Thảo luận:Tiểu thuyết

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Có một câu hỏi nhỏ mà nên đặt vào đây, tại sao gọi là tiểu thuyết (小说), chữ tiểuthuyết có thể giải nghĩa là gì không? Lưu Ly (thảo luận) 15:57, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Liệu có phải nó xuất phát từ tiếng Trung, nếu như vậy, bác nào biết tiếng Trung có thể đọc wiki, hay tài liệu từ tiếng Trung xem cách cắt nghĩa cụm từ này như thế nào 125.214.13.123 (thảo luận) 02:04, ngày 16 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Lại xuất hiện khái niệm: trung thuyếtđại thuyết, cần làm rõ vì nó có thể phát triển thành bài viết. Lưu Ly (thảo luận) 06:31, ngày 16 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vừa đọc kỹ nội dung bài tiểu thuyết do doanvanvung đưa lên này, thấy khá tương đồng với cách hiểu của tôi mà tôi vừa đánh máy. Hic, trước đó có đọc mục từ này đâu, cứ nghĩ nó cũng như kiểu tóm tắt lại giáo trình đại học và còn sơ sài, nên thậm chí còn ko nghĩ là "trung thuyết" và "đại thuyết" là cái có trong bài, tưởng là kiểu hỏi...bắt bí của bác Lưu Ly :-), tuy nhiên tôi cũng cứ đưa tạm lên đây suy nghĩ của cá nhân. Ngoài ra, tôi sẽ lưu ý trong những ngày tới để cố gắng truy nguyên nguồn gốc của khái niệm:

Tôi chưa hỏi/tìm được tư liệu để trả lời HiệpTuấn Anh về cái gọi là “tiểu thuyết” trong sự đối sánh với “trung thuyết” và “đại thuyết”. Tôi chỉ nhớ láng máng trong những gì mà tôi đã đọc ngày xưa, và xin diễn giải theo cách hiểu của tôi: rằng khái niệm “tiểu thuyết” với dạng thức Hán tự và ý nghĩa đích thực của khái niệm, phát xuất từ giai đoạn cổ đại trong văn học Trung Hoa, dùng để chỉ một dạng thức văn chương ghi chép lại những truyện tầm phào trong dân gian, những vấn đề vụn vặt của đời sống con người thường nhật, ko đáng tin cậy vì có thể có tình tiết hư cấu. Dĩ nhiên quan điểm về tiểu thuyết như thế này ko thế nhìn nhận ở góc độ lý luận hiện đại, nhưng có thể hiểu được trong bối cảnh mà cái gọi là văn học đích thực đối với Trung Quốc cổ đại ko phải là những tác phẩm chuyên trở vai trò của triết họcsử học (như trong văn học Nhật Bản), mà là chính triết học (như Đạo Đức kinh, Tứ thư v.v.) và sử học (như Sử ký Tư Mã Thiên).
Thường thấy khái niệm tiểu thuyết nhưng hiện chúng ta ko bắt gặp trung thuyết hay đại thuyết (mặc dù tôi cho rằng có khái niệm này, nhưng ko phổ biến), cũng bởi như trên tôi đã nói: cái đã được đương nhiên thừa nhận là văn học, người Trung Quốc ko cần gọi nó bằng chính tên thể loại, còn cái ngoại biên của văn học hay cận văn học (theo quan niệm cổ) có tính cấp thiết hơn trong việc khu biệt khái niệm (hic: ngoại đề một tí có thể ko hoàn toàn chính xác, “tiểu dự án” thì gặp nhiều, nhưng “đại dự án” thì chưa nghe bao giờ).
Ở Nhật (xin xem thêm Văn học Nhật BảnTruyện kể Genji), tiểu thuyết nói chung và văn học (với nghĩa hiện đại) xuất hiện rất sớm chính bởi vì đó là một nền văn hóa ko sản sinh ra những học thuyết chính trị, tư tưởng, triết học lớn như Trung Quốc, mà tác phẩm phản ánh tâm tư, tình cảm, đời sống gần gụi của con người được đề cao rất mực bởi những nữ sĩ cung đình, những đại diện của một nền văn hóa thiên về cái đẹp tinh tế và nữ tính. Truyện kể Genji cho thấy khái niệm tiểu thuyết theo nghĩa đích thực của nó: gắn với truyền thống truyện (monogatari) xuất xứ từ các bài ballad cổ xưa được tập hợp và xâu chuỗi thành cốt truyện, truyện Genji là sự kết hợp của nhiều tiểu truyện, tạo nên các chương hồi mà mỗi chương có thể được như một tác phẩm hoàn chỉnh, dù kết hợp với nhau chúng vẫn phản ánh được tiến trình xuyên suốt của thời gian và thể hiện được quy luật nhân quả của sự kiện. Cho đến thời hiện đại, khái niệm tiểu thuyết (shōsetsu), của Nhật Bản vẫn chỉ một thể loại văn học trải dài từ những thiên truyện cực ngắn (mà Kawabata gọi là “te no hira no shōsetsu” (truyện trong lòng bàn tay), hay Tanagokoro no shōsetsu (truyện cầm tay) cho đến trường thiên, tuy trường thiên vẫn chủ yếu gắn với khái niệm “monogatari”. Thế nhưng, ngay cả các monogatari, như trên đã nói, cũng là sự kết hợp của một loạt các truyện nhỏ mà mỗi truyện đều có thể tách ra khỏi tác phẩm như một tiểu truyện phản ánh những đề tài nhỏ trong sự cấu thành một chủ đề lớn của toàn tác phẩm.
Phương Tây cũng cho thấy một số ví dụ tương tự, khi hệ hình thể loại tiểu thuyết dùng để chỉ những tác phẩm gắn với nhân sinh quan nhiều hơn, trong sự đối sánh với các thể loại kinh điển như sử thi hay anh hùng ca, thậm chí kịch (bi kịch và hài kịch cổ điển), vốn thường thấy biểu hiện của đề tài hoành tráng và chủ đề toàn dân.
Khương Việt Hà (thảo luận) 07:19, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Gõ từng này chữ cũng mất 30p là ít (với tôi chắc hơn) nhưng nỏ được thông tin chi trơn. Cứ từ từ tra sách rồi trả lời cũng được mà. Lưu Ly (thảo luận) 08:02, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Haha, Lưu Ly bị sa vào mê cung của ngôn từ, đọc một hồi rồi chợt thấy nỏ được thông tin chi trơn :-D. Ít nhất bác cũng được một thông tin rằng đoạn đó chả có gì. Thường khi, có những vấn đề tưởng như rõ mười mươi, đến lúc hỏi cặn kẽ mới thấy rõ ràng rằng ta rất mù mờ và 30 phút cũng ko thể khiến ai đó gõ được một đoạn dài thế trong khi tôi chỉ mất chưa đến 10 phút; và điểm khác nữa: 99% các câu hỏi đều có thể được người hỏi tự tìm ra câu trả lời. Đùa dzậy thôi, nếu bác kiên nhẫn, thay vì tự đi tìm câu trả lời mà muốn thưởng thức cảm giác được chờ đợi, bác cứ đợi đấy, hôm nào tôi tìm ra mấy đoạn trong sách cổ đưa lên cho nó ko còn là sự tán phét của bản thân, mà tôi nhớ láng máng thì có một cuốn của Lỗ Tấn, và một phần trong cuốn sách Lý luận văn học so sánh Trung Quốc, tuy nhiên ở nhà tôi hiện nay ko có 2 cuốn này. Khương Việt Hà (thảo luận)
Vẫn chưa có câu trả lời, trả vốn chi cả? Lưu Ly (thảo luận) 05:16, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thực sự là tôi chưa tìm ra dù đã hỏi mấy nơi (phòng lý luận văn học, phòng văn học trung đại ở cơ quan). Tôi đã từng đọc về điều này, lâu rồi, nhưng ko nhớ trong cuốn nào. Xem lại cuốn Lỗ Tấn có bàn về tiểu thuyết cũng ko thấy nói đến. Khương Việt Hà (thảo luận) 05:23, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về đại thuyết, trung thuyết[sửa mã nguồn]

Tôi vừa tìm được trang này nói về đại thuyết và tiểu thuyết, không biết có chính xác không, nếu cần tôi sẽ thêm vào chú thích cần dẫn chứng để tìm hiểu thêm:

Doanvanvung (thảo luận) 11:04, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]