Thảo luận:Lữ Gia

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Lão Ngoan Đồng


Lữ với Lã[sửa mã nguồn]

Tôi đổi tên bài ngược lại là Lữ Gia bởi vì cách phiên âm này tuyệt đối chiếm ưu thế trong các tài liệu hàn lâm 600 kết quả so với 166 kết quả (lưu ý trùng lặp từ ngữ rất nhiều). Thậm chí sách ở miền Bắc vẫn ghi tên Lữ Gia (xin click vào link 600 kết quả), ngay 3 sách đầu. Và cuối cùng là nguyên tắc khởi tạo tên nào thì giữ tên đó (trong trường hợp có hai tên tranh chấp nhau), nếu muốn bỏ xin hãy đưa ra bỏ phiếu! Xin nói thêm, tôi chưa thấy tiêu chuẩn nào ở Wikipedia bắt buộc miền Bắc Việt Nam dùng sao thì Wikipedia tiếng Việt phải dùng vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:57, ngày 24 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

1. Phiên âm ưu thế nhưng nhân vật này họ Lã. Họ Lữ ở Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ tại Nam Bộ. Các nhân vật trước thời Trịnh-Nguyễn đều để là Lã cả. Tại sao chỉ mỗi Lã Gia là ngoại lệ.
2. Trường hợp Lã Gia do vấn đề nhân vật này ít được biết tới, nên khi bản dịch sách sử để là Lữ thì không có chỗ nào đính chính, trong khi Lữ Đường hay Lữ Xuân Oai thì có tài liệu, có nơi thờ để là Lã.
3. Với lại tên đường có thể đặt sai, như trường hợp Kha Vạng Cân (đường Kha Vạn Cân). Việc sử dụng tên đường Lữ Gia ở Hà Nội tôi tra Google Map với địa chỉ số mãi không ra, tên không chứng minh được người ở miền Bắc gọi ông ấy là Lữ Gia.
--Hiếu 14:03, ngày 25 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
1. Xin xem trường hợp Châu Tinh Trì, tôi sử dụng tiền lệ rằng ai tạo bài đầu tiên, tôn trọng họ giữ tên đó, nếu muốn đổi, xin đưa ra biểu quyết để cộng đồng quyết định.
2. Tên Lữ Gia chiếm tuyệt đối (xin xem lại kết quả Google Book nêu trên), Lã Gia tôi thấy chưa đến 3 sách do đó không có cách nào biện minh cho việc sử dụng Lã Gia. Nhắc bạn là cách phiên âm Lữ thay cho Lã, Châu thay cho Chu ... hoàn toàn được chấp nhận trong một thời gian dài và kể cả bây giờ vẫn được chấp nhận; trừ khi tôi có thể thấy được một quy định cụ thể hoặc một đồng thuận trong cộng đồng Wikipedia nói riêng hoặc ở cộng đồng người nói tiếng Việt nói chung là phải dùng đúng chuẩn Hà Nội cho thống nhất tôi sẽ thay đổi quan điểm.
3. Trong TPHCM có nguyên một tên đường Lữ Gia, và trường hợp này khác xa Kha Vạn Cân hay Sương Nguyệt Ánh khi mà Lữ Gia đã là tên gọi được chấp nhận từ lâu chứ không phải do cách đọc sai lâu dài mà thành.
Do các nguyên nhân trên, tôi không đồng thuận với tên bài là Lã Gia, nếu bạn vẫn bất đồng xin đưa trường hợp này ra biểu quyết để có thống nhất.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:57, ngày 25 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
1. Trường hợp Châu và Chu nó phức tạp do việc kiêng húy. Và thực ra thì đó chẳng qua là còn một họ Châu "xịn" (Châu trong châu huyện) mà mọi người ít biết tới và không đưa vào bài đó. Nếu không còn cãi dài dài. Nhìn chung, 2 vấn đề này nó khác nhau.
2. Tên Lữ Gia chiếm tuyệt đối? Nhưng tôi kiểm tra, trừ ấn phẩm dịch và tên địa danh tại TPHCM (khu vực sử dụng âm Lữ) thì không thấy có nguồn nào nói việc gọi "Lữ Gia" ở miền bắc cả (Ảnh không hề có chú thích). Tên đường Lữ Gia ở HN không tra cứu thấy được (hôm nào tôi sẽ đi thực tế, nhưng đó là chuyện mấy hôm sau).
3. Việc này là giống nhau. Việc chữ Lữ được Việt hóa thành họ Lã trong người Việt là một điều không thể phủ nhận, cũng như họ Doãn, họ Nông, họ Lò,... xuất phát từ chữ Duẩn, Nùng, Lô,... (theo các Từ điển HV). Không thể vì chữ Hán chỉ có 1 cách gọi mà nói cộng đồng người mang họ đó ở Việt Nam là mang sai họ, thậm chí "mất gốc" được.
Tôi nhấn mạnh điểm thứ 3, việc dùng Lã hay Lữ ít nhất cũng phải được đặt song song với nhau, Lã không phải là phiên âm sai, để tên bài là Lữ cũng được!
--Hiếu 15:09, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Sách của các học giả miền Bắc sử dụng tên Lữ Gia:
"Địa chí Bắc Giang từ điển", Sở văn hóa thông tin Bá̆c Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, 2002, tr. 410 và tr.436.
"Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX của Đào Duy Anh, bản in lại của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2007, tr. 102 đến 117
"Từ điển di tích văn hóa Việt Nam: tổng hợp tư liệu thư tịch Hán Nôm", nhà xuất bản Hán Nôm, 2003 của Ngô Đức Thọ tại tr. 79, 454, 455 (thông tin về ông), xin lưu ý tác giả là một nhà nghiên cứu Hán học rất nổi tiếng.
Và còn nhiều nữa, tôi chỉ nêu 3 người hiển nhiên nhất (một nguồn từ một tỉnh, và 2 nguồn là hai tác giả nổi tiếng). Còn vấn đề phiên âm Lữ/Lã; Vũ/Võ; Châu/Chu tôi nói thẳng chỉ mới thành vấn đề trong thời gian gần đây của một nhóm "xét lại" muốn phiên âm đúng âm đọc và phủ định cách phiên âm kiêng húy cả trăm năm trước đó. Kết quả thế nào, tôi không dự đoán tương lai, nhưng hiện tại tôi không thấy nhóm này thắng thế.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:18, ngày 28 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nếu một người được gọi bằng hai tên gọi thì có gì sai khi đặt hai tên gọi đó song song?--Hiếu 06:06, ngày 29 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tên phổ biến hơn được đặt làm tên bài và đặt trước tên ít phổ biến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:08, ngày 29 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tiêu đề dùng tên nào, thì tên đó phải là tên chính trong bài, xưa giờ có dạng luận văn nào viết kiểu tiêu đề một đằng, danh xưng trong bài một nẻo như bạn đang cố gắng đề nghị không hả trời ? --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:19, ngày 29 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời