Thảo luận:Nguyễn Văn Trỗi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Có nguồn nào cho biết năm sinh của NVT không? Một bài viết của Tuần báo Time viết ngày 15 tháng 10 năm 1964 (một ngày sau khi NVT bị bắn tử hình) nói rằng NVT chỉ có 17 tuổi - vậy có nghĩa là sinh năm 1947. NHD (thảo luận) 18:30, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

17 tuổi thì chưa có vợ đâu, ngày sinh chính xác là 01/02/1940 (User talk:ak )

Gọi Nguyễn Văn Trỗi là gì?[sửa mã nguồn]

Trong bài này tôi thấy, bên trên thì gọi là anh Trỗi, bên phần dưới thì lại gọi là ông Trỗi. Bài viết của wiki phải thống nhất cách gọi cho nhân vật.--Vietuy (thảo luận) 09:49, ngày 29 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đánh bom liều chết[sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn trỗi không phải là chiến binh đánh bom liều chết hay đánh bom cảm tử. Thêm cụm từ "liều chết" làm thay đôi hẳn cách thức hành động của Nguyễn Văn Trỗi. Đánh bom cảm tử là khi một chiến binh quấn thuốc nổ vào người , tiếp cận mục tiêu và kích nổ cùng chết. Để đánh bom cảm tử người đánh bom phải có khả năng tiếp cận mục tiêu. Còn Nguyễn Văn Trỗi không có khả năng tiếp cận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cách hành động của Nguyễn Văn Trỗi là người đặt bom dưới cầu Công Lý dùng dây điện để kích nổ quả mìn từ xa, không thể coi là đánh bom cảm tử. Tôi sẽ sửa lại thông tin này.

Từ chối bịt mắt?[sửa mã nguồn]

Trên Youtube hiện có các video này (đa phần là video từ các nguồn chống Cộng) có đoạn phim Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn. Trong tất cả các video đó, hoàn toàn không có việc Nguyễn Văn Trỗi từ chối bịt mắt, lẫn cả việc tung hô "Hồ Chí Minh muôn năm" cũng không có, những việc làm như từ chối bịt mắt, tung hô tên của HCM hoàn toàn là từ các đoạn phim tuyên truyền của ĐCSVN mà ra. Có nên bỏ luôn đoạn này không? --jan Win (thảo luận) 09:53, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thay vì xóa nội dung có nguồn, cần viết thêm vào bài là theo file youtube thì không có những chuyện đó. Vì chắc gì video youtube đã là thật. Wikipedia chỉ trần thuật nội dung. Đúng sai để người đọc tự đánh giá. Tuanminh01 (thảo luận) 10:00, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Huỳnh Nhân-thập: Tôi đã xem video trên mạng, từ 0:28 tới 0:45 Nguyễn Văn Trỗi nói liên tục, không rõ nói gì, nhưng rất có thể là từ chối bịt mắt và hô các khẩu hiệu đã nêu. Các thông tin Trỗi hô khẩu hiệu là của báo Miami chứ không phải báo VC bạn nhé. Tuanminh01 (thảo luận) 10:40, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hì, chính trị và lịch sử. P.T.Đ (thảo luận) 10:50, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01:@P.T.Đ: Xin lỗi, có vẻ tôi hơi quá khích một chút. Nhưng hình ảnh cảnh Nguyễn V. T. tại chỗ xử bắn ở đầu bài, tôi đã thấy nó ở đây, một phim của VC năm 1966, tại phút gần cuối của phim.--jan Win (thảo luận) 11:09, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Không thành vấn đề đâu bạn, tuyên truyền chính trị thì đâu cũng như nhau. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:16, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01: Vậy có nên sửa lại câu chú thích hình ở đầu bài không? Theo tôi thì phải chú thích thêm đây là hình ảnh trích từ phim tuyên truyền, kẻo người ta lại hiểu đó là cảnh quay ngoài đời thật thì nguy hiểm lắm.--jan Win (thảo luận) 11:23, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn xem từ phim tuyên truyền thì nghĩ là vậy. Nhiều khả năng hình ảnh đó là từ các báo Mỹ/Anh/Pháp, chứ báo miền Bắc làm gì được vào mà có ảnh pháp trường của Nguyễn Văn Trỗi chứ? Tuanminh01 (thảo luận) 11:27, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Phần mô tả của ảnh này nói rõ hình ảnh này lấy từ báo chí miền Nam. Không biết có đúng ảnh bạn nói không? Tuanminh01 (thảo luận) 11:30, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Khủng bố[sửa mã nguồn]

Dưới góc nhìn lịch sử tôi thấy đây là một hành động khủng bố không hơn kém, được đánh tráo khái niệm bằng "cảm tử" hay "du kích". Đọc bài từ trên xuống dưới như kiểu là sử Đảng và tài liệu tuyên truyền cộng sản?! thảo luận quên ký tên này là của Monsterian (thảo luận • đóng góp).

"Khủng bố" cũng chỉ là 1 từ mà các chính phủ gán cho kẻ thù của họ mà thôi, kể cả Wasington, Gandhi lúc mới làm cách mạng cũng bị nước Anh gọi là khủng bố phiến loạn. An Trọng Căn cũng bị Nhật gọi là khủng bố ám sát, nhưng dân Hàn thì lại coi ông là anh hùng dân tộc, là vĩ nhân thảo luận quên ký tên này là của Comlangven (thảo luận • đóng góp).