Thảo luận:Quan Vũ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.


Untitled[sửa mã nguồn]

Bài viết có một số lỗi chính tả; đoạn Tào Tháo mưu hại Đỗng Trác không thành sau đó có chữ "tiềm" đáng lẽ đúng chính tả là "tìm" Những đoạn sau có nhiều từ dính với nhau. Hqhieu (thảo luận) 23:14, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)hqhieuTrả lời

Mời bạn sửa, Wiki là dành cho mọi người sửa mà Mag (thảo luận) 23:15, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngoại truyện[sửa mã nguồn]

Đoạn trích dài dưới đây như được copy từ Tam Quốc ngoại truyện, thực ra cũng mang tính giai thoại nhiều chứ không phải từ trong sử sách. Tôi đưa ra khỏi bài.--Trungda (thảo luận) 09:14, ngày 17 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

THƠ ẤU
Quan Vũ (160-219)tên tự là Vân Trường (còn có tên tự khác là Trường Sinh). Ông là người huyện Giải, quận Hà Đông.
Một buổi sáng của năm Kiến Ninh thời vua Linh Đế nhà Đông Hán, lão phương trượng chùa Phổ Cứu của phủ Bồ Châu đang ngồi trong thiền phòng của mình thì có có một bé trai gương mặt hồng hào, cặp mắt to chạy đến xin lão phương trượng được ở lại chùa. Lão phương trượng rất thích chú bé nhanh nhẹn hoạt bát này nhưng chỉ hiềm nỗi nhà chùa không đủ sức nuôi chú. Nhìn em bé có tướng mạo phi phàm lão phương trượng dự đoán tương lai của chú bé không phải tầm thường. Ông bèn đem chú bé gửi gắm cho đôi vợ chồng thợ đá họ Thường vẫn đến làm các công việc về đá trong chùa và dặn dò họ nhớ phải nuôi nấng chú bé thành người.
Vợ chồng người thợ đá họ Thường năm ấy tuổi đã trung niên mà không có con, vì vậy họ rất thương yêu và nuôi dưỡng chú bé cẩn thận. Lại sợ nếu để xảy ra điều gì thì phụ lòng phương trượng nên họ đặt tên cho em là Trường Sinh, với mong muốn mọi sự tốt lành cho đứa bé. Vài năm sau, khi Trường Sinh đến tuổi đi học võ, vợ chồng họ Thường đem hết vốn liếng tích luỹ được để gửi em đến trường tư. Trường Sinh vốn thông minh, ham học, thường chông đèn học đến khuya. Không bao lâu sau, Trường Sinh học thuộc lòng cả bộ sách "Lã thị Xuân Thu".
Khi lớn lên, Trường Sinh không những có tướng mạo phi phàm, uy phong lẫm liệt mà còn có sức khoẻ hơn người. Ngoài thời gian học tập, cậu thường xuyên luyện tập võ nghệ, bài binh bố trận, trẻ con trong làng thường đi theo cậu chơi bời luyện tập. Khi nghe tin vợ chưa cưới của bạn mình Lý Sinh bị con trai của thái thú Bồ Châu là Hùng Dương cướp mất, Trường Sinh nổi giận, cùng bạn đến công phủ kiện Hùng Dương. Hùng Dương cậy thế bố là thái thú Hùng Hổ nên khinh người vu vạ lại cho bọn Trường Sinh. Trong cơn tức giận Trường Sinh ra tay đánh chết Hùng Dương. Sau khi đánh chết Hùng Dương, Trường Sinh không dám lưu lại quê nhà phải tìm đường chạy trốn. Chạy chưa được bao xa thì thái thú Hùng Hổ đem quân đuổi kịp định bắt giữ Trường Sinh. Không kịp suy tính trước sau Trường Sinh giết sạch cả thái thú lẫn quân lính.
Vụ việc đó chấn động cả quan quân, Trường Sinh bị truy nã gắt gao. Một lần trong cơn nguy khốn, Trường Sinh gặp một bà lão đang giặt đồ bên sông bèn xin giúp đỡ. Chưa kịp dứt lời thấy hình mình phản chiếu trên mặt nước, cậu vô cùng ngạc nhiên khi mặt mình đỏ hơn trước nhiều, hai bên mép và dưới cằm mọc ra 5 chòm râu dài. Quay lại không thấy bà lão giặt đồ đâu nữa. Trường Sinh không cần suy nghĩ gì thêm nửa, cứ nhằm cổng thành Bồ Châu mà đi thẳng. Một tên lính gác ngăn Trường Sinh lại, hỏi họ tên. Lúc ấy đúng vào cuối mùa xuân, bầu trời trên cổng thành trong sáng, từng đám mây xốp bay nhẹ, một đàn chim én bay qua làm một chíêc lông vũ xuống đất. Trường Sinh lập tức trả lời: "Tôi họ Quan, tên Vũ, tự là Vân Trường".
Từ đấy suốt cuộc đời chinh chiến cái tên Quan Vũ đã gắn liền với cuộc đời của ông
Sao tui xem phim ngày xưa không thấy từ đại tướng nhỉ,Quan Vũ là đại tướng?Thời này có chức danh này k?--hổng ghét đâu (thảo luận) 02:50, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quan Vũ chết năm nào[sửa mã nguồn]

Bên wiki tiếng Trung viết rằng QV chết năm 220 với ghi chú rằng ông chết tháng 12 (âm lịch) năm Kiến An thứ 24, quy đổi sang dương lịch thì tháng chạp năm Kiến An 24 nằm trong khoảng từ 23/1 tới 21/2/220 và như thế QV chết năm 220 mới là chính xác. Meotrangden (thảo luận) 16:18, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK, tôi đã chỉnh lại.--Trungda (thảo luận) 19:12, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bồ TÁt[sửa mã nguồn]

Quan Vũ có đủ tiêu chuẩn để gọi là Bồ Tát ko ? 118.71.129.156 (thảo luận) 05:34, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có ạ. Mấy thằng vua Mãn Thanh mê tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa quá, tưởng thật, rồi chế ra đủ chức tước truy phong cho Vũ, có cả "chức" "Bồ Tát" nữa. :) Abêxêdê (thảo luận) 08:28, ngày 20 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bỏ lời các nhà sử học[sửa mã nguồn]

Wiki có đoạn phổ biến các nhà sử học cho rằng, dù có chú giải nhưng cũng phải ghi tên ai, làm gì mà cứ ghi các là sao, làm người đọc hiểu là toàn thể nhà sử học. Đây là từ vô nghĩa, tăm tối nhất. Thanhliencusi (thảo luận) 22:52, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bình luận về Quan Vũ[sửa mã nguồn]

tôi đề nghị trích dẫn nhiều nguồn hơn nữa, Quan Vũ trong bài được cho rằng chủ quan, không chịu dưới người khác, nhưng theo Tôi Quan Vũ kém cả trí óc lẫn lòng tự trọng, vì sao ?

  • Không có ai mà HÀNG 2 lần, được coi là có TỰ TRỌNG cả, lạ đời thay người 2 lần đầu hàng như Q Vũ lại được người đời khen. 2 lần hàng đều thể hiện sự bất tài, kém ứng biến để thoát thân. Nếu so sánh với Tào Tháo, dù có gặp khó khăn đến mấy ông ta vẫn ứng phó rất nhanh để thoát. Ở Hoa Dung, Tào cũng không hàng, mà vẫn tỉnh tảo sai bạn của Quan Vũ là Trương Liêu đến xin, rồi tự mình xuống ngựa không chống đối nói ngọt để được đi.
  • Bất tài vì bị BẮT SỐNG, quân thua tan nát, thân mình bị chém đầu, chẳng có gì mà BIỆN HỘ.

Thanhliencusi (thảo luận) 22:57, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Câu sai[sửa mã nguồn]

Tam Quốc Diễn Nghĩa kể tình tiết Quan Vũ trọng nghĩa tha cho Tào Tháo khi ông nhận lệnh đón Tào Tháo thua chạy về ở đường Hoa Dung

từ trọng nghĩa làm cho bài viết không lạnh nữa, mà mang tính ca ngợi. Về bản chất nó cũng không đúng, vì sao ?

  • Vì thói đời, đã NỢ thì phải TRẢ, bác Vũ nhà ta TRÓT vay anh Tào rồi, đánh kém, mưu kém, đầu hàng Tào, Tào nuôi, rồi lấy ngựa xích thố thì lo mà trả, ấy là sự thường có gì mà nghĩa với nghiếc ở đây. Nếu vào hoàn cảnh của Vũ ở Hoa Dung, tôi nghĩ 10 người, 9 người sẽ để cho Tào Tháo đi. Con ngựa mình đang cưỡi mà người cho đứng trước mặt thì giết sao được. Nếu Quan là người có tự trọng, Quan không đầu hàng đã đành, cũng không bao giờ lấy 1 con ngựa. Ô hô, nhưng anh này chỉ là nông dân, võ biền mà thôi, chẳng biết lòng tự trọng là gì, vì món đồ quá hấp dẫn. Kẻ cho đúng là cao hơn 1 bậc, bậc thầy của người nhận, vì chẳng ham chi con ngựa, mà cũng đoán biết được sở thích của đối phương.

Thanhliencusi (thảo luận) 23:05, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Kể ra thì bạn cũng gan thật, dám nói là Quan Công kém, dở, trong khi biết bao nhiêu người tôn sùng ông ta, ngày ngày hương khói đấy. Nhưng tôi cũng từng đọc một số tài liệu, nói ông ta kém chỗ này chỗ kia cũng có, nhưng thẳng thừng mát sát như bạn thì mới gặp lần đầu đấy. Tôi không bảo bạn nói vậy là sai, vì thời đại đã qua lâu rồi và những việc làm của ông ta như thế nào thì tùy cách nhìn của mỗi người (nhưng tôi và bạn không thể làm đồng minh rồi). Nhưng tất nhiên là bạn không thể ghi vào bài rằng "Theo tôi, ông ấy dở, ông ấy bất tài...", trừ phi bạn viết một quyển sách bình luận về Quan Vũ, gửi cho nhà xuất bản rồi ghi nguồn là cuốn sách của bạn, bởi vì theo hiểu biết quá ư là thiển cận của tôi là bạn chính là người xem thường Quan Công nhất rồi đó. Bản thân tôi thấy bài như vậy là được rồi, không cần thêm nữa; nếu bạn muốn thêm thì có thể tự nhiên tìm nguồn và viết (nguồn nói Quan Công cái gì cũng kém ấy).

Câu của Trungda hoàn toàn không hề sai: đó là La Quán Trung kể chứ đâu phải tác giả bình luận. Hành động như vậy vì 9/10 người làm y vậy (chắc gì đã có) thì không đáng gọi là trọng nghĩa, tất cả mọi người trên thế giới đều ăn và ngủ thì nên bỏ phắt từ ăn và ngủ trong từ điển à. Và nếu tôi có nói gì sai thì xin bạn đừng giận nhé. Tôi đang có ý định chuyển sang mảng sử Việt, tạm dừng phần sử TQ; hi vọng chúng ta có thể hợp tác vui vẻ--TT 1234 (thảo luận) 09:52, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC).Trả lời

Vâng, tôi nói thế cũng không phải. Thanhliencusi (thảo luận) 10:18, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Về nội dung dẫn từ bài viết của Trần Tiến trên báo Thể thao văn hóa[sửa mã nguồn]

Bài viết có 1 đoạn sử dụng ý kiến từ bài viết của Trần Tiến trên báo Thể thao văn hóa. Về mặt học thuật, báo chí là nguồn "non" và "đuối" như chúng ta đã thấy nhiều lần, với những vấn đề không phải loại "thời trang", "khoa học thường thức", "showbiz"... Đi sâu vào nội dung, loạt bài viết có nhiều sai sót (đơn cử tác giả nêu mơ hồ rằng "... bằng cách nào đó (!!), Quan Vũ biết trước được trận lụt từ đầu để tận dụng dìm quân Vu Cấm..."). Tôi đã xóa bỏ đoạn này trong bài.Trungda (thảo luận) 09:23, ngày 20 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời