Thảo luận:Nguyễn Bá Trác

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bị xử oan?[sửa mã nguồn]

Thông tin này của Thenet12, tôi đưa qua để bạn đọc tham khảo, trong khi chờ đợi một công trình nghiên cứu nghiêm túc và khoa học.

Theo bình luận của ông Nguyễn Lý Tưởng ở nhật báo Việt Nam Daily:

Tại sao Việt Minh lại xử tử hai Ông Nguyễn Bá Trác và Phạm Quỳnh trong tháng 8, 1945? Nguyễn Bá Trác có thực sự là Việt gian hay không?

Nguyễn Bá Trác cũng như Phạm Quỳnh là hai người đã ra cộng tác với Pháp, lúc đầu làm báo: Nguyễn Bá Trác làm báo chữ Hán (Cộng Thị Báo) tại Phủ Toàn Quyền Hà Nội; Phạm Quỳnh làm chủ bút Tạp Chí Nam Phong (gồm 3 phần: chữ Pháp, chữ Hán và chữ Việt). Sau đó, cả hai ông đều vào làm việc tại Bộ Học ở Huế: Phạm Quỳnh giữ chức vụ Thượng Thư và Nguyễn Bá Trác làm Tham Tri (hay Trợ Lý). Xét cuộc đời của hai ông, chưa có hành động gì gọi là “tội ác dã man” đối với đồng bào. Chủ trương của hai ông cũng chỉ là hợp tác về phương diện văn hóa, bảo vệ cái di sản văn hóa của dân tộc (các sách vở bằng Hán văn của tổ tiên để lại). Những công trình biên khảo, sáng tác của hai ông, ngày hôm nay vẫn còn giá trị và được mọi người chú ý. Chúng ta cũng không thấy được những gì là xấu, là có hại...trong các tác phẩm của hai ông. Ông Nguyễn Bá Trác, trong khi giữ những chức vụ hành chánh như Tuần Vũ Quảng Ngãi, Tổng Đốc Thanh Hóa, Bình Định và ông Phạm Quỳnh trong chức vụ Ngự Tiền Văn Phòng, Thượng Thư Bộ Học, Thượng Thư Bộ Lại cũng chưa có hành động gì gọi là “dã man, tàn ác” đối với người khác. Chẳng qua cũng chỉ làm nhiệm vụ được cấp trên trao cho mà thôi.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:16, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC) sao lại. Tâm Hương góp ý về bài thơ dịch Câu đầu Nguyễn Bá Trác làm tôi hiểu sai hoàn toàn. Lẽ ra là: "Tại sao ông không xé gan bẻ cật phù cương thường" thì "không hay" làm tôi nghĩ là "không mấy ai". "Không hay" này thật là kỳ cục, không thể không đổi. Và tới "Trai trẻ bao lâu mà đầu bạc" làm tôi nghĩ "còn trẻ mà đã bạc đầu (vì lo nghĩ chuyện khó hay chuyện to tát chẳng hạn". Thật ra phần dịch nghĩa nói là: tuổi xanh có bao lâu, thoáng chốc sẽ qua mau thành đầu bạc, đến cuối đời như lúc mặt trời lặn. Ít nhất phải nói: tuổi trẻ sẽ qua mau rồi bạc đầu xế bóng. Phần rót rượu bốn phương khiến tôi nghĩ ông NBT nhận định về tình hình chính trị bốn phương - hay thấy điều đó tương đồng với điều ông thu thập nên chọn bài thơ này để giãi bày tâm sự. Thật ra cái người thứ nhất, đã mở lời hỏi người (thứ hai) đang nhìn trời Nam, nói muốn tìm người tri kỷ (cũng là nhắn nhủ với số hai) nên rót rượu bốn phương. Và không tìm thấy tri kỷ. NHƯNG số 1 vì thế mà quyết dấn thân.[trả lời]