Thảo luận:Quang phổ kế

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  Trong y học và hóa học hiện nay sử dụng thành tựu của vật lý học về quang phổ để định lượng các chất bao gồm: quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ, quang phổ huỳnh quang,hóa phát quang và điện hóa phát quang. Quan trọng nhất là sử dụng quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ có 1 đặc điểm đặc biệt mà Lam be - Bia tìm ra:  Khi chiếu 1 tia đơn sắc qua cùng 1 độ dày của 1 dung dịch chất màu (tương đối loãng) thì mật độ quang tỷ lệ thuận với nồng độ của dung dịch.
  E=K.C    E là mật độ quang
           K là hệ số
           C là nồng độ của chất màu

Nhờ định luật này người ta làm ra máy quang phổ hấp thụ (Spectrophotomet) để phân ly ánh sáng ra tia đơn sắc ( bằng lăng kính, cách tử hoặc kính lọc) từ hồng ngoại cho đến tử ngoại rồi tùy đỉnh hấp thụ của từng dung dịch màu mà chọn bước sóng tia sáng thích hợp để đo nồng độ chất màu đó.

Hầu hết các xét nghiệm sinh hóa trong y học hiện nay được định lượng bằng các máy quang phổ hấp thụ bán tự động hay tự động mà chỉ cần lượng chất chừng micro hay picrogam, chỉ cần 1-2ml máu hay nước tiểu... có thể định lượng mấy chục chất trong đó. Các máy này có áp dụng tiến bộ của máy vi tính để giúp cài đặt phương pháp phản ứng và tính toán và có kèm ủ ấm 37 độ.
Có 3 phương pháp

1-Đo màu điểm cuối của phản ứng. 2-Đo màu mật độ quang chất màu giảm dần hay tăng dần theo thời gian do phản ứng. 3-Đo mật độ quang chất màu thay đổi theo thời gian ở 2 thời điểm của phản ứng. Ngoài ra trong điều kiện nồng độ chất không tỷ lệ thuận với mật độ quang ta có thể định lượng bằng cách pha 1 dãy nồng độ chuẩn. Nồng độ chất cần định lượng gần phù hợp với chuẩn nào ta có thể suy ra nồng độ chất đó. Cách này rất không thuận lợi và thiếu chính xác. Vì thế ta thấy định luật Lam be - Bia quan trọng trong khoa học và y học đến mức nào. Nên nhớ tia sáng phải đơn sắc, phải chọn phù hợp với từng chất màu thì mật độ quang mới tỷ lệ thuận với nồng độ và cho phép ta định lượng.

                  117.4.51.43 (thảo luận) 15:25, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC) Nguyễn Chiến Thắng 
             Khoa Sinh hóa Viện Lao và Phổi[trả lời]