Thảo luận:Lê Hiền Đức

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Kết quả[sửa mã nguồn]

Ai biết kết quả đề cử trao giải cho bà già xin bổ sung cho mọi người biết giùm nha. Bánh Ướt (thảo luận) 03:11, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Mục "Nhận xét" này bạn Avia đã bỏ đi, cần xem lại có nên bỏ mục này hay không.

Xin lỗi đã chen ngang. Tôi chỉ bỏ cái tiêu đề "Nhận xét" để cân đối bố cục bài, còn nội dung các câu nhận xét đó tôi giữ nguyên vẹn. Avia (thảo luận) 08:30, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có nhiều dư luận khác nhau về một nhân vật thì ta nên giữ. Không phải người nào cũng được báo đăng nhiều nhận xét trái chiều để có thể thêm vào bài. Hoặc họ chỉ đăng nhận xét ca ngợi hoặc họ chỉ đăng nhận xét bôi bác về một con người mà thôi. Hãy để người đọc tự hiểu ai khen ai chê mà đoán ra con người mà ta đang viết thuộc dạng nào. Sao cho không ai nói "không có lửa làm sao có khói". Bà không làm gì ác sao có người rủa, sao có người mong bà chết đi cho rảnh nợ? Ngoài ra việc va chạm với chính quyền và báo chí "cũng đã có rồi". May mà bà được Tổng Thanh tra chính phủ khen, đánh giá cao trên mặt báo một cách công khai. Như vậy về mặt chính trị, về mặt pháp luật, con cái của bà có thể yên tâm rồi ---> Bà không thể là kẻ xấu lợi dụng dân chủ kích động khiếu nại tố cáo. Cái "bùa" này cho phép cả nhà bà thở phào nhẹ nhõm khi nhận giải "chống tham nhũng" của một tổ chức quốc tế.

Dụng đã sửa chữ "kẻ xấu" gởi vòng hoa tang thành "một số cá nhân" gởi ... bạn tưởng rằng như thế là trung lập mà quên rằng 2 điều: Báo đăng đó là "kẻ xấu" chứ wiki đâu nói đó là "kẻ xấu" mà phải sợ không trung lập, đó là thái độ của báo Tiền Phong, ta nên giữ. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay việc gởi vòng hoa cho người đang còn sống nhằm gây áp lực tinh thần, đe dọa người ta là họ sắp phải chết là khủng bố tinh thần ... là vi phạm luật hình sự, điều tra biết được công an khởi tố đó bạn ơi, không là hành động của kẻ xấu sao bị khởi tố theo pháp luật.Bánh Ướt (thảo luận) 03:54, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu đăng nguyên văn từ một nguồn nào khác hay trích lời ai khác, bạn phải nói rõ nguồn gốc, nếu không người đọc sẽ cho rằng đó là lời nói của Wikipedia. Khi tôi viết "nói rõ nguồn gốc", tôi không nói đến việc dùng chú thích. Khi trích nguyên văn một nơi nào khác, bạn phải viết "Theo ABC, ..." hay dùng lời lẽ tương tự. Nguyễn Hữu Dng 03:57, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hợp lý, hy vọng từ đây bất kỳ một nhận xét, một nhận định nào của bất kỳ bài nào mà không nêu đích danh nguồn phát pbiểu "sẽ bị xem là mượn wiki để nói lên chính kiến của mình. Nhất là các bài có nhiều nhận định gây tranh cãi như các bài Chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân... Nguyễn Hữu Dng và mọi người có nhất trí như vậy hay chỉ chăm chăm áp dụng có mỗi quy định đó cho riêng một bài này?Bánh Ướt (thảo luận) 04:09, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị bỏ phiếu luôn, và sau đó nghiêm túc thực hiện:

Đồng ý
  1. Đồng ý. Hoan hô cách làm việc hợp lý của Nguyễn Hữu Dụng. Bánh Ướt (thảo luận) 04:13, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không đồng ý
Khác
  1. Tôi thấy không cần bỏ phiếu, đây là một điều hiển nhiên. Khi trích nguyên văn tài liệu thì phải nói rõ từ đâu ra. Đây là một mục tiêu mà tất cả những bài trên Wikipedia cần tiến tới. Nguyễn Hữu Dng 04:15, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Thử đọc lại một vài nơi trong các bài nhạy cảm thử xem , cụ thể trong bài Chiến tranh Việt Nam có một số nhận định như sau:" Đối với đa số người Việt ở cả miền Bắc và miền Nam, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam[19][20]. Họ đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo[21]": đó là nhận định của wikipedia tiếng Việt hay nhận định của các nguồn dẫn nào đó mang bí số 19, 20, 21? Đã có ai cho biết rõ là nguồn dẫn "từ đâu ra" đâu há? Không hoan nghênh cách làm việc của Nguyễn Hữu Dng nữa. Nhưng vì Dụng đã nói là "đây là một điều hiển nhiên" Vì vậy tôi và cộng đồng có thể xem là Dụng đã đồng ý. Như vậy phải chăng phe đồng ý đã có hai phiếu?Bánh Ướt (thảo luận) 04:37, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn đã hiểu lầm ý tôi muốn nói. Đoạn đó không phải là lời trích nguyên văn, mà là tóm tắt từ các nguồn, dùng từ ngữ Wiki. Ví dụ: Nguồn A nói: "Chúng ta đã diệt bọn B." mà không ai khác đưa ra thông tin phản bác. Nếu bài Wiki viết: "A đã đánh bại B" thì tôi nghĩ chỉ cần dùng chú thích là đủ. Nếu như bạn muốn viết: "A đã tiêu diệt bọn B", thì tôi cho là bạn phải nói rõ là A nói. Đây là quy định tại Wikipedia: từ ngữ miệt thị, đề cao chỉ được cho phép khi trích nguyên văn.
Xin bạn hãy lưy ý Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ. Không phải việc nhỏ nào cũng đều nên đưa ra biểu quyết. Wikipedia hoạt động trong thỏa hiệp chứ không phải biểu quyết. Biểu quyết chỉ có giá trị hướng dẫn mà thôi. Nguyễn Hữu Dng 04:50, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cần nhiều người như bà Đức[sửa mã nguồn]

Bà Lê Hiền Đức tốt lắm. Khi nhân dân thành phố Đà Nẵng ra Hà Nội tố cáo Nguyễn Bá Thanh (bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Đà Nẵng, kiêm truởng đoàn Đại Biểu Quốc Hội Đà nẵng, kiêm Ủy viên Trung Ương, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng) phạm tội tham nhũng, ăn cướp nhà và đất của nhân dân, hối lộ đút lót thanh tra chính phủ; bà Lê Hiền Đức đã hết mình ủng hộ, rất tận tình giúp đỡ và chỉ bảo nhân dân Đà Nẵng trong việc khiếu kiện. Tuy bà chẳng thể tiêu giệt nổi tên tham nhũng nào, bà rất xứng đáng có 1 trang trên Wikipedia. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặt tên cho bà, còn bè lũ tham nhũng đương nhiên ghét bà Đức và tìm cách bôi nhọ, nguyền rủa bà ấy. Chính bọn tham quan tham nhũng hại nước như Nguyễn Bá Thanh mới đáng phải chết. Hắn đã làm gì giúp cách mạng, hay chỉ vơ vét cho đầy túi riêng, ở nhà cao cửa rộng? Còn bà Đức chỉ có lương hưu còm trong khi bà dũng cảm chiến đấu cứu nước? Rất tiếc người như Nguyễn Bá Thanh thì nhiều, người như bà Đức hình như chỉ có một! 123.19.50.165 (thảo luận) 06:36, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Để không có ai nói bạn đang biến nơi đây thành diễn đàn bạn phải cung cấp nguồn dẫn thông tin vừa nêu để đưa vào bài. Bánh Ướt (thảo luận) 06:41, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phần "Giải thưởng Liêm chính"[sửa mã nguồn]

Phần này cần được viết lại vì nó nói nhiều về giải này và cách chọn lựa trong năm 2007 hơn là về bà Lê Hiền Đức. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:41, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cần thẩm tra lại thông tin Tên bà Đức được Hồ chủ tịch đặt[sửa mã nguồn]

Bà Đức nói tên mình là do Hồ Chủ tịch đặt, nhưng những nguồn thông tin do PetroTimes công bố cho thấy đây nhiều khả năng bà Đức đã tự nhận một điều không có thật. Thông tin này phải được thẩm tra lại, tạm thời cần phải xóa khỏi Wikipedia. http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2012/06/bac-ho-co-dat-ten-cho-ba-le-hien-duc-khong

Báo PetroTimes anti bà Đức và là một kênh thông tin "đánh" bà. Qua các bài viết gần đây ta thấy rõ. Thậm chí bàn về một vấn đề không liên quan cũng kéo bà vào (xem: đây). Cái kiểu "đánh dưới thắt lưng" như vậy phải nói là rất hèn.

Thứ hai, việc cụ Hồ đặt tên cho ai, ông Chiến có phải là người kè kè theo sát cụ mọi nơi mọi lúc đâu mà biết được. Giả định cụ đặt tên cho bà trong một lần gặp mà không có ông Chiến, chỉ là một lời nói. Chẳng lẽ cụ đặt tên cho ai phải làm một cái giấy tờ biên nhận, đóng dấu ký tên: "Tôi, Hồ Chí Minh, đổi bí danh cho cô Lê Đức là Lê Hiền Đức, ngày x tháng y năm z, ký tên:...", lưu trữ trong bảo tàng Hồ Chí Minh sau này? Cha tôi cũng được cụ đổi bí danh trong một bữa cơm thân mật, chỉ khác với bà Đức là cụ bớt đi một chữ ở giữa (tên ba chữ cái còn hai) chứ không phải thêm vào, cũng lấy đâu ra văn bản mà khẳng định? Ông Chiến liệu có biết việc này? Việc dẫn ra ông Trần Đại Nghĩa và con ông Tôn Thất Tùng là những trường hợp nổi tiếng, nhiều người biết.

Do đó, cả hai thông tin đều được chấp nhận, chú thích phía sau, chứ không phải là xoá đi, phủ nhận sạch trơn. MessiVN (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời