Thảo luận:Nam Hoa kinh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 2402:800:61B1:64C5:88EF:7E39:4421:EB72 trong đề tài Nội dung tham khảo
Dự án Trung Hoa
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Trung Hoa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Trung Quốc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Nội dung tham khảo[sửa mã nguồn]

(Trích trong Trang Tử Tinh Hoa của Nguyễn Duy Cần). - Ytuan(st) -

Nam Hoa: tên một hòn núi ở Tào Châu thuộc nước Tống thời xưa bên Tàu. Kinh: sách do bậc Thánh nhân viết ra để dạy về Đạo lý.

Khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo học được nơi Đức Lão Tử, viết thành bộ sách lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa Kinh, đời sau người ta gọi là sách Trang Tử.

Văn chương trong Nam Hoa Kinh rất có tiết tấu, nhiều câu dùng phép biền ngẫu, lời văn luôn luôn bóng bẩy, trôi chảy, ảnh hưởng rất lớn đến các đời sau: các thi nhân đời Lục Triều như Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào,... và ngay cả đời Đường như Lý Thái Bạch, đời Tống như Tô Đông Pha đều nhờ bộ kinh nầy mà có thêm nhiều sở đắc.

Nam Hoa Kinh (sách Trang Tử) ngày nay còn được 33 thiên, kể ra như sau đây:

■ NỘI THIÊN: gồm 7 thiên có tựa đề là: Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sanh chủ, Nhơn gian thế, Đức sung phù, Đại tôn sư, Ứng đề vương.

■ NGOẠI THIÊN: gồm 15 thiên có tựa đề là: Biền mẫu, Mã đề, Khư kịp, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tánh, Thu thủy, Chí lạc, Đạt sanh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tư bắc du.

■ TẠP THIÊN: gồm 11 thiên: Cang tang sở, Từ vô quỉ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhược vương, Đạo Chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu, Thiên hạ.

Có 5 nhà làm sách chú thích Nam Hoa Kinh, nhưng số thiên của mỗi nhà chú thích lại khác nhau, kể ra:

1. Bản chú thích của Tư Mã Bưu, 21 quyển, 52 thiên: Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 28 và Tạp thiên có 14, Giải thuyết có 3 thiên. Bản chú nầy hiện nay đã thấtlạc, chưa tìm ra.

2. Bản chú của Mạnh Thị, 18 quyển 52 thiên. Bản nầy cũng bị thất lạc.

3. Bản chú của Thôi Soạn, 10 quyển 27 thiên gồm: Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 20. Quyển sách nầy cũng đã mất.

4. Bản chú của Hướng Tú, 20 quyển 26 thiên, không có Tạp thiên. Bản nầy cũng đã mất.

5. Bản chú của Quách Tượng, 33 quyển 33 thiên. Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 15, Tạp thiên có 11. Bản nầy hiện còn nhưng sửa lại còn 10 quyển.

Về sau có ông Tiêu Hoằng làm ra pho sách Trang Tử Dực, gom góp các lời chú giải của những người trước, từ Quách Tượng trở đi, có lối 22 người. Có thể nói đây là một pho Tạp chú rộng rãi và đầy đủ, rồi phần sau lại có phụ thêm phần Trang Tử Khuyết Ngộ, gom góp những chỗ sai biệt từ cuốn

Nam Hoa Kinh Giải của Lục Cảnh Nguơn đời Tống đến các tài liệu trong Sử Ký, sách Trang Tử Luận của Nguyễn Tịch, Vương An Thạch, sách Trang Tử Từ Đường Ký của Tô Đông Pha, . . . Tóm lại, hầu hết các sách của các học giả nghiên cứu về Trang Tử, ông đều có đọc và trích lục đầy đủ.

Căn cứ vào văn mạch của Trang Tử, chỉ có phần Nội thiên là biểu thị được cái chỗ trọng yếu của học thuyết Trang Tử, còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì rất rời rạc, chỉ bàn đi bàn lại những tư tưởng đã phô diễn trong Nội thiên mà thôi.

Trang Tử được xem là ông tổ của phái Văn học u mặc trào lộng của nước Tàu từ xưa đến nay. Cho nên văn của ông toàn dùng lối nghịch thuyết, tức là lối nói nghịch để bổ túc những chân lý phiến diện của người đời. Bởi vậy, văn chương trong Nam Hoa Kinh rất ngang dọc, phóng túng, khi nói xuôi, khi nói ngược, nói Đông để đả kích phía Tây, nói phải để tỏ thêm cái quấy, nói quấy để bổ túc cho cái phải.

Đọc Nam Hoa Kinh, ta nghe toàn là một giọng cười.... cái cười vang siêu thoát của bậc Thánh nhân.

"Tư tưởng của Trang Tử thật sâu xa bao quát vô cùng. Các học giả chú giải hay nghiên cứu Trang Tử, sở dĩ có nhiều chỗ không đồng nhau là vì cái học của Trang Tử không thuộc về địa phận của lý trí, mà thuộc về khu vực Tâm linh trực giác.

Trước hết ta phải xem nó như một Tâm học (Huyền học) hơn là một Triết học suông của lý trí, nghĩa là chẳng phải chỉ học nó như ta nghiên cứu học hỏi các học thuyết khác bằng trí, mà phải dùng đến Tâm để ngộ nó, nghĩa là "sống với nó." Nếu không sống với nó thì học nó chẳng qua là một cuộc mua vui cho trí não nhất thời, không bổ ích gì cho đời sống tinh thần, mà ta không làm sao hiểu nó cho thấu đáo được nữa.

Tôi đã hết sức muốn gìn giữ địa vị khách quan, nhưng đối với một học thuyết nhất nguyên thì bảo bỏ phần chủ quan

cũng khó mà thấy đặng chỗ thâm sâu của lẽ Đạo nhiệm mầu: Ta không thể tách mình ra khỏi sự vật mà hiểu theo quan niệm nhị nguyên cho đặng.

Tôi đã nói: nó là Tâm học, cho nên chẳng những dùng trí mà phải dùng cả Tâm để đi ngay vào nó, đồng hòa với nó, hiểu nó và sống với nó. Chẳng phải kẻ đứng trên dòng sông mà xem nước chảy, mà là kẻ nhảy xuống dòng nước, bơi lội trong đó, để thí nghiệm cái chảy của nó."


Cái sách này đọc thì hay nhưng giải thích hay viết ra wiki thì chết người Xiaoao (thảo luận) 16:47, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
@Xiaoao Gớm có cái tư tưởng bài nhị nguyên luận thôi, chứ có gì đâu mà cao siêu ghê gớm lắm, dẫu sao Trang Tử có xuất sắc thì cũng là triết gia trước công nguyên. Khùng. – 2402:800:61B1:64C5:88EF:7E39:4421:EB72 (thảo luận) 14:57, ngày 13 tháng 4 năm 2022 (UTC)Trả lời