Thảo luận:Thiên thể Messier

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tên các chòm sao[sửa mã nguồn]

Tôi đọc bài này và có ý nghĩ là tại sao phải nghĩ ra các tên cho các chòm sao khi chúng đã có các tên sẵn sàng để dùng -- các tên Latinh của chúng?!!! Người bảo là con bò, người bảo là con trâu; người bảo là hoàng hậu, người bảo là tiên hậu; người bảo là con rắn sống trong nước, người bảo là con rắn giống đực, người bảo là phía sau của thuyền, người bảo là chỗ tiểu/đại tiện của thuyền...

Theo tôi, người dùng tiếng Việt bình dân không phải ai cũng hiểu được Latinh hay Hán Việt (bách khoa toàn thư theo tôi phải là một cái gì đó đại chúng), mà khi một chòm sao có tên trong một văn cảnh thì không phải lúc nào cũng được giải thích cụ thể. Đặt tên theo tiếng Việt đôi khi giúp dễ nhớ, và dễ hiểu hơn. Vấn đề làm sao dịch sát nghĩa nhất, gắn gọn nhất và được phần lớn mọi người chấp nhận. Nguyễn Thanh Quang 22:43, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Một trong các lý do thành lập ra các hội khoa học quốc tế (hay quốc gia) là để các người đến từ các vùng khác nhau có thể nói chuyện với nhau bằng các dùng các thuật ngữ chung mà ai cũng biết là chúng chỉ cái gì. Trong trường hợp thiên văn học chúng ta đã có các tên Latinh đưa ra bởi International Astronomical Union, tại sao chúng ta còn làm việc "khám phá lại bánh xe"?

Tên này dành cho các nhà khoa học, cụ thể là các nhà thiên văn học sử dụng khi gặp nhau trong các hội nghị, hội thảo quốc tế. Nguyễn Thanh Quang 22:43, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Từ các tên của các chòm sao, chúng ta nên xem xét lại các tên cho các đơn vị đo lường SI và dùng chúng giống như SI đề nghị. Tương tự, chúng ta phải xem xét lại các tên của các nguyên tố và các tên của các chất hóa học, vì các tên này được đề nghị ra từ International Union of Pure and Applied Chemistry. Mekong Bluesman 22:27, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Các đơn vị SI đa phần lấy từ tên riêng nên không dịch, khi dùng trong bối cảnh khoa học quốc tế thì ghi theo quốc tế, còn khi dùng trong sách vở tiếng Việt thì tôi nghĩ để phiên âm cũng không phải là không hay. Chẳng hạn, các nguyên tố hóa học trong tiếng Trung Quốc có chữ riêng để ký hiệu mà không dùng tên gốc latinh như truyền thống phương Tây. Nguyễn Thanh Quang 22:43, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của tôi, dĩ nhiên, cần phát triển thêm -- giống như khi chúng ta đặt ra bảng cho tên các nước chúng ta sẽ có các trường hợp đặc biệt (như "sắt" trong nguyên tố hóa học, "giờ" trong đơn vị SI, ...).
Khi chúng ta dùng các tên được đề nghị bởi các tổ chức khoa học quốc tế cho tên các bài thì chúng ta:
  1. không mất thời giờ thảo luận để tìm các tên chưa có trong tiếng Việt
  2. Không phải tranh cãi là phải viết như "niutơn" hay "niutân"
  3. có một chỗ nhất định để redirect các tên "bình dân" hay "tên Việt" về đó, khi chúng ta tìm thấy chúng trong tương lai
  4. trong lãnh vực hóa học chúng ta không phải tìm các dịch cho các chữ như "cis-", "trans-"...
Mọi người nên nghĩ kỹ về đề nghị của tôi. Nó sẽ làm mọi việc dễ hơn cho các người viết rất nhiều.
Mekong Bluesman 23:11, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]