Thảo luận:Tô Tần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Trungda trong đề tài Năm mất

Đông Chu liệt quốc[sửa mã nguồn]

Đây là tiểu thuyết, không thể dùng làm "nguồn tham khảo" được. Bài cũng nên nói tới tình bạn Tô Tần - Trương Nghi. RBD (thảo luận) 14:48, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng mình thấy thực sự thì Tô Tần - Trương Nghi ko nên đề cập đến tình bạn của họ vì bọn họ thực chất chủ yếu làm theo quyền lợi cá nhân thôi. Hình như học trò thầy Quỷ Cốc Tử toàn thế như cặp Tôn Tẫn - Bàng Quyên thì còn giết nhau chứ chẳng chơi. Nghia1991ad (thảo luận) 14:53, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cặp Tô Tần-Trương Nghi chính là phản đề của cặp Bàng Quyên-Tôn Tẫn, cả hai cặp bạn bè đều theo đuổi những mục đích trái ngược nhau, nhưng một cặp thì dùng thủ đoạn tàn độc để đối phó với nhau, cặp còn lại thì tuy vẫn đối đầu nhưng đối xử với nhau theo kiểu cao thượng. Bạn đọc Sử ký không thấy nhắc đến chuyện Trương Nghi vì cảm cái ơn Tô Tần (làm Trương Nghi tỉnh ngộ, biết tự lực cánh sinh, nhưng vẫn thầm phái người giúp đỡ) mà thề không phá kế hợp tung của Tô Tần khi Tô Tần còn làm tướng nước Triệu đó sao? RBD (thảo luận) 17:56, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Uh cũng có thể mình sẽ bổ sung thêm vì mình còn đang tìm tài liệu từ các nguồn khác xem thực sự họ nghĩ ntn về nhau. Nhưng thực sự thuyết hợp tung của Tô Tần có mục đích trái hẳn với thuyết liên hoành của Trương Nghi. Hơn thế nữa trong Truyện Tô Tần có đoạn viết là vì Tô Tần sợ Tần đánh Triệu nên mới khích Trương Nghi thôi. Nhưng dù sao cũng thì việc bổ sung cũng hợp lý. Nghia1991ad (thảo luận) 03:01, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghia1991ad phải nắm được là Tư Mã Thiên đứng trên cái nhìn Nho giáo rất ác cảm với những người thuộc phái Tung hoành gia như Tô Tần, Trương Nghi, Tư Mã cho họ chỉ là những người vụ lợi, vô quân, vô thần, chỉ biết dùng ba tấc lưỡi để kiếm danh vọng. Người đời sau đánh giá hai ông tích cực hơn hẳn, vừa vì cách họ đối xử với nhau, vừa vì tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngoại giao của họ (rất gần với en:realpolitik). Bạn nên tham khảo quyển này (trang 387 - 388). RBD (thảo luận) 03:35, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Rất cám ơn anh RBD đã góp ý, có gì để em sửa và bổ sung. Nghia1991ad (thảo luận) 04:35, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Năm mất[sửa mã nguồn]

Bên zh thấy đề là 284 (chắc là năm mất) sao bên mình đề 309 TCN vậy đâu mới đúng nhỉ :) Mag 18:09, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bên wiki Nhật còn đề là mất năm 317 TCN. Như vậy cần xem lại Sử ký, Đông Chu và các tài liệu khác để xác định lại năm mất (tương đối) chính xác của nhân vật này. Tiện có bác trungda đang ol, mời bác vào góp ý kiến. conbo trả lời 18:18, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Theo quyển Writing Against the State: Political Rhetorics in Third and Fourth Century China thì là 284 TCN, theo (keine) Zeit zum Schlafen? thì lại là 320 TCN, quyển khác The Poetics of Appropriation: The Literary Theory and Practice of Huang Tingjian đưa ra con số 317 TCN. RBD (thảo luận) 18:32, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phụ lục Đông Chu Liệt Quốc (bộ 8 tập, NXB Văn học, 1988) có bảng niên biểu, ghi Tô Tần bị đâm chết năm 316 TCN. Tại sao có căn cứ đó?
Chắc hẳn các chuyên gia căn cứ vào Sử ký. Sử ký (truyện Tô Tần!) chép ông bị đâm "sau khi Yên vương Khoái (320-315) lên ngôi".
Sau khi ông mất, em ông là Tô Đại đã lại di du thuyết (ngay!) với vua Yên (Khoái) và sau đó nói Tô Đại có thông gia với tướng quốc Yên là Tử Chi (người sau này được Yên vương Khoái nhường ngôi). KHoái nhường ngôi cho Tử Chi năm 315 TCN. Do đó, việc Tô Tần bị đâm được áng chừng trong khoảng 320 TCN - 316 TCN là phải thôi. Còn con số 284 TCN thì xin botay.com :D--Trungda (thảo luận) 19:08, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bây giờ thì hết potay. Đã có nguồn về thông tin mới này. Các sử gia hiện đại căn cứ kết quả khảo cổ đã xác nhận Tô Tần hoạt động muộn hơn Sử ký ghi khoảng 30 năm.--Trungda (thảo luận) 03:29, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời