Thảo luận:Phản hạt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman
  1. Một hạt "kết hợp" với phản hạt tương ứng sẽ tạo thành "cái gì" nếu như không là một hạt khác (rất có thể lắm chứ)? Tổng quát, vật chất khi "gặp" phản vật chất tương ứng thì tạo thành cái gì nếu không là một dạng khác của vật chất (có thể lắm chứ)? Nguyên lý "đối xứng" thể hiện ở đâu trong trường hợp này?
  2. Rất nhiều đại lượng vật lý là "có hướng" nhưng tại sao không (chưa) là tất cả? Chẳng hạn, tại sao không xem xét khái niệm "khối lượng âm"? Trong toán học, rất nhiều đối tượng cần được xem xét theo cách như vậy, đã trở nên thực sự hữu ích: độ dài đại số của đoạn thẳng, diện tích đại số của miền phẳng, đường tròn ảo (bán kính âm),...
  3. Tôi thấy định nghĩa khái niệm phản hạt trong bài này còn đơn giản, chưa đầy đủ, chưa thuyết phục. Theo đó, phản hạt của phản hạt là chính nó, nghĩa là mọi hạt đều là phản hạt(!?). Và nữa, momen từ cũng là hạt (và cũng là phản hạt)(!?)
  4. Tôi tin rằng hạt nói riêng, vật chất nói chung, thậm chí cả những đại lượng vật lý nữa (một cách đệ quy), đều có vô số thuộc tính (chứ không chỉ khối lượng, điện tích, spin,...), chỉ là ta chưa khảo sát được chúng hoặc tạm bỏ qua chúng mà thôi (!?)

Xin nhận được ý kiến của các chuyên gia!

Ndm333 (thảo luận) 17:58, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. Hạt + phản hạt => photon. Nguyên lý đối xứng bạn nói là đối xứng nào, không gian, thời gian hay đối xứng gương?
  2. Bạn phải hiểu là vật lý khác Toán học, Vật lý đi từ thực nghiệm đến lý thuyết, dùng lý thuyết để chứng minh/phỏng đoán cho kết quả thực nghiệm, vì vậy những giá trị, đại lượng nào không có ý nghĩa đối với thực nghiệm, vật lý không xét tới.
  3. Momen từ là một đại lượng vật lý gắn với neutron, không phải một hạt, câu văn thành lập chưa được rõ, bạn có thể viết lại.
  4. Trong vật lý không tồn tại vô số, đệ quy, còn việc có các đại lượng vật lý chưa được xét tới là chuyện đương nhiên, trong vật lý lượng tử nó gắn liền với bậc suy biến của các vector trạng thái, nếu thực nghiệm phát hiện ra các vector trạng thái có bậc suy biến giống nhau nhưng lại có một số kết quả nào đó khác nhau, thì buộc phải sinh ra thêm các giá trị mới để giảm bậc suy biến cho vector trạng thái đó. Cái này là quá trình tiệm cận của ngành Vật lý.
  5. Bài Phản hạt còn rất sơ khai, nếu bạn có hứng thú xin mời phát triển.
RBD (thảo luận) 18:31, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
...và khi Ndm333 viết bài thì nên đọc các quy luật của Wikipedia ... đặc biệt là sự đòi hỏi nguồn dẫn chứng vì Ndm333, RBD, tôi hay một thành viên khác đều có quyền tin là hạt X có thuộc tính Y (ngoài các thuộc tính khác) nhưng khi không có tài liệu dẫn chứng thì không ai trong chúng ta có thể viết nó vào trong bài được. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:43, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời