Thảo luận:Phạm Thế Mỹ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi TQNAM trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

Theo tôi, dòng nhạc chính của Phạm Thế Mỹ phải là Nhạc Vàng. Tất cả những bài của Phạm Thế Mỹ được nhớ tới đều là Nhạc vàng, được các ca sĩ gạo cội của Nhạc vàng như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền... hát rất nhiều. Đó là những bài dành cho người lính miền Nam như Trăng tàn trên hè phố, Những ngày xưa thân ái, Hoa vẫn nở trên đường quê hương... Và những bài nhạc ca ngợi quê hương Nam Bộ như Đường về hai thôn, Thuyền hoa, Thương quá Việt Nam... Trong số các bài hát này, ai nói đó là nhạc Đỏ???

Cho dù sau 1975, ông, và gia đình ông đã phủ nhận những tác phẩm nhạc Vàng của mình và bắt đầu sáng tác nhạc ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng sự thật, Phạm Thế Mỹ vẫn được biết đến với Nhạc Vàng chứ không phải nhạc Đỏ. Thử hỏi các ca sĩ Nhạc Đỏ như Lê Dung, Quang Thọ, Trọng Tấn... Có ai hát mấy bài Trăng tàn trên hè phố, Đan áo mùa Xuân... hay không?

Nếu Phạm Thế Mỹ sáng tác nhạc Đỏ từ đầu thì cho đến lúc này, chả ai biết Phạm Thế Mỹ là ai

Phoipha (thảo luận) 03:47, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC) phoiphaTrả lời

Nếu anh đã nói vậy thì thêm thể loại Nhạc sĩ nhạc vàng cũng ok. Adia (thảo luận) 03:49, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Số lượng Nhạc đỏ, Phạm Thế Mỹ chỉ sáng tác có vài bài, mà lại không mấy người biết. Không thể coi ông này là Nhạc sĩ Nhạc đỏ chỉ vì vài bài hát chẳng mấy ai biết như thế. 92.230.51.96 (thảo luận) 03:59, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nguồn nào cho thấy những bài nhạc đỏ của Phạm Thế Mỹ không mấy ai biết. Mà kể cả thế cũng không phải là lý do để phủ nhận ông không phải Nhạc sĩ nhạc đỏ trong khi ông cũng sáng tác nhạc đỏ. Tiền lệ nào nói là phải có thành tựu về công chúng trong lĩnh vực đấy mới được xếp vào thể loại đấy? Adia (thảo luận) 04:22, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã không mấy ai biết thì làm gì có nguồn ? nếu nhắc đến, thì người ta chỉ nhắc đến cái tên bài hát. Hỏi thật Aida chứ, Aida đã nghe ai hát mấy bài Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng, Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova... chưa ? --92.230.51.96 (thảo luận) 04:43, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lập luận hơi buồn cười nhỉ. Tôi chưa nghe các bài nhạc đỏ cũng như nhạc vàng của ông, điều này có ý nghĩa gì không? Adia (thảo luận) 05:43, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có sáng tác nhạc đỏ thì bị/được coi là nhạc sĩ nhạc đỏ, có gì mà lớn chuyện nhỉ. Bush còn bị xếp vào thể loại Mâng xôi vàng kia kìa. Một ông tổng thống cả đời làm bao nhiêu việc, vậy mà vẫn bị mấy thành viên Wiki "bôi xấu" bằng quả mâm xôi, cũng phải chịu chứ sao. Nếu không làm vậy thì sao đảm bảo được tính hệ thống, đầy đủ, chính xác của bách khoa toàn thư.--123.17.183.95 (thảo luận) 04:42, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi nếu vậy thì chúng ta cứ chấp nhận cho Phạm Thế Mỹ vào nhạc đỏ để nhạc sĩ có thể yên tâm mà ngậm cười nơi chín suối. Tuy nhiên nếu gán mấy bài nhạc Vàng đã nổi danh trước 75 ở Sài Gòn vào một nhạc sĩ nhạc đỏ thì hơi lố bịch, cho nên tôi nghĩ tốt nhất là ông này cũng nên nằm trong nhạc Vàng. Fan nhạc Vàng không chấp nhất Phạm Thế Mỹ nằm trong nhóm nhạc đỏ, chúng tôi chỉ muốn dành lại sự thật thôi. Đó cũng đúng theo tinh thần của Wiki. Không tính chuyện chính trị ở đây làm gì. Kobitgi (thảo luận) 04:50, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sự thật không phải của riêng ai. Tôi cũng chấp nhận đưa Phạm Thế Mỹ vào thể loại Nhạc sĩ nhạc vàng sau khi có lời giải thích của phoipha ở trên. Adia (thảo luận) 05:43, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã được nghe một số ca khúc của Phạm Thế Mĩ và thấy những ca khúc mà người ta cho là "nhạc vàng" quả là có hay hơn những ca khúc mà người ta cho là "nhạc đỏ". Theo tôi, "vàng" hay "đỏ" cũng chẳng thành vấn đề gì, vì Phạm Thế Mĩ vẫn là Phạm Thế Mĩ, miễn là có những bài hát thật hay để lại cho đời là chúng ta khen ngợi và sẽ được mọi người ghi nhớ đời đời. Tôi là một người yêu nghệ thuật, (trong đó âm nhac), tôi cho rằng, thứ nghệ thuật (trong đó có âm nhạc) nào đem đến cho con người những xúc cảm thẩm mĩ trong sáng, vô tư, không vụ lợi, làm phong phú thêm cho tình cảm, làm sáng láng thêm cho tư tưởng... thì đó là thứ nghệ thuật (trong đó có âm nhạc) đáng ca ngợi và nó sẽ sống mãi trong lòng mọi người (dân tộc cũng như nhân loại). Đơn giản có vậy thôi! (LNg.BXL.).

Thế nào là nhạc vàng, thế nào là nhạc đỏ? Một cách gọi, phân biệt lù mù chẳng có đầu ngoài cái xứ nầy. Một tên gọi khinh bỉ cái nầy và lên mặt cái kia.

Tôi chỉ thấy các sáng tác ông Phạm Thế Mỹ là những bài tình ca đượm tình quê hương, nói lên tiếng nói của một người Việt không lìa xa cội nguồn, không tách lìa tình tự dân tộc những ngày quê hương khói lửa tan thương. Tiết tấu bài nầy mượt mà, giai điệu bài kia có dồn bước (một chút marche) nhưng tất cả đều dạt dào yêu thương, đều nâng bước chân người "Sài gòn". Nếu quan niệm ngông, bất cần chuẩn tắc âm nhạc, "vàng" là ủy mị và "đỏ" là hùng ca theo kiểu "sác màu Giao Chỉ" thì Phạm Thế Mỹ chẳng sáng tác bài nào như vậy cả.

Tôi gọi Phạm Thế Mỹ là nhạc sỹ của những tình ca (romance) và tôi yêu nhạc của ông từ mấy mươi năm nay, tôi còn yêu mãi. TQNAM (thảo luận) 13:00, ngày 5 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời