tiếng Việt tương đương thì đành phải dùng từ Latinh, nhưng họ này có từ tiếng Việt thì tại sao lai dùng từ Latinh làm chính?
  2. Nếu xếp Họ Mèo làm chính, người đọc vẫn gặp từ Felidae ngay đầu mục từ kia mà. Còn nói "biết tiếng Latinh" thì số này ở Việt Nam có mấy chục người? Tôi cũng thuộc một số tên khoa học của hổ, báo... (nhờ chơi tem chứ không phải nhờ sách sinh học!) nhưng muốn biết con Panthera onca chẳng hạn thuộc họ Mèo bộ Ăn thịt cũng phải kiếm sách mà coi chứ căn cứ vào 2 chữ Latinh ấy làm sao biết?
  3. Cần đọc tài liệu bằng ngoại ngữ thì phải dùng từ điển, hoặc tra ngay trong mục từ Họ Mèo vẫn có từ Felidae kia mà.
  4. Điều căn bản là tôi vẫn nghĩ bách khoa tiếng Việt thì cần lấy tiếng Việt làm chính, tiếng Anh, tên Latinh... mặc dù hết sức quan trọng, chỉ là tham khảo, bất đắc dĩ mới phải dùng ngoại ngữ chen vào câu văn tiếng Việt.

Avia 09:09, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi hiểu những suy nghĩ và mong muốn của Avia cũng như hầu hết mọi ng là Việt hóa tất cả những gì có thể. Nhưng trong trường hợp này tôi ủng hộ việc để tên Latin làm mục từ chính cũng như tên phổ biến cho các liên kết đối với các đơn vị phân loại trên loài.
1) Tên chính của mục từ cần phải mang tính đại diện, khoa học và chính xác cao. Nếu ta thống nhất dùng tên Latin thì các thuật ngữ Việt hóa theo các cách khác nhau sẽ được redirect vào từ chính. Như thế sẽ tránh các trường hợp tranh luận về nên Việt hóa thế nào đối với những taxon mới hoặc đang được Việt hóa.
2) Người đọc sử dụng tiếng Việt thì thường chỉ tra các đơn vị loài nên riêng đối với các loài đã Việt hóa thì nên dùng tiếng Việt.
3) Việc để tiếng Latin cũng sẽ tiện dụng cho những ng tra cứu theo Category.

Vietbio 11:32, 17 tháng 5 2005 (UTC)

User:Avia có thể xem thêm bài cá chép, đúng ra là họ cá chép, có những chi trong đó, xin lỗi - chắc khó có thể dịch được là chi gì sang tiếng Việt, cho dù một số loài thuộc chi đó có mặt ở Việt Nam.

  • Chi Carassius:

Trong chi này có loài Carassius auratus là goldfish trong tiếng Anh, nhưng trong tiếng Việt, nếu nuôi làm cảnh thì dịch là cá vàng, còn trong môi trường tự nhiên nó chính là con cá diếc (giếc). Nó có nguồn gốc châu Á, còn 2 loài nữa là Carassius gibelio trông giống cá chép nhiều hơn là cá giếc (loài này có lẽ không có ở Việt Nam). Xem ảnh ở đâyCarassius carassius thì không giống cả cá chép lẫn cá diếc Việt Nam. Xem hình ở đây chỉ có ở châu Âu thì bạn định dịch là chi gì?

  • Chi Labeo:

Tại trang www.fishbase.org khi tìm kiếm với từ khóa "Labeo" ở mục Genus sẽ trả lại kết quả khoảng 216 loài khác nhau có tên khoa học bắt đầu là Labeo+xxx và thuộc chi Labeo. Ví dụ Labeo ariza có nguồn gốc Ấn Độ, xem [1] không hề giống cá chép (tôi cũng không biết là các nhà khoa học Việt Nam đã đặt tên Việt cho nó chưa) hay Labeo coubie (cá chép châu Phi) có nguồn gốc châu Phi và tương đối giống cá chép Việt Nam. Trong trường hợp này rất khó nói chi Labeo chính xác là chi gì theo tiếng Việt. Ngay tiếng Anh là ngôn ngữ khá phổ biến ngày nay cũng không có đủ tên cho 216 loài này, nhưng tên Latinh thì lại có mặc dù ít người hiểu.

Do vậy, tôi nghĩ rằng Việt hóa là một điều cần thiết, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi bạn có thể chuẩn hóa hết các loại tên sang tiếng Việt, mà điều này thì lại chưa và có lẽ sẽ không thể làm được (vốn từ vựng tiếng Việt không phải là quá phong phú đến mức có thể Việt hóa hoàn toàn được), điều này cũng diễn ra với tất cả các ngôn ngữ khác, tuy nhiên trong phân loại khoa học thì người ta đã thống nhất sử dụng tiếng Latinh (kể cả khi phát hiện ra các loài mới) và không có lý do gì ta lại không tận dụng. Cá nhân tôi thì cho rằng các mục từ khi nói từ ngành đến chi (trừ giới trở lên là tương đối đơn giản hơn thì có thể cố gắng Việt hóa) thì nên lấy tên Latinh làm gốc, tên Việt hóa (nếu có) làm mục từ phụ, nếu không có thì thôi. Ví dụ ngay như giới động vật (Animalia) theo trang [2] đã có tới hơn 30 ngành mà không phải ngành nào cũng có từ tiếng Việt tương đương. Riêng loài, rõ ràng là rất phức tạp nhưng nó là tên gọi riêng của từng specy cụ thể và nó là thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nên tôi ủng hộ mô hình Việt hóa.

Việc không biết tiếng Latinh rõ ràng chỉ là cái cớ để che lấp các lỗ hổng của chúng ta trong các kiến thức khoa học cũng như của hệ thống giáo dục đương thời, khi ngày nay thậm chí sinh viên các ngành liên quan đến sinh học cũng biết rất ít tiếng Latinh (hình như môn tiếng Latinh hiện nay đã bị bỏ). Tôi hy vọng rằng trong một thời gian không xa, môn tiếng Latinh sẽ được phục hồi hoặc có các nhà khoa học có đủ nhiệt huyết để viết các sách dạy tiếng Latinh giúp chúng ta không quá thấy phức tạp khi đọc các tên Latinh 11:51, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi thì có thêm ý kiến nhỏ là nếu đã lấy tên Latinh làm mục từ chính thì cũng nên mở ngoặc ghi thêm tên tiếng Việt tương đương nếu có, nhất là trong bảng phân loại để cho mọi người dễ hiểu. Còn nếu trong tiếng Việt chưa có thì thôi. Thí dụ như là Họ (Familia): Felidae (Họ Mèo).

Phan Ba 12:58, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi KHÔNG đề nghị Việt hoá tất cả, nên anh Vương Ngân Hà khỏi lo không đủ từ, tôi đã nói là không có từ tiếng Việt tương đương thì phải dùng tiếng Latinh, nhưng đã có từ tiếng Việt, lại rất dễ hiểu: họ Mèo, bộ Ăn thịt, lớp Thú (hay lớp Có Vú)... thì thiết nghĩ nên dùng tiếng Việt.
Nói chung tôi đề nghị từ họ trở lên mà có sẵn từ thì nên dùng tiếng Việt, nếu không có thì linh động: thử đặt ra từ mới, nếu không trôi thì... thôi, dùng tên khoa học.
Tôi xin nhắc lại là tôi KHÔNG cứng nhắc muốn Việt hoá tất cả, mà chỉ muốn tận dụng những từ đã có để giảm thiểu từ ngoại ngữ trong câu văn Việt. Không lẽ vì một số tên không Việt hoá được mà chúng ta phải dùng những tên còn lại bằng ngoại ngữ. Cũng tương tự như không Việt hoá những tên nước mới xuất hiện hoặc mới gặp Slovakia, Slovenia, Fiji, Tonga... nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ những tên quen thuộc Nga, Áo, Úc để thay bằng Rossija, Austria, Australia... Avia 01:27, 18 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi cũng đồng ý với Avia. Phan Ba 05:41, 18 tháng 5 2005 (UTC)

Có lẽ viết hoa: họ Mèo thì đúng hơn? Avia (thảo luận) 09:51, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]