Thảo luận:Thiên nga hoang dã

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Băng Tỏa trong đề tài Thi pháp

Lạm dụng từ Hán Việt[sửa mã nguồn]

  • "Truyện cổ-tích" là "old-story tales". Từ bao giờ giới trẻ An Nam phải hiểu tiếng Mẹ Việt thông qua tiếng Bố Mĩ thế nhỉ ?
  • Tiếng Hán ông cha dùng cả ngàn năm không sao, tới lũ con cháu thì tẩy chay chửi bới, dùng sai be bét vẫn cao ngạo cho mình giỏi. Nói tiếng Việt không rành nhưng lúc nào cũng sùng bái tiếng Mĩ, chi bằng đổi WWiki-VN thành Wiki toàn tiếng Mĩ cho rồi. Dịch làm gì cho phí.thảo luận quên ký tên này là của 2405:4802:231:8d70:8d0b:c946:a177:9c39 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 13:06, ngày 31 tháng 5 năm 2021.
Chào bạn, vui lòng tạo tài khoản hoặc log vào một trong những tài khoản rối cũ chưa bị cấm rồi thảo luận. Cảm ơn.  Băng Tỏa  11:21, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thôi sang nước khác sống mẹ luôn đi. Tôi ít ra còn dùng "Quốc văn" nước "Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa Cộng hòa". Bày đặt văn vẻ, cổ phong, là cư dân Hà Nội nghìn năm văn hiến mà ăn nói như dân anh chị (à nhầm "du đãng" mới đúng tiếng Mẹ Việt) Χλόη | Λη Ξυαν 11:22, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cha này cũng sô vanh gớm. – Cậu bé chăn bò 14:46, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cha này cũng sô vanh gớm. – Cậu bé chăn bò 14:46, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

An Nam cũng là từ do người Trung Quốc và Pháp để lại đó nhóc ạ. Baiyue01 (thảo luận) 15:36, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thích thì dùng đi lão già. :) Giờ thử ra ngoài đường nói chuyện với người khác bằng tiếng của ông xem bao nhiêu % hiểu? Ở đó lại thẩm du. – Cậu bé chăn bò 15:41, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chuẩn. Baiyue01 (thảo luận) 15:50, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thi pháp[sửa mã nguồn]

Trong thực tế, Thiên nga hoang dã là một thiên truyện đầy dẫy yếu tố bạo lực, còn các hiện tượng siêu nhiên chỉ có vai trò bổ trợ thứ yếu. Về bản chất, nỗi sợ hãi mơ hồ về quyền kế vị đã khiến bà mẹ kế đày đọa các con riêng của chồng, rồi cũng nỗi sợ mơ hồ về dị giáo đã thúc vị giám mục phao tin đồn nhảm, để rồi nỗi sợ mơ hồ trước áp lực công luận (hoặc dao ngôn) lại buộc người chồng đang tâm xử tử vợ, và rốt cuộc nỗi sợ mơ hồ về sự mất cơ hội thành người đã gián tiếp buộc mười một anh em thiên nga phải nỗ lực trở về hình hài cũ. Câu truyện cứ thế theo tuyến tính dồn dập, nhịp này nối nhịp kia, mà công chúa Elisa hầu như hoặc có vẻ như là nạn nhân và đứng ở vị thế hoàn toàn thụ động.

Từ đấy diễn giải ra, hình tượng anh em thiên nga hoàn hình và lúc nhân vật Elisa được phép cất lời là biểu hiện sự hoàn tất quá trình trưởng thành trong nhận thức cũng như thể chất của mỗi con người. Đồng thời, nhan đề nguyên văn Thiên nga hoang dã cũng là sự nhấn mạnh yếu tố ấu thơ trong đạo đức và trí tuệ con người, khi các hành vi vụng dại chỉ có thể kiềm chế bằng nguyên lý hãm mình (câm lặng và nhịn nhục) - một hành vi căn bản trong đạo lý Công giáo. Mà như thế, hình ảnh anh em thiên nga mặc áo tầm ma trên giàn hỏa tương ứng hình tượng Chúa Jesus mặc áo vải gai lên giảo giá, bổ trợ tích cực cho nguyên lý hãm mình để trưởng thành. Đồng thời, tình tiết đức vua ngắt hoa gài lên ngực nàng công chúa là tín hiệu của hôn nhân, một giai đoạn kế tiếp cho thời kì phương trưởng và cũng là hoàn tất tiến trình phát triển nhận thức chung cũng như cá tính ở người. Hôn sự Elisa lần này tự nhiên hơn chứ không hề là sự gượng ép như lần đầu - khi tuổi đời và trí tuệ nhân vật còn non nớt, chỉ biết tuân thủ sự sắp đặt của đối tượng khác. Ở bản thể truyện, đấy là sự chín dần về kinh nghiệm sống - cũng là một nguyên lý dẫn tới sự trưởng thành. Trước Hans Christian Andersen gần hai thập niên, anh em Grimm đã thể hiện sâu hơn ý tượng này trong đoản thiên Bảy con quạ.

Ngoài ra, tuyến truyện hầu như không tồn tại đối thoại, mà chỉ là những sự kiện hãi hùng cứ choàng vào cổ nhân vật xuyên suốt. Đây được coi là đặc điểm trọng yếu trong các tác phẩm Hans Christian Andersen, mà theo học giới, có bản chất nhạc kịch và tương thích với trào lưu sân khấu thế kỷ XVIII-XIX. Hay cách khác, Thiên nga hoang dã có tố chất kịch bản sân khấu chứ không thuần túy để đọc mà thôi.

Nội dung của các đoạn trên dựa trên cơ sở nào vậy? Sao tôi thấy giống như bình luận, diễn giải của chính người viết quá. Chừng nào bổ sung nguồn đầy đủ thì mới có thể đưa nó vào lại trong bài.  Băng Tỏa  18:55, ngày 2 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời