Thảo luận:Thư pháp Đông Á

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhập bài[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị chuyển các thông tin chung chung về thư pháp Á Đông và các thư pháp Á Đông khác Trung quốc về bài Thư pháp, vì thông tin đó hiện chắc ít. Còn để bài này dành cho thư pháp chữ Hán, vì thông tin về chủ đề này rất nhiều. Nếu để cả thư pháp chữ Hán trong bài này thì mất cân bằng và Thu pháp TQ xứng đáng có bài riêng. Nếu tách ra và để TP Á Đông có bài riêng thì có sợ lẻ tẻ quá không? ( dù sao tôi cũng không phản đối phương án này) Tmct 11:55, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đồng ý, sẽ nhập nếu không có ý kiến khác.Deep Questions (thảo luận) 07:27, ngày 10 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi lớn của Thành viên:Xuân Như[sửa mã nguồn]

Toàn bộ nội dung cũ của đoạn Thư pháp Việt Nam đã bị thay, sau đây là đoạn mà tôi cho là không thích hợp. Lí do: Đoạn này nói về thư pháp nói chung, không dành riêng cho thư pháp VN.

Thư pháp là phương pháp viết chữ Hán của người Trung Hoa được nâng lên thành một bộ môn nghệ thuật có tính bác học và vẻ đẹp thẩm mỹ rất cao. Ban đầu, cũng chỉ là các quy chuẩn cho các phép viết của văn tự, nhưng quá trình hình thành và phát triển lâu dài của lịch sử kéo theo nhu cầu thẩm mỹ của con người và xã hội, các quy tắc, chuẩn mực ấy được mang theo nhiều mỹ cảm với nhiều phương thức biểu đạt nghệ thuật khác nhau trên các chất liệu khác nhau. Nghệ thuật ấy được phát huy bởi nhiều nhà thư pháp tài năng qua các thời đại khác nhau và cho đến nay vẫn luôn có không ít người học tập, nghiên cứu và theo đuổi như một hoạt động văn hóa ở đẳng cấp cao.

Tmct 09:17, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong bài Vương Hi Chi nói Lý Tư viết thư pháp không phải là Lý Tư thừa tướng của Tần Thủy Hoàng, nên cần phải có dẫn chứng đáng tin cậy để xem xét vấn đề. 222.252.8.34 (thảo luận) 08:12, ngày 16 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]