Thảo luận:Núi Bà Đen

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Khangdora2809 trong đề tài Cụm núi Bà Đen

Ảnh chính[sửa mã nguồn]

@NKSTTSSHNVN Tôi thấy hình ảnh mới được bạn dịch chuyển vào Infobox nó không làm nổi bật lắm về núi Bà Đen lắm. Gần nửa bức hình là thấy toàn hồ Dầu Tiếng, phần diện tích về núi rất nhỏ.  Mitaora  20:06, ngày 28 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Khangdora2809 Tôi có các tiêu chí khi chọn ảnh đại diện cho một bài viết về địa lý (mảng hoạt động chính) như sau:
1. Ảnh phải rõ được chủ thể của bài viết (chủ thể nên ở trung tâm, không bị nhòe, mờ, che lấp trừ những trường hợp đặc biệt) hoặc nêu ra một đặc điểm đặc trưng gắn liền với chủ thể, chú ý không nên dùng ảnh cũ trừ khi chủ thể đã không còn tồn tại/đã không còn giữ được điểm nổi bật cốt lõi ở hiện tại, hoặc ảnh được chọn là ảnh duy nhất đáp ứng các tiêu chí còn lại.
2. Ảnh phải đạt các tiêu chí về nhiếp ảnh: bố cục tốt, màu sắc tốt, ánh sáng tốt, sử dụng thiết bị ổn để tránh những giảm thiểu về chất lượng (nhiễu màu, flare, méo chủ thể,...).
3. Ảnh nên có độ phân giải từ fHD trở lên (hầu hết ảnh đạt các tiêu chí 2 ở commons đều đạt tiêu chí này), hoặc cao nhất có thể.
Các tiêu chí này có độ ưu tiên từ trên xuống dưới nhưng bổ trợ lẫn nhau, ảnh được chọn là ảnh đáp ứng nhiều nhất có thể.
Ở cái dự án này rất ít người quan tâm đến việc chọn ảnh đại diện cho một bài viết nên không có quy định cụ thể về việc phải chọn thế nào, vả lại việc đóng góp cũng là tự nguyện nên rất nhiều chủ thể không có ảnh tốt ở commons (chẳng hạn như chính núi Bà Đen, xem [1][2]). Nên việc này về căn bản là đạt được đồng thuận của những người quan tâm. Từ khi hoạt động tới nay ở WP tiếng Việt tôi để ý chỉ có tôi và một người bạn nữa hiện còn để ý nhiều đến vụ ảnh đại diện này (chính tôi cũng từng xảy ra bút chiến nhỏ với người bạn naỳ) nên nhiều khi mình tự đổi mà không cần đem ra hỏi ý kiến. Bạn có thể xem các bài viết khác: Dãy núi Ba Vì, Phú Sĩ, núi Vesuvius. __n___k___s__ (thảo luận) 03:29, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
Về ảnh mới, ảnh này nói chung đáp ứng được cả 3 tiêu chí một cách tốt nhất so với tất cả những ảnh còn lại về núi Bà Đen. Riêng ảnh cũ vì cũng có giá trị nên tôi chuyển về phần lịch sử, đồng thời cũng sắp xếp lại bố cục cho bài viết. – __n___k___s__ (thảo luận) 03:33, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Tôi thấy ảnh này cũng ổn, tính ra nó ok hơn cái ảnh xe bò (nhìn như tranh vẽ vậy). Nếu bạn có tấm nào chụp đẹp hơn, nhìn núi rõ hơn mà vẫn đảm bảo lấy được toàn núi thì cứ thay thế vào. – Đại Việt quốc (thảo luận) 04:06, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc @NKSTTSSHNVN Hai bạn nghĩ sao về cái này? Ảnh này được tôi chụp vào năm ngoái, cũng từ góc hồ Dầu Tiếng ra nhưng có vẻ hơi mờ. Mitaora  09:41, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mà chắc cái hiện giờ cũng ổn.  Mitaora  09:42, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ảnh của bạn màu sắc ổn, bố cục rõ hơn cái hiện tại nhưng độ nét quá thấp và quan trọng là chủ thể thì lại mất hết chi tiết, không nhìn rõ, trông như hình được cắt ra từ video chất lượng thấp ấy. Nên nếu là tôi thì tôi sẽ không chọn. __n___k___s__ (thảo luận) 09:55, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Tôi cũng đồng tình với NKS, bạn có tấm nào độ phân giải cao hơn, nét hơn không? – Đại Việt quốc (thảo luận) 10:22, ngày 29 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Cụm núi Bà Đen[sửa mã nguồn]

@Đại Việt quốc: "Ðấy là trái núi thấp nhất trong quần thể 3 ngọn núi Bà Ðen. Theo bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh, tỷ lệ 1/50.000 (in năm 2002) thì núi Heo ở phía Tây núi Bà, có đỉnh cao 341m. Còn núi Phụng ở về phía Tây Bắc, phía gần nhất với đường 785 lên Tân Châu cao 419m. Trong khi đó, núi Bà có đỉnh cao 978m- khác với số liệu các báo cáo đã quen dùng là 986m. Cơ quan, sở, ban, ngành nào chẳng có tấm bản đồ chuẩn quốc gia này. Nhưng có lẽ người ta nghĩ: ôi chà! Chênh nhau 8m có là gì so với chiều cao gần cây số. Thôi cứ dùng một số liệu đã quen với hầu như tất cả mọi người." [3]  Khang  12:27, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

@Đại Việt quốc: "Tây Ninh hiện có quần thể Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen với diện tích bán kính rộng 24 km2, gồm 3 ngọn núi là núi Bà, núi Phụngnúi Heo tạo thành, trong đó núi Bà có độ cao 986m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ". [4] -  Khang  12:30, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Nguồn này vậy là không chính xác, khiến người ya hiểu lầm. Núi Bà là cách gọi tắt (bỏ chữ Đen), trước giờ vẫn vậy. – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:30, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
Bây giờ cái này là bằng chứng rõ ràng nhất nè. Cột mốc trên đỉnh 986m ghi tên gì? Ghi "Núi Bà Đen" rõ ràng chứ có phải "Núi Bà" đâu, nên suy ra Bà Đen là chính thức. – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:33, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Bạn có thấy lập luận của mình khập khiễng không? Cột mốc đó còn đánh dấu là ngọn núi cao nhất trong quần thể 3 ngọn núi. Giờ việc người ta gọi núi Bà Đen thuộc quần thể núi Bà Đen thì cách mình viết như vậy cũng không hề sai nữa. Mình đang phát triển bài viết này theo kiểu cụm núi để bao gồm thêm cả 2 ngọn núi còn lại cùng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen. Cảm phiền bạn lùi sửa lại giúp mình. -  Khang  12:35, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Nói tóm lại mình không đồng tình với sửa đổi đó. Bây giờ có cái bản đồ này này đây. Mình vẫn bảo lưu quan điểm rằng Bà Đen là tên của ngọn núi lớn, cũng dùng gọi chung cả cụm. – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:39, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Đúng là bản đồ từ trang uy tín thật nhưng cái tên ngọn núi còn ghi sai thì tin làm gì? "Núi Cậu" nằm bên Bình Dương, chứ không nằm ở Tây Ninh. Cái mà bản đồ ghi là "Núi Cậu" là "Núi Phụng" tại Việt Nam. -  Khang  12:41, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc (Núi Bà Đen là một cụm núi nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, Việt Nam được tạo bởi 3 ngọn núi là núi Bà, núi Phụng và núi Đất (hoặc núi Heo). Với ngọn núi Bà cao 986 m, là ngọn núi cao nhất trong cụm núi Bà Đen, được mệnh danh là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam hiện nay, được mệnh danh "Đệ nhất thiên sơn".) Trích đoạn lúc nãy, thế sao bạn không sửa núi Bà (hoặc núi Bà Đen) thay vì lùi lại sửa đổi của tôi vì nó không sai. -  Khang  12:43, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Trước khi trách ngược tôi thì bạn nên đọc lại câu thứ 2 xem, nó có ra câu chữ tiếng Việt bình thường không? Tôi đọc mà muốn loạn cả não. – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:49, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Bạn không thấy tôi đang sửa đổi sao? Tôi đang sửa thì thấy lỗi mâu thuẫn nên phải dừng lại nói chuyện với bạn đấy.  Khang  12:51, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: "Cột mốc đó còn đánh dấu là ngọn núi cao nhất trong quần thể 3 ngọn núi" Tôi không hiểu ý bạn là gì nữa. Cái mốc chỉ ghi đúng 2 thông tin, đó là "986 m" và "Bà Đen". Có ghi cái gì cao nhất nữa đâu? Thêm nữa bạn nên ra Sa Pa thì biết nhé. Cả 1 dãy Hoàng Liên Sơn đó, núi Fansipan 1 cột mốc trên đỉnh cho Fansipan, rồi đỉnh khác có mốc khác. Làm gì có chuyện 1 cột mốc xài cho cả dãy? – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:55, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Tôi cũng có bảo nãy giờ núi Bà hoặc núi Bà Đen bạn đều có thể gọi cho ngọn núi chính. Vấn đề ở đây, là bài viết này tôi muốn đổi nó sang quần thể núi để mở rộng viết thêm về núi Phụng và núi Heo. Và sửa đổi khi nãy là không sai. -  Khang  12:58, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Cảm ơn bác nha. Xin lỗi vì đã làm phiền. -  Khang  13:09, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Đại Việt quốc Nói như banh, đợt Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận núi Bà Đen là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia thì chỉ bao gồm có ngọn núi chính chứ chẳng có 2 ngọn núi còn lại là Núi Đất và núi Phụng. -  Khang  12:38, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809: Tôi nói vậy hồi nào? Ý của tôi gồm 3 gạch đầu đong sau đây:
  • Núi lớn nhất: tên chính thức là Bà Đen, gọi tắt lại là núi Bà
  • Cụm núi cũng tên là Bà Đen, theo tên núi lớn nhất
Không có chuyện Núi Bà Đen khác Núi Bà như bạn ghi. – Đại Việt quốc (thảo luận) 12:41, ngày 8 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời