Thảo luận:Phạm Công Tắc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvr12dtdtcdcd11.htm

MẤY ĐIỂM CHƯA CHÍNH XÁC...[sửa mã nguồn]

BÀI VIẾT VỀ PHẠM CÔNG TẮC có mấy điểm KHÔNG CHÍNH XÁC cụ thể như sau:

 Đoạn Là một Đồng Tử quan trọng

1- wiki viết:

Các ông đã có thể tiếp xúc với Thượng Đế và được thâu nhận làm đệ tử (trong số mười hai vị đầu tiên). Đặc biệt, lúc đầu tiên khi có ông tham gia thì mới có Thượng Đế giáng, nếu không chỉ có các đấng thiêng liêng khác mà thôi.

đề nghị chỉnh như sau:

Các ông đã tiếp xúc với Thượng Đế và được thâu nhận làm đệ tử (trong số mười hai vị đầu tiên). Đặc biệt, lúc đầu tiên khi có ông tham gia thì mới có Thượng Đế giáng, nếu không chỉ có các đấng thiêng liêng khác mà thôi.


2- wiki viết:

Vào ngày 25-4-1926 Thượng Đế giáng cơ chọn 9 đôi đồng tử có nhiệm vụ đi đến nhiều nơi trong nước để thu nhận thêm đệ tử.

nhận xét: Đoạn nầy không chính xác ....

Đề nghị sửa như sau: Ngày 07-10-1926. 28 người đứng tên KHAI ĐẠO NƠI CHÁNH PHỦ PHÁP .

Sau đó các vị chi làm 03 nhóm đi phổ độ ở lục tỉnh .

( Xem đạo sử của Bà Hương Hiếu . Q.2 trang 06 bản in Hoa Kỳ … )

@@@@@@@@@@@@@

ĐOẠN :

Một người lập ra và kiện toàn các cơ quan của Tôn giáo Cao Đài


Wiki viết: Sau khi Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mất, ông lên thay quyền ...

Đề nghị chỉnh như sau:

Sau khi Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mất, ông được công cử kiêm nhiệm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài .

%%%%%

ĐOẠN :

Một người xây dựng cơ sở vật chất của Tôn giáo Cao Đài.

Wi ki viết:

và cho đến nay (năm 2007) những cơ sở này vẫn chưa được khởi công xây dựng. Trong số này có thể kể ra Vạn Pháp Cung, Đại Lộ Chánh Môn, Trường Đại Học Cao Đài….. 
                          &&&

Thực tế Viện Đại Học Cao Đài đã lập từ năm 1971-1972 cho dù sau 30-4- 1975 bị Chánh Phủ Việt Nam lấy … - Lộ Chánh môn cũng đã khởi công vào thập niên 70 thế kỷ trước …

Đề nghị chỉnh lại:

và cho đến nay (năm 2007) một số  cơ sở này vẫn chưa được khởi công xây dựng. Trong số này có thể kể ra Vạn Pháp Cung, Điện Thờ Phật Mẫu chính thức … 

@@@


ĐOẠN :

Một nhân vật tôn giáo quan trọng ở miền Nam Việt Nam vào thời kỳ đó

Wiki viết:

Ông tiếp tục sống ở đó cho đến khi mất vào năm 1969.

Thực tế Đức Ngài mất năm 1959

thọ 70 tuổi

XIN SỬA 1969 THÀNH 1959 .

KÍNH

Caocanhtan (thảo luận) 14:56, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Bách khoa[sửa mã nguồn]

Đọc đoạn trên còn hiểu được chứ đọc phần Đạo nghiệp bên dưới, đọc đi đọc lại mấy lần mà chẳng hiểu gì. Không hiểu đo óc tôi ngu hay là nội dung này quá cao siêu sao khó hiểu vậy. 118.71.144.161 (thảo luận) 14:26, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bạn không hiểu cũng không có gì lạ. Vì bài này ban đầu do tín đồ Cao Đài viết ra với văn phong tôn giáo. Hầu hết các bài về Cao Đài đều mắc lỗi trình bày rối rắm theo quan điểm này. Tôi cố gắng chỉnh sửa lại cho khách quan ở phần đầu, nhưng đuối sức ở các phần sau nên chưa làm hoàn chỉnh nổi. Thái Nhi (thảo luận) 05:24, ngày 18 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

31-5-2012.

CUNG CẤP TƯ LIỆU VỀ BÀI HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.

“ Xác định lập trường TRUNG LẬP và chỉnh bài”.

Kính chào Ban Quản Trị trang web wiki. Kính chào hiền Bùi Thụy Đào Nguyên và Thái Nhi. Trước đây Tôi nhận thấy phần wiki viết về Đạo Cao Đài có một số việc không chính xác… nên có góp một số ý ở phần thảo luận…. Nay xem lại thấy bài đã được sửa và có thêm một số ý mới. Phân tích một số ý mới nầy trong bài viết sẽ thấy chúng mâu thuẫn nhau. Tại sao lại xãy ra việc nầy? Vì người viết đã không căn cứ vào văn bút của chính Hộ Pháp Phạm Công Tắc để lại: Đó là lập trường TRUNG LẬP của Đạo Cao Đài (mà Đức Hộ Pháp công bố bằng văn bút từ năm 1949. Người viết đã hiểu lệch về quan điểm, lập trường của Hộ Pháp Phạm Công Tắc vì không bám vào văn bút của chính ông để lại mà lại suy diễn chủ quan theo ý họ nên xãy ra việc lúc thì chống cộng, lúc thì nước vinh đạo sáng… Đọc lời cảm thán của hiền Thái Nhi tự nhận là đuối sức ở phần sau… làm cho Tôi rất xúc động… xin thành thật cảm ơn quí hiền đã ra công biên tập cho bài viết đến được với mọi người…tốt hơn. Là người có đạo Cao Đài có biết ít nhiều về văn bút tôn giáo và làm việc theo tinh thần nói có sách, mách có chứng…muốn góp sức với quí vị trong mục đích cao cả của Wiki xin kính nhờ quí hiền xem lại mấy việc trong bài nầy:

I- WIKI VIẾT (thể hiện sự mâu thuẫn: Chống cộng và có công với cộng sản).

1- qua đó chia cắt một lực lượng tôn giáo mạnh với Mặt trận Việt Minh. Với quan điểm chống vô thần của Việt Minh, ông đã chấp thuận điều kiện này và từ đó trở lại cầm quyền tôn giáo Cao Đài, thực hiện kiện toàn tất cả các cơ sở tôn giáo này. (Chống cộng)

2- Với Đường lối “Hòa bình chung sống” của đạo Cao Đài, đồng bào Cao Đài đã chung sức, chung lòng, luôn đồng hành cùng dân tộc đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ “Nước Vinh, Đạo Sáng”. Đó cũng là tiền đề vững chắc cho đạo Cao Đài tiếp nối đường hướng “Nước Vinh, Đạo Sáng” trong những thời kỳ tiếp theo. (Có công với cộng sản). Hòa bình chung sống đi liền với TRUNG LẬP như phần trích dẫn sau đây rất mong quí hiền xem và chỉnh đốn cho hoàn chỉnh phần lập trường.

      • Đây là văn bút của chính Hộ Pháp để lại: TRUNG LẬP.
  • 0: (01-10-1955): Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức là Đạo Cao Đài chỉ cho phép những Tín đồ của mình phụng sự quốc gia và chủng tộc Việt Nam, chớ không phân biệt màu sắc Đảng Phái.
  • 1: Thánh lịnh ký ngày 21-02-1949 (trích nguyên văn một đoạn).

Nghĩ vì nhà cầm quyền Pháp không thật hành đúng theo Hiệp ước ngày 08-01- dương lịch trên đây nên Hội Thánh nhứt định cho toàn Đạo Hữu CAO ĐÀI GIÁO sẽ đứng trung lập trên hết các đảng phái. THÁNH LỊNH. ĐIỀU THỨ NHỨT: Toàn Chiến Sĩ Cao Đài Giáo sẽ giải giáp đứng trung lập mà thôi. Ngày giờ giải giáp sẽ có lịnh sau và phải đợi có mạng lịnh mới thi hành.

  • 2: Lời thuyết đạo ngày 17-5-1954. (trước khi lên đường dự hội nghị Génève 1954 về Việt Nam ở Thụy Sĩ)..
Bần Đạo sẽ dìu dắt cả Thánh Thể Đức Chí Tôn đến địa vị Trung Lập.
  • 3: Lời Thuyết đạo ngày 14-6-1953.
Chánh sách của Cộng Sản, trước binh vực về quyền lợi của công thợ tức nhiên lấy cái tài sản của chủ nhân đặng họ mua lòng công thợ. Mua lòng công thợ đặng chi? Đặng giục họ làm Cách Mạng cho thành công, khi đã thành công cho họ rồi, họ nắm chủ quyền trong tay thì họ từ từ đi đến địa điểm của họ. 
  • 4: 02.5-Tân Mão (1951)
Bây giờ nói trắng ra Vương Quyền của Việt Nam với Cộng Sản, thà là Bần Đạo giao cái tạo dựng hạnh phúc nòi giống cho nhà Vua hơn là Cộng Sản. 

(Các văn bút trên nằm trong Lời Thuyết Đạo)

  • 5: Paris ngày 21-5-1954 (Âu Du Ký- ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa ghi).

Trong lúc dự tiệc các đại-diện báo-chí có phỏng-vấn Đức Hộ-Pháp về đường lối chánh-trị thì ĐỨC NGÀI đáp rằng "ĐỨC NGÀI sang Pháp với danh-nghĩa Cố-Vấn tối-cao của ĐỨC QUỐC-TRƯỞNG, ĐỨC NGÀI sẽ gặp ĐỨC QUỐC-TRƯỞNG và sẽ thỉnh ý ĐỨC QUỐC-TRƯỞNG mà thôi." Báo-chí hỏi ĐỨC NGÀI có chống Cộng không? ĐỨC NGÀI trả lời rằng: "chúng tôi là người Tôn-Giáo, thay mặt Thượng-Đế cứu vớt tất cả con cái của NGƯỜI, nên dầu kẻ tội lỗi hư-hèn nào cũng cứu vớt hết. Chỉ có Cộng-Sản không chịu nhìn-nhận lòng tin-tưởng nơi Thượng-Đế là tự ý họ mà thôi."

  • 6: Trong di ngôn (14-5-1959) Ngài Viết:

6.1: Bần Ðạo thành tâm cầu nguyện THƯỢNG ĐẾ CAO ĐÀI và PHẬT TỔ ban hồng ân che chở Vương Quốc CAO MIÊN và cho Ðiện Hạ để chóng thực hiện và nhất là thành công vẽ vang Chánh Sách Hoà Bình Trung Lập và Chung Sống Hòa Bình, chính sách đặc biệt ưu ái của Bần Đạo và vì nó mà Bần Ðạo phải hao tổn sức khoẻ và cuộc đời của Bần Ðạo, mà không thể thực hiện được. Bần Ðạo thành tâm ước mong rằng tổ quốc thân yêu của chúng tôi nước VIỆT NAM có thể đeo đuổi Chính Sách ấy trong một ngày gần đây,...

6.2: Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của Chúng Tôi là nước VIỆT NAM đã thống nhứt, sẽ theo chánh sách HÒA BÌNH TRUNG LẬP, mục phiêu đời sống của Bần Ðạo, Tín Ðồ của chúng tôi sẽ di thi hài về TÒA THÁNH TÂY NINH.

@@@

Sự thật thì Ngài không có tín nhiệm chủ nghĩa cộng sản mà cũng không chống chủ nghĩa cộng sản. Vì đạo là chung cho cả nhân loại thì đâu có chống ai. Còn ai không nhìn nhận đạo là quyền tự do của họ…

ĐỀ NGHỊ: Quí hiền xóa bỏ cả 02 đoạn trên và thay vào đó mấy câu ngắn gọn thể hiện lập trường TRUNG LẬP (giữa 02 khối cộng sản và tư bản) của Hộ Pháp.

II- Phần tác phẩm: WiKi viết: Tác phẩm Ông là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó hầu hết về tôn giáo Cao Đài gồm:  Phương Tu Đại Đạo – với bút danh Ái Dân – 1928.  Thiên Thai Kiến Diện – 1927 .  Phương Luyện Kỷ để vào con đường thứ ba Đại Đạo – 1947 .  Mười bài kinh Thế Đạo.  Một số bài thơ, diễn văn … Chú thích

Wiki cũng viết trong đoạn mở đầu:

 Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959), tự là Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo,…

Và WiKi viết:: …Do có trình độ Thành chung, ông được nhận vào một hãng buôn làm công. Thời gian này, ông tham gia cộng tác với các báo như Công luận, La Cloche Fêlée (Chuông rè) củaNguyễn An Ninh, La Voix Libre (Tiếng nói tự do), Lục Tỉnh Tân Văn của ông Pierre Jeantet, ông Gilbert Chiếu làm chủ bút... với bút danh Ái Dân. Đây là những tờ báo ít nhiều cổ vũ tinh thần dân tộc nên trở thành những cái gai trong mắt chính quyền thực dân. Sau khi ông Gilbert Chiếu bị bắt, tờ báo đình bản, ông lại về quê.

NHẬN XÉT:

Trong các tác phẩm wiki liệt kê chẳng hề có biệt hiệu Tây Sơn Đạo. Còn bút hiệu Ái Dân thì chỉ có một tác phẩm duy nhất là Phương Tu Đại Đạo. Vậy sự chính xác là thế nào? Theo thư của ký giả Nam Đình (Nguyễn Thế Phương) gởi cho Đức Hộ Pháp vào năm 1955 thì trong đó có thông tin: - Năm 1925 ông Phạm Công Tắc viết trên báo La Voix Libre (Tiếng nói tự do) và Công Luận có dùng bút hiệu Tây Sơn Đạo. Dĩ nhiên kể từ khi thọ phong Hộ Pháp (1926- là năm ông 36 tuổi chớ không phải 37 như WiKi viết vì ông sinh năm 1890 cơ mà) ông không dùng bút danh đó nữa. [[[ wiki viết: Ông được xem là một trong những môn đệ yêu ái nhứt đầu tiên của Đức Cao Đài, lại là người trẻ tuổi được Đức Cao Đài đặt vào phẩm vị cao quí nhứt của Hiệp Thiên Đài, 37 tuổi đắc phong Hộ Pháp, và kể từ năm đó, ông xả thân hành đạo cho đến ngày sức mỏn hơi tàn, trở về thiêng liêng vị.]]]

- Bút danh Ái Dân ông chỉ dùng có một lần duy nhất trong tác phẩm Phương Tu Đại Đạo (và nói rõ Tác giả giử bản quyền).

- Còn lại tất cả các văn bút khác đều ký tên Hộ Pháp Phạm Công Tắc và không giữ bản quyền.

TÁC PHẨM Ngoài các tác phẩm WiKi nêu còn có những tác phẩm rất quan trong (với danh hiệu Hộ Pháp Phạm Công Tắc).

1- Trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. - Bài Kinh Giải Oan (Phần Thiên Đạo). - Mười bài Kinh phần thế Đạo.

2- Bản hát chèo thuyền.

3- Lời thuyết đạo:

3.1: Diễn Văn và Lời Thuyết đạo từ khi khai đạo (1926) cho đến trước khi bị đày sang Madagascar (1941) đã được hội Thánh ban hành.

3.2: Lời Thuyết Đạo (từ 1946-1955) sau khi ở Madagascar về đã được hội thánh ban hành 04 quyển (từ 1946-1951). Từ 1952 đến 1955 Hội thánh chưa ban hành (Bản lưu hành là của Ban Tốc Ký).

3.3: Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống. (bản Ban Tốc Ký).

3.4: Bí Pháp. (Bản Ban Tốc Ký).

3.5: Thánh Thư Hãi Ngoại (1956-1959).

3.6: Lời Phê (Bản Ban Kiến Trúc)…. huucaotan Huucaotan (thảo luận) 16:39, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]