Thảo luận:Người Nguyên Mưu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Khonghieugi123

Vào cuối thế kỷ 19, sau khi phát hiện ra di cốt người Java (Java Man) có niên đại 1,0-0,7 Ma thì Eugène Dubois đã cho rằng di cốt này là mối liên kết bị mất giữa vượn và người mà ông may mắn tìm lại được, nghĩa là hóa thạch này là một dạng trung gian giữa vượn và người, nhưng gần với vượn hơn. Vì thế ông đã đặt danh pháp cho di cốt là Anthropopithecus erectus = vượn người đứng thẳng, sau đó mới đổi tên thành Pithecanthropus erectus = người vượn đứng thẳng.

Đầu thế kỷ 20, người ta phát hiện ra di cốt người Bắc Kinh (Pekin Man) có niên đại 0,7-0,8 Ma. Ban đầu Davidson Black đặt tên cho di cốt là Sinanthropus pekinensis = người Trung Quốc Bắc Kinh, sau đó người ta lại cho rằng đó là dạng người vượn nên mới đổi danh pháp cho di cốt này thành Pithecanthropus pekinensis = người vượn Bắc Kinh.

Tới năm 1950, sau khi nhận ra những nét tương đồng giữa Java Man và Pekin Man và nhận ra rằng các di cốt này đều mang đặc điểm chung của 1 loài người cổ xưa, nhưng không cổ hơn H. habilis = người khéo léo / H. ergaster = người thợ, nên Ernst Mayr mới đổi tên khoa học cho các di cốt này thành Homo erectus, coi Java Man là H. erectus erectus và Pekin Man là H. erectus pekinensis. Như thế, các tên gọi vượn người Java / người vượn Java hay người vượn Bắc Kinh hoặc như việc gọi người Nguyên Mưu (H. erectus yuanmouensis) trong bài này thành người vượn Nguyên Mưu là điều vô cùng thiếu chính xác về mặt khoa học, do nó là sự Việt hóa các danh pháp cũ không phản ánh chính xác vị trí của H. erectus trong lịch sử tiến hóa loài người.

Từ thập niên 1950 trở đi, người ta cho rằng H. erectus đã tiến hóa hoặc là từ Australopithecus = vượn phương nam (4,5-1,98 Ma) / Ardipithecus = vượn đất (5,6-4,4 Ma); hoặc là từ H. habilis (2,1-1,5 Ma) / H. ergaster (1,9-1,4 Ma). Tất cả các loài này đều có nguồn gốc châu Phi.

Theo một quan điểm, người ta cho rằng H. sapiens hiện đại đã tiến hóa theo chuỗi tiến hóa sau: H. ergaster (1,9-1,4 Ma) --> H. antecessor (1,2-0,8 Ma) --> H. heidelbergensis (0,6-0,2 Ma) --> H. rhodesiensis (0,3-0,125 Ma) --> H. sapiens hiện đại (0,2-0 Ma) và cho rằng H. erectus là một loài biệt lập ở châu Á, mặc dù cũng tiến hóa từ H. ergaster, nhưng đã rẽ nhánh ra khỏi H. ergaster/H. antecessor khoảng 1,8-1,0 Ma. Cách hiểu này là hiểu H. erectus theo nghĩa hẹp (sensu stricto). Tuy nhiên, quan điểm đối lập nhìn nhận H. erecus theo nghĩa rộng (sensu lato) thì cho rằng H. ergaster chỉ là chủng châu Phi của loài H. erectus nói chung (danh pháp H. ergaster thiết lập năm 1975, sau danh pháp H. erectus, nên nếu coi 2 danh pháp này là để chỉ chung 1 loài thì H. erectus có độ ưu tiên cao hơn). Khi hiểu theo nghĩa rộng thì H. erectus chính là tổ tiên xa xưa của H. sapiens. Khonghieugi123 (thảo luận) 20:27, ngày 7 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời