Thảo luận:Kiến trúc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Kiến trúc
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Kiến trúc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Kiến trúc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tôi chưa thấy từ kiến trúc học bao giờ. Bạn Khoinguyen có thể chỉ giùm? Avia (thảo luận) 09:38, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Kiến trúc đương đại"[sửa mã nguồn]

Theo tôi, trong phần Kiến trúc Việt Nam, thêm mục "Kiến trúc đương đại" là chưa hợp lý lắm, mà tên nghe to tát quá. Một nền kiến trúc đương đại thì nó bao gồm rất nhiều thành tựu đặc sắc, các công trình có dấu ấn nhất định của một giai đoạn. Đối với các nước khác, nền kiến trúc đương đại của họ như thế nào, nhận thấy rất rõ, ở Việt Nam thì... Do vậy, tôi nghĩ chỉ nên tên là Kiến trúc hiện nay thôi. Casablanca1911 08:03, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hợp lý và không to tát nếu bạn hiểu đương đại là gì.203.210.245.95 08:24, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"đương đại" có nghĩa là gì, trong lĩnh vực khác thì tôi không luận bàn. Còn trong lĩnh vực kiến trúc, "kiến trúc đương đại" (contemporary Architecture) và "kiến trúc hiện đại" (Modern Architecture) khác nhau. Nếu định nghĩa chỉ là coi những dạng, hình thức kiến trúc được tạo ra trong thời điểm hiện nay (hay đương thời) là "kiến trúc hiện đại" thì rất sai, và gọi là kiến trúc đương đại thì sai càng lớn. Tôi nghĩ nếu hiểu theo Tiếng Anh, thì nên dùng từ "nowadays" thay cho từ "contemporary" cho kiến trúc Việt Nam. (Mà thế giới cũng đâu có công nhận nền "kiến trúc đương đại Việt Nam") :-P. Casablanca1911 09:21, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Về kiến trúc đương đại Việt Nam : có hơn 1 quyển sách đã viết về nó.
  • Xin dẫn nguồn về nội dung câu: thế giới cũng đâu có công nhận nền "kiến trúc đương đại Việt Nam"

203.210.245.95 01:19, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa thấy một quyển sách nào của nước ngoài mà có thấy nhắc tới "kiến trúc đương đại Việt Nam". ngay cả quyển sách mới xuất bản gần đây nhất, cuốn :"The Phaidon Atlas of Contemporary World Architecture" của NXB Phaidon Press, cũng không có (mặc dù kiến trúc của Lào và Campuchia cũng được đề cập đến trong đó). Còn trong nước, "kiến trúc đương đại Việt Nam" mới tôi mới thấy có 1 quyển sách trên thị trường. Đặt tên sách sao cho "đặc biệt" và "độc" cũng là một hình thức cạnh tranh trên thị trường sách Kiến trúc và Xây dựng bây giờ.
Tên đề mục đặt ở bài viết Kiến trúc của Wikipedia là "kiến trúc đương đại của Việt Nam " hay "kiến trúc hiện nay của Việt Nam" tuy khác nhau, nhưng nội dung rồi sẽ giống nhau cả thôi. Nhưng chỉ bởi vì tôi thấy cái tên đó quá "mỹ miều" so với nội dung viết trong đó. Tên là gì cũng được, không sai, miễn là sao cho phù hợp "hình thức" với "nội dung". Tôi chỉ có ý kiến thêm để tham khảo, không có ý định tranh luận đến cùng vấn đề này. Chấm hết. Casablanca1911 03:48, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"kiến trúc đương đại" không giống hoàn toàn "kiến trúc hiện nay". Tại sao lại đặt dấu chấm hết một cách vô trách nhiệm vậy. Chẳng nhẽ bạn cứ phát biểu dựa trên sự hiểu biết có hạn của bạn mà không cần hỏi thêm để biết ý đồ của người viết bài.

Tại sao lại phải tìm sách nước ngoài ?! trong khi sách tiếng Việt có nó.203.210.245.95 03:59, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  • "kiến trúc đương đại" không giống hoàn toàn "kiến trúc hiện nay", câu này của bạn đúng, tôi đồng ý.
  • "..không cần hỏi thêm để biết ý đồ của người viết bài...". Đề nghị 203.210.245.95 xem lại. Đây là trang thảo luận, không phải là trang bài viết, cho nên mục đích tôi đặt bút viết vào trang này là để thảo luận với người viết.
  • 203.210.245.95 không đăng ký tài khoản, mà tham gia thảo luận vô danh, đó cũng là một cách trốn trách nhiệm.
  • Mọi bài viết của Wikipedia Tiếng Việt mà bắt đầu viết với nội dung tham khảo chỉ từ một cuốn sách nào đó có trên thị trường, e rằng, bài viết đó sẽ đạt kỷ lục của Wikipedia vì có mục thảo luận dài nhất.
  • Ngoài ra, tôi và 203.210.245.95 đều đang thảo luận và đợi người viết có trả lời về vấn đề này, nên đừng nên đổ lỗi hay tội cho ai. Chính vì sự hiểu biết có hạn của tôi nên tôi đâu dám sửa luôn vào bài chính những gì mình nghĩ là đúng. Người mà sửa luôn vào bài chính Chùa Việt Nam đó, tôi công nhận là có sự hiểu biết vô hạn. Khâm phục!!!! Casablanca1911 06:19, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bình tĩnh lại nào! Đề nghị không công kích cá nhân nhé! Chúng ta cùng vì Wiki cơ mà.--Docteur Rieux 06:25, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi dùng chữ Đương đại để diễn tả giai đoạn hiện nay, vì theo tôi nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, it nhất ra từ sau giai đoạn 1986 đổi mới mở cửa kinh tế, tạm thời kiến trúc VN chưa định hình được dáng vẻ xác định nào đó, và nếu có nó cũng chỉ thuộc vào một trong các dòng lớn như hiện đại hoặc hậu hiện đại..., cách phân loại hiện giờ của tôi theo là theo thời gian chronologie hơn là diễn tả tính chất của nó. Không biết ý bạn Casa muốn dùng chữ gì Mth 22:24, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi xin được nhắc lại phần đã thảo luận ở trên : "kiến trúc đương đại" và "kiến trúc hiện nay" là khác nhau. Không phải tất cả mọi kiến trúc hiện nay đều thuộc dòng kiến trúc đương đại. Nếu chỉ là để phân loại theo thời gian, thì không cần thiết phải dùng đến từ phức tạp (đương đại) làm gì cho khó hiểu và không chính xác. Ngoài ra, bạn thử tưởng tượng xem, nếu dùng từ "kiến trúc Roccoco của Việt Nam" hay "kiến trúc Gothic của Việt Nam" cũng như "kiến trúc đương đại của Việt Nam" nghe không lọt tai, mặc dù có nhiều công trình được thiết kế theo phong cách này ở Việt Nam.
Ngoài ra, không cần thiết phải chia hai giai đoạn trước và sau thời kỳ đổi mới như vậy, cứ để nguyên cách phân loại kiến trúc như cũ. Đúng là sau giai đoạn 1986 thì kiến trúc Việt Nam bắt đầu có tiếng nói hơn, còn thời gian ngắn trước đó không có gì đáng kể. Tóm lại, theo ý tôi thì sau phân loại Kiến trúc thuộc địa, sẽ là chỉ là "Kiến trúc VN hiện nay" hoặc "Kiến trúc VN sau thời kỳ đổi mới". Casablanca1911 02:37, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn Casa ko thích từ đương đại, tôi đề nghị

  • Cổ truyền
  • Thuộc địa
  • Sau giải phóng đến trước thời kì đổi mới
  • Sau đổi mới đến hiện tại.

Tôi nghĩ chia làm 2 giai đoạn vì trước giai đoạn đổi mới, mặc dù có hạn chế của nền kinh tế, nhưng kiến trúc cũng có nhiều công trình đúng "chính tả" hơn giai đoạn kể từ sau khi đổi mới với những du nhập linh tinh từ nước ngoài như kiểu Hà nội chóp. Không rõ là các sách về lịch sử kiến trúc ở VN phân chia thế nào, bạn nào có thể tham khảo giúp. Ngoài ra, nếu bạn Casa tham khảo các nghiên cứu của nước ngoài thì cũng sẽ thấy họ phân chia như vậy. Mặt khác, kinh tế và tư duy thay đôi dẫn đến kiến trúc cũng sẽ thay đổi. Mth 04:02, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi có một số ý kiến như sau :
  • Trong Wikipedia, nên tránh viết theo lối "viết báo", nghĩa là viết và đánh giá những sự kiện đang diễn ra, mà nên viết về những gì đã có và được công nhận. Do vậy, nếu bạn viết những nhận xét về kiến trúc VN hiện tại thì nên xem có thừa không (đối với giai đoạn chúng ta đang sống hiện nay), vì đây là một bách khoa toàn thư mà.
  • Việc phân loại Kiến trúc theo thời gian, không nhất thiết thời gian phải liên tục, giai đoạn nào cũng phải thuộc một loại kiến trúc nào đó, có thể có những giai đoạn bị ngắt quãng.
Việc dùng từ "đương đại" là không đúng (hay chưa đến lúc sử dụng). Mth xem thêm các ý kiến trên, và sửa theo ý của mình. Tôi không có ý kiến gì nữa.

Tôi hiểu rằng các bạn dùng cụm từ "Kiến trúc đương đại" để nói về nền kiến trúc có thành tựu trong hiện tại, đúng không ạ? Theo tôi, Kiến trúc VN hiện nay đúng là đang đi tìm bản sắc riêng, nhưng cho rằng nó không có thành tựu thì e rằng có tự ti quá chăng?! Có một danh nhân đã nói rằng "...tất cả mọi dòng sông đều có phù sa..."labourer 14:59, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Scara Brey[sửa mã nguồn]

Bài này có nói đến "làng Scara Brey ở Ireland", có ai có thêm thông tin gì về làng này không? Theo sự hiểu biết của tôi về Ireland thì chữ Brey phải viết là Bray theo tiếng Anh hay Bré theo tiếng Irish. Tôi có biết thị trấn Bré gần Dublin nhưng tôi không biết gì về làng "Scara Bré", nếu có. Mekong Bluesman 07:19, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có thể là từ "Brey" được viếy là "Brae" theo như trang này [1] Casablanca1911 01:55, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Casablanca1911. Tôi đã tìm ra được rồi, và đó là Skara Brae (hay Scara Brae) ở Scotland, tức là phía bên kia bờ biển đối với Ireland. Mekong Bluesman 05:53, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI[sửa mã nguồn]

Về cụm từ "kiến trúc Đương Đại" mình nghĩ các bạn nếu muốn tìm hiểu thì nên đọc cuốn sách MỘT SỐ XU HƯỚNG KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI" của TS. KTS. Lê Thanh Sơn.

Theo từ điển Anh - Việt, "đương đại" có nghĩa là "current, modern", nghĩa là thuộc về thời đại ngày nay. Như vậy, "kiến trúc đương đại" tùy vào người sử dụng mà có thể dùng để nói về một công trình kiến trúc, một xu hướng kiến trúc, hoặc một nền kiến trúc của một quốc gia nào đó. Theo nghĩa tổng quát nhất, "kiến trúc Đương Đại" chưa phải là một phong cách kiến trúc cụ thể. Nó bao gồm nhiều xu hướng kiến trúc khác nhau mà nền kiến trúc của mỗi quốc gia và cả thế giới đang hướng đến. Nó đồng thời bao hàm cả sự đấu tranh và ảnh hưởng của các xu hướng kiến trúc:

Hậu Hiện Đại (Post Modern),
Giải Tỏa Kết Cấu (Deconstruction),
Chủ Nghĩa Duy Lý (Rationalism),
Hiện Đại Mới (New Modern),
High - Tech, 
... 

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, tiêu biểu là KTS. Tôn Đại, Kiến Trúc Hiện Đại vẫn "chưa chết" và đang thay đổi để phù hợp với điều kiện ngày nay.

Theo thời gian, các phong cách kiến trúc ra đời và lần lượt bị thay thế bởi các phong cách kiến trúc xuất hiện sau nó tùy theo quan điểm và trình độ phát triển của xã hội đương thời. Các phong cách kiến trúc (ví dụ ta nói: phong cách Romance, phong cách Gothic, ...) có thể được xuất hiện cùng một khoảng thời gian nhất định ở những địa phương khác nhau trên khắp thế giới. Một phong cách kiến trúc thường được đề xuất từ một kiến trúc sư tiêu biểu (style mang tính cá nhân) và tiếp tục ảnh hưởng, lan rộng ra khắp nơi, phát triển lớn mạnh thành một xu hướng, trường phái hoặc chủ nghĩa kiến trúc. Ví dụ như:

 trường phái Bauhaus(Walter Gropius, Ludwig Mies van der Rohe, ...), 
 chủ nghĩa Biểu Hiện, 
 xu hướng Hữu Cơ, 
 chủ nghĩa Thô Mộc, 
 ... 

Và ở cấp độ cao hơn, tổng quát hơn, đó là TRÀO LƯU KIẾN TRÚC. Trào Lưu (movement) kiến trúc luôn gắn với thời đại. Ví dụ như:

 Trào lưu Kiến Trúc Phục Hưng gắn với thế kỷ XV - XVI, 
 Trào lưu Kiến Trúc Hiện Đại (Modern Movement) bao gồm các trường phái, chủ nghĩa, xu hướng kể trên.
 Hay trào lưu Kiến Trúc Hậu Hiện Đại lại gồm nhiều xu hướng khác nhau như:
  xu hướng Chiết Trung - Lịch Sử, 
  xu hướng khai thác phong cách kiến trúc địa phương, 
  xu hướng Cổ Điển Hậu Hiện Đại, 
  xu hướng Pop - Art, 
  ... 

Chúng ta cần có cái nhìn bao quát như vậy để tránh nhầm lẫn trong các khái niệm cũng như hệ thống lại khái niệm KIẾN TRÚC, bao gồm cả một mạng lưới. Như vậy, theo hiểu biết của mình thì cách chia trong bài viết về khái niệm kiến trúc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc) là chưa được hợp lý lắm.

Trở lại khái niệm "kiến trúc Đương Đại Việt Nam", mình nghĩ người viết bài này đã chia nền kiến trúc Việt Nam theo các mốc thời gian, gọi là chia theo Lịch Đại (phân biệt với cách chia Đồng Đại). Chia như vậy, chúng ta chấp nhận bỏ qua sự ảnh hưởng giao thoa giữa các chủ nghĩa kiến trúc, mang tính địa phương và rất phù hợp khi tiến hành xem xét lịch sử một nền kiến trúc của quốc gia nào đó. Chúng ta có thể thấy vấn đề ở đây chính là người đọc sẽ khó phân biệt được giai đoạn gọi là "kiến trúc Mới" và "kiến trúc Đương Đại" của Việt Nam. Bởi vì thứ nhất, bài viết còn khá sơ sài, chỉ với một câu viết, chúng ta không thể khái quát hết nền kiến trúc quốc gia trong một giai đoạn lịch sử (bao gồm rất nhiều yếu tố: xã hội, văn hoá, tôn giáo, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, ...), mặc dù mốc thời gian thì khá rõ. Thứ hai, bài viết vẫn chưa cho người đọc thấy được sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa - kiến trúc giữa nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn như ta thấy kiến trúc High - Tech phát xuất từ "trung tâm văn hóa Pompidou" (1971 - 1977) của Richard Roger(Anh) và Renzo Piano(Ý),

 sau đó lan rộng khắp châu Âu, 
 đến Trung Quốc (Ngân Hàng Hong Kong - Thượng Hải), 
 Nhật (Tháp Thế Kỷ - Tokyo, Cảng Hàng Không Kansai), 
 Mỹ (Bảo Tàng Menil - Texas), 
 ...

Tóm lại, khi đưa ra khái niệm hay tiến hành thảo luận xem xét vấn đề, người viết nên có những cơ sở lý luận vững chắc, người đọc thì nên có kiến thức cơ bản, và chúng ta cần chú ý đến tính tương đối của các khái niệm mà mình đề cập đến.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Lê Mậu Duy Quang 21:23, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhân đây, có bạn nào biết cách thay đổi TÊN HIỆU mà mình đã đăng ký làm ơn giúp mình với!

  • Phần đổi tên hiệu, xin xem tại Thảo luận Thành viên:Duy Quang.
  • Khái niệm về Kiến trúc hiện đại thì đã có bài viết. Trong phần kiến trúc Việt Nam, hiện nay việc chia, phân loại thời kỳ "kiến trúc Mới" và "kiến trúc Đương Đại" đúng là khó phân biệt và chưa hợp lý. Khái niệm "kiến trúc Đương Đại" dường như đã rõ ràng, còn như thế nào được gọi là "kiến trúc Mới" của một quốc gia chắc sẽ phải có tranh cãi, bàn luận. Tôi vẫn đề nghị theo như ở phần trên tôi đã viết là chỉ nên tóm gọn lại thành "kiến trúc sau thời kỳ đổi mới đến nay". Casablanca1911 02:10, ngày 3 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo Quang thì hầu như các bài viết này mang tính nghiệp dư quá. Thành thật xin lỗi tác giả vì có lẽ thời gian của bạn dành cho lĩnh vực này chưa được nhiều. "Kiến Trúc Mới" cũng là một khái niệm khá là mơ hồ được đặt theo ý kiến chủ quan của người viết. Nếu bạn không tìm được từ ngữ nào thích hợp hơn thì hãy đặt theo tên gọi của giai đoạn lịch sử mà mọi người cùng đồng ý (Ví dụ: Kiến trúc thời kỳ 1945 - 1975, hoặc là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ...) Theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, Quang thấy giai đoạn này quá ngắn, mình không thể chia như vậy được. Góp ý của bạn Casablanca là có cơ sở. Ví dụ như trong sách BẢO TỒN & TRÙNG TU CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC của PGS. TS. KTS Nguyễn Khởi, ông chia thành các giai đoạn trùng tu:

  • Phong Kiến.
  • Pháp thuộc.
  • Năm 1945 đến nay.

Hoặc theo GS. Ngô Huy Quỳnh trong TÌM HIỂU LỊCH SỬ KIẾN TRÚC VIỆT NAM, ông cũng chia theo các chương:

  • Kiến trúc Dân Gian.
  • Kiến trúc VN từ thời dựng nước đến các bước thịnh suy Phong Kiến.
  • Kiến trúc VN trên bước đường cát cứ và suy thoái Phong Kiến.
  • Kiến trúc VN dưới triều đại cuối cùng.
  • Phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc.

Như vậy, theo ý kiến cá nhân của Quang, bạn nên học theo các bậc tiền bối. Mặt khác, bạn cũng có thể chia như hiện nay, nhưng hãy thay đổi tên gọi và bổ sung những thông tin giải thích cụ thể sự khác biệt giữa đặc điểm kiến trúc của hai thời kỳ. Cụ thể hơn, bạn có thể thấy rằng giai đoạn 1945-1975, chúng ta chỉ xây dựng các công trình phục vụ chiến tranh bảo vệ đất nước, điển hình như "địa đạo Củ Chi", hay một vài kiến trúc khác theo khả năng kiến thức của bạn...

Mến chúc các bạn vui.

Lê Mậu Duy Quang 05:32, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Kiến trúc đương đại[sửa mã nguồn]

Thành viên:ktsdobinh

Để hiểu "kiến trúc Đương đại" là gì, trước hết nên hiểu thế nào là "Nghệ Thuật Đương đại". Nghệ thuật đương đại được hiểu như sau:

  "Sứ mệnh lịch sử, cao cả của nghệ thuật nói chung, một tác phẩm mỹ thuật nói riêng phải đề cập trúng và giải quyết tốt những vấn đề

hiện thực cuộc sống bức xúc của dân tộc và thời đại. Xét theo quan điểm lịch sử, đó chính là tính đương đại của nghệ thuật, thiếu nó khó tạo nên cái đẹp, cái hấp dẫn và không đủ khả năng đối thoại của nghệ thuật. Tất nhiên, trong cuộc đời và nghệ thuật nói chung và mỗi tác giả nói riêng, cũng như tính đương đại của nghệ thuật luôn có tính đa chiều:

          * - Có quá khứ để hồi tưởng
          * - Có hiện tại để nếm trải
          * - Có tương lai để ước mơ
  Tính đương đại là một phẩm chất nghệ thuật cực kỳ quý hiếm, làm nên giá trị nghệ thuật đích thực của các tác phẩm mỹ thuật của bất kỳ

lịch sử dân tộc và thời đại nào, thuộc nhiều xu hướng, loại hình, loại thể mỹ thuật nào, xét theo quan điểm lịch sử mỹ thuật đều có tính đương đại"

Như vậy, không thể nói "kiến trúc đương đại" là "kiến trúc hiện đại" được, nên hiểu "kiến trúc đương đại" theo những tiêu chí như sau:
  1- Giải quyết được vấn đề bức xuất tiêu cực xã hội nói chung và của nền kiến trúc cũ nói riêng (Ví dụ: Kiến trúc hiện đại đề cập đến 

phong cách xây dựng từ đầu cho đến giữa thế kỷ 20. Nó nổi bật với đường nét sạch sẽ với trọng tâm về chức năng sử dụng. Cho nên đặc trưng

của kiến trúc hiện đại là quá lạnh và vô cảm) 
  2- Sử dụng vật liệu và kỹ thuật công nghệ tiên tiến tạo ra ngôn ngữ kiến trúc giàu ý nghĩa và phù hợp, đồng thời đặt ra xu hướng phát
triển công nghệ và đường nét trong nền kiến trúc mới.
  3- Bảo tồn được những giá trị tinh thần trong văn hoá truyền thống. (cũng không có nghĩa là lấy lại nét kiến trúc truyền thống!)

Bởi vậy cho nên cũng dễ dàng hiểu tạo sao ở Việt Nam lại chưa có được công trình kiến trúc được coi là kiến trúc đương đại. Nhưng cũng hy vọng rằng trong tươi lai gần sẽ có nhiều công trình kiến trúc đương đại mọc lên :)))

                                                                         (Cảm ơn đã bạn đã đọc bài viết! - Ktsdobinh)