Thảo luận:Nhất Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này đã được hợp đủ thông tin của cả bài Nhất Nam--duongdttt 23:43, ngày 18 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Chào bạn[sửa mã nguồn]

Tuy bài này hợp đủ nội dung của trang Nhất nam nhưng nó và trang Nhất nam vẫn là 2 trang, vả lại nó không nằm trong liên kết của thể loại Võ thuật mà chỉ là 1 dạng tham chiếu mà thôi.

http://nhatnam.com or http://nhatnam.net 02:03, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nên hợp nhất 2 bài viết[sửa mã nguồn]

Do tôi mới vào nên chưa biết cách hợp nhất bài viết, hiện nay có 2 bài viết về cùng một nội dung là phái võ Nhất Nam, bạn nào biết cách làm xin hợp nhất bài viết này vào bài viết Nhất Nam để hiện thị chung một chỗ cho tiện theo dõi ( hoặc làm ngược lại cũng được ). Thanks! Nguyễn Ngọc Hùng 14:14, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Việc hợp nhất phải làm thủ công thôi. Bạn chọn một bài làm chính, rồi trộn thông tin từ bài kia vào bài này. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:17, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Duongdttt đã làm xong việc hợp nhất rồi thì phải, chẳng qua là chép từ bài Nhất Nam sang bài này thôi. Sau khi chép xong thì ai đó sẽ đề nghị quản lý xóa bài Nhất Nam đi (vì thừa).
Tại sao không dùng tên "Nhất Nam" mà lại dùng tên dài dòng "Phái võ Nhất Nam"? Nguyễn Hữu Dng 19:25, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Có lý, tôi cũng nghĩ vậy. Sau này mà có bài Phái võ Việt Võ Đạo thì nghe kỳ lắm. Đề nghị xóa bài Nhất Nam kia rồi đổi tên bài này. Hoặc chép đè bài này lên bài kia rồi xóa bài này. Tmct 20:20, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo tôi nên đổi bài này thành Võ Nhất nam để phân biệt nó với một loạt bài về sau như: Võ Tàu (võ Trung Quốc), võ Triều Tiên...chứ không phải bài mà tên bài là Trung Quốc hay Triều Tiên...--duongdttt 22:27, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Vì khi mới vào tôi quen kiểu của các forum nên không có đọc nội qui và hướng dẫn sử dụng nên mới phát sinh thêm 1 bài mới, theo tôi nếu tiện thì lấy nội dung bài này đưa vào bài trước Nhất Nam là được. Thực ra khi tìm kiếm thì người ta sử dụng nhiều thông tin trong từ khóa nên để tên bài là Nhất Nam sau này sẽ dễ tìm hơn. Còn thêm từ võ vào đầu cũng không mấy cần thiết vì bản thân bài Nhất Nam đã nằm trong chuyên mục võ thuật rồi.===Nguyễn Ngọc Hùng 00:38, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hai bài này nên hợp nhất là lấy tên mới là Nhất Nam (võ). Còn bài Việt võ đạo thì không cần chú thích gì thêm. Giống như các bài khác của Wiki đây giờ, bài thì có chữ "sông" ở trước (hoặc sau), bài thì không có; hoặc là bài thì có chữ "thác" bài khác thì lại không có. Casablanca1911 02:01, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ngoài võ Nhất Nam ra, còn thứ gì tên là Nhất Nam nữa không? Nếu không thì nên lấy tên chính là Nhất Nam, còn các mục "Võ Nhất Nam", "Phái võ Nhất Nam" đều sẽ redirect về đó. Avia (thảo luận) 02:42, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có công ty cổ phần Nhất Nam [1]. Casablanca1911 02:59, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cty này chắc chưa đủ tiêu chuẩn vào Wiki, mà nếu đủ thì cũng ít được biết đến hơn. Vậy bài về phái võ Nhất Nam có thể lấy tên là Nhất Nam. Lúc nào cty Nhất Nam được đưa vào Wiki thì sẽ lấy tên bài là "Nhất Nam (công ty)". Avia (thảo luận) 03:39, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Làm thế nào đưa ảnh lên?[sửa mã nguồn]

Tôi định đưa lên 1 số hình vẽ nhưng không biết làm cách nào. Bạn nào biết xin chỉ giúp! Xin cám ơn trước! thảo luận quên ký tên này là của NgocHung (thảo luận • đóng góp).

Bạn đăng nhập, rồi chọn Truyền lên tập tin ở thanh công cụ nằm bên trái màn hình. Sau đó có thể xem hướng dẫn để biết cách sử dụng hình ảnh trong bài viết.--Nguyễn Thế Phúc 02:33, ngày 22 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, NgocHung cũng nên đọc:
Trong trang thảo luận thành viên của NgocHung có hai phần đọc trên và các hướng dẫn cần thiết khác. Các thành viên mới nên đọc các hướng dẫn.
Mekong Bluesman 03:21, ngày 22 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nghe nói các phái võ dân tộc của người Việt đều khác các phái võ Tàu ở chỗ khi đi quyền thì phái võ người VIệt trước đây đều đi hình chữ nhất "|" tức hết đi tới thì quay ngược lui, còn võ Tàu thì đi hình chữ thập tức đi tới rồi đi lui, được nửa đường lại rẽ 90 độ sang trái... tiếp tục tạo ra chữ thập giống dấu cộng "+". Phái võ Nhất Nam đã có phần so sánh với võ Tàu sao không thấy nhắc đến chi tiết này?

Nói như các võ sư võ Héc là: "học đạt cái "tinh" để chế cái "nhiều", cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." tất cả đều phải đạt độ quyền biến, tới mức "thần quyền". Tới mức thần quyền là tới mức nào, nhuần nhuyễn tới mức ăn sâu vào tiềm thức tự động ra đòn không cần suy xét? Cái "tinh" là cái gì mà chế được cái nhiều, đây là từ Hán Việt khó hiểu nên dùng từ "tinh túy", cái ròng, rặt ròng, cái lõi ... "nhiều" này là tạp, lộn xộn, chứ "nhiều" mà tinh thì làm sao chế nổi? Người ta giỏi cả đấm lẫn đá trong khi mình chỉ giỏi có đấm thì phải thua thôi chứ chịu sao thấu?Meomeo 04:37, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Hiiii, bạn mèo ơi, nói về nghĩa của các từ diễn đạt thì tôi không xét làm gì, theo tôi hiểu thì những câu văn trên nhằm nói lên cái cần của võ thuật đó là sự khổ luyện, "tinh" ở đây là sự tinh vi trong chiêu thức, cũng một chiêu thức như thế, người nào tập luyên cẩn thận dúng phương pháp thì sẽ đạt mức tinh xảo trong chiền đấu, cái này còn quan trọng hơn cả biết nhiều, biết nhiều mà không tinh xảo thì cũng thành vô dụng. Còn bạn so sánh cái :Người ta giỏi cả đấm lẫn đá trong khi mình chỉ giỏi có đấm thì phải thua thôi chứ chịu sao thấu? thì cũng là không phải, vì từ giỏi ở đây cần hiểu là tới múc nào? vì võ học là vô biên , ngay cả trong các câu chuyện chúng ta đã thấy rồi, có rất nhiều người bị tật nguyền mà vãn trở thanh cao thủ đấy thôi? Trên thực tế cũng không khác nhiều đâu, nếu có điều kiện tôi sẽ chứng minh cho bạn khi cho bạn thưởng thức 1 vài chiêu thức thi triển rất đặc biệt, trước đây hồi còn bé ở quê tôi may mắn có được học 1 võ sư bị tàn tật mất 2 bàn tay đó. Thân ái bạn méo meo nhé. xxx
Theo tôi hiểu thì trong câu đó, đạt tới độ "Thần quyền" nghĩa là có thể tùy tâm mà chuyển, tùy ý mà hành, tùy niệm mà thu - xuất... Nghĩa là khi toàn thân bạn chỉ còn là 1 điểm duy nhất, mọi thứ đến và đi sẽ sảy ra gần như không có sự phân biệt về thời gian. Học võ là rèn luyện sự chủ động cho thân thể trong sử lý các thông tin một cách có ý thức nên nó khác hẳn với việc "vô tâm mà xuất", " vô ý mà thành", "vô cầu mà được"... Việt Nam bao nhiêu đời đã dùng chữ Nho để ghi lại các sự kiện... sự học cũng dựa trên chữ Nho. Việc người viết dùng các chữ nghĩa cổ thì có gì là lạ đâu hả bạn Việc so sánh là lấy từ nội dung của 02 cuốn Nhất Nam căn bản của võ sư Ngô Xuân Bính, hiện võ sư không có mặt trên này nên chắc là không trả lời bạn vấn đề này được. Nhưng theo tôi thì đánh theo chữ nhất "|" hay đánh theo chữ thập " + " thì tùy theo bài mà thôi. Các bài dạy người ta đánh nhau trong đám loạn quân thì thường đánh nhiều hướng, ở các mức độ nhận thức của môn sinh khác nhau thì tư duy khác nhau nên cách giảng dạy cũng khác nhau thường là khởi đầu sẽ đánh theo kiểu tiến lùi, hết ý thì chuyển hướng đánh tiếp... 203.144.144.164 09:11, 26 tháng 10 2006 (UTC) Theo tôi hiểu thường thì võ Tầu khởi từ 1 hướng nhất định, đánh hết thì quay sang hướng tiếp đánh lại cho hết 4 hướng nên gọi là theo kiểu chữ " + ". Còn võ Ta thì chỉ khởi từ 1 hướng rồi đánh hết bài, có khi đánh liên tục 1 hướng, có khi đánh như trong loạn quân, thường thì kết cấu toàn bài là đánh và chuyển dịch như khi đánh trong loạn quân hoặc 2 người đối kháng nhưng dịch chuyển quanh nhau... Nhất Nam thường thủ thấp, đá thấp, phản đòn, nhập nội, không đụng cứng, tránh đối đầu, phá tấn và phá gốc đòn rồi mới phản công, chính vì lối đánh tránh đối đầu nên không dùng lối tấn trụ bám chắc mà ưa di chuyển né tránh, đòn đánh ra ở khoảng cách gần nhờ luyện tập gân. Với lối tập gân muốn thành nghề cũng phải liên tục tập với phương pháp đúng đắn trong thời gian khá dài mới có thành tựu được. 58.187.36.21 06:04, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần thêm các bàn quyền[sửa mã nguồn]

Đề nhị tác giả bài viết (nếu là một môn sinh của môn phái), hãy viết thêm sâu hơn nữa về hệ thống quyền thuật của môn phái, ví đặc trưng nhất cho 1 môn phái không chỉ có giáo lý, mà còn là cả 1 hệ thóng kỹ thuật riêng biệt, đặc trưng là các bài quyền, kỹ thuật chiến đấu. Nên tạo thành 1 thể loại "nhất nam" và mở rộng nội dung hơn, và cần dẫn chứng rõ ràng trong kỹ chiến thuật khi so sánh sự khác nhau với võ tàu.
+ Tôi nghĩ đây là nơi tự do nhưng lại được nhiều người biết đến, bởi vậy các nội dung đưa lên cần được viết rõ ràng, súc tích, kỹ lưỡng... Không nên viết ẩu quá làm lệch lạc đi cái nhìn của mọi người vào Nhất Nam. Các bạn nào là võ sinh, võ sư của Nhất Nam có thể tập hợp các bài viết thảo luận của mình tại đây rồi tổng hợp thành 1 bài có chất lượng hẵng đưa lên chính thức. 203.144.144.164 08:39, 26 tháng 10 2006 (UTC)
+ Thành thật xin lỗi các bạn. Thời gian vừa qua tôi cũng nghiên cứu và định viết lại sao cho có hệ thống. Nhưng ngặt nỗi khả năng và hiểu biết về Nhất Nam của tôi có hạn, khả năng viết và thể hiện các hình ảnh cũng yếu nên chưa thể có bài lúc này được. Tôi đang liên hệ với những người có trách nhiệm với môn phái để xin thêm tư liệu.
Tiện đây tôi xin trả lời thêm về phần được đánh dấu trong bài viết hỏi về đoạn: "Võ Nhất Nam là môn võ có nguồn gốc vào loại xa xưa nhất ở Việt Nam[cần dẫn chứng]. Trước đây chỉ tồn tại dưới các dạng gia phái hoặc trong cộng đồng làng xã." Xin được trả lời như sau: Câu đó có liên quan đến phát ngôn trong bài viết của ông Mai Văn Muôn, trước đây là phó tổng cục trưởng Tổng cục thể thao (các bạn xem bài viết đầu tiên trước khi được sửa lại của chủ đề này). Hơn nữa, Cái này võ sư Ngô Xuân Bính cũng đã viết trong sách, ông ấy là người đưa Nhất Nam ra giới thiệu với làng võ Việt Nam..., nội dung gốc của nó như sau:" Môn phái võ Nhất Nam là một trong những môn phái võ có truyền thống lâu dài của dân tộc Việt Nam, đây là môn phái có quy mô và có tính tổ chức cao, với một hệ thống các môn công khá đồ sộ, toàn diện, gồm đủ cả: Quyền, binh khí, và công phu luyện ngoại, nội... được đúc kết sáng tạo dựa trên những nguyên lý đơn giản mà hợp lý, dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động của cơ bắp con người để tạo dựng những phương pháp luyện tập...(trích từ cuốn Nhất Nam căn bản tập 1, tái bản lần thứ 5". Tiếp theo, tôi muốn đề cập đến cách thức của các đời Lý, Trần là nửa năm đi lính nửa năm canh nông, việc hệ thống và huấn luyện binh lính của Việt Nam một cách có hệ thống và bài bản mà theo tôi đọc chính sử thấy vậy. Ở Việt Nam xưa nay chỉ thấy nói đến các làng võ, vùng võ, gia tộc, triều đình... chứ không thấy ai nói có phái võ, duy vừa rồi thấy nói có phái Long Hổ Không Hồng được lập từ sau thời vua Quang Trung (các thông tin xem thêm cuốn: Miền đất võ). Theo tôi hiểu Võ của Việt Nam trước đây là từ giao thoa từ dân gian và triều đình. Các dòng có hệ thống quy củ, cách thức tổ chức huấn luyện chặt chẽ theo tôi đều có liên quan đến 1 triều đại nào đó ( cái này chỉ có thể giở gia phả , thần phả... ) mà tra thì mới trả lời rõ được. Các dòng võ Ta, võ của người Việt Nam có cách thức luyện tập riêng, chủ yếu nhằm vào luyện gân toàn thân... lối đánh thiên về gối - chỏ. Hiện nay tôi chưa liên hệ được trực tiếp với võ sư Ngô Xuân Bính, nên chưa thể nói rõ vẫn đề này. Nếu các tư liêu công bố tại đây có vấn đề gì không đúng với quy định. Mong Ban quản trị xóa đi giúp! Tôi xin trân thành cảm ơn! ===NgocHung 09:01, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]