Thảo luận:Trương Phụ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Rotceh trong đề tài Trận thành Đa Bang
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Còn một số tư liệu về Trương Phụ, nhưng chưa kịp dịch hoàn chỉnh. Vương Ngân Hà 14:36, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viết con số[sửa mã nguồn]

Trong bài có một số cách viết con số theo kiểu Anh Mỹ (dùng dấu phảy (,) ngăn cách số hàng ngàn, đôi chỗ không dùng. Theo tôi nên thống nhất viết liền không dùng dấu chấm hay phảy để đỡ lầm lẫn, hoặc gọi theo đơn vị vạn người.--Trungda 07:33, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trận thành Đa Bang[sửa mã nguồn]

Về trận này, sử ta ghi là tướng nhà Hồ đục thành cho voi ra đánh, nhưng bị thua, quân Minh theo đó mà vào, có lẽ không hợp lý, chẳng ai từ xưa đến giờ lại đang khi đánh nhau tự đục thành ra cả. Minh sử chép trận này chi tiết và có lý hơn Rotceh 21:43, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời


Ngày 11 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [19/1/1407]

Chinh thảo An-Nam bọn quan Tổng-binh Tân-Thành-hầu Trương Phụ chiếm được thành Đa-Bang.

Trước hết Trương Phụ cho Cao Sĩ Văn cùng thủy quân lưu tại cửa sông chợ Cá-Chiêu, để sẵn sàng tiếp ứng cho Chu Vinh [tại Gia-Lâm]; riêng đích thân đốc suất đại quân cùng Phó Tướng-quân Tây-Bình-hầu Mộc Thạnh phối hợp tấn công. Tại đây giặc làm hàng rào ra đến tận bờ sông, còn ngay dưới thành Đa-Bang thì đất bằng có thể trú quân. Tuy nhiên thành đất xây cao dốc, dưới thành đào hào sâu, trong hào bố trí chông tre dày đặc, ngoài hào có rất nhiều hố ngầm cắm chông để làm cạm bẫy người, ngựa. Trên thành phòng bị nghiêm nhặt, giặc đông như kiến.

Sau khi đã hoàn tất dụng cụ đánh thành, bèn hạ lệnh trong quân rằng:

“Giặc chỉ dựa vào thành này mà thôi; đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này, ai leo lên trước không kể cấp bực cao thấp, lập tức được thăng thưởng.”

Do đó quân sĩ đều hăng hái liều mình. Ngày này bọn Trương Phụ hội ý phân công tại bãi cát, Phụ đánh thành phía tây nam, Thạnh đánh thành phía đông nam. Sau khi phân công xong, sai một số tướng sĩ nhắm cách mục tiêu định đánh khoảng 1 dặm, chuẩn bị dụng cụ để công thành. Tối hôm đó dập tắt lửa, hẹn quân sĩ đến giờ trèo thành, mới nổi lửa thổi tù và làm hiệu lệnh. Vào canh tư, Phụ sai Đô-đốc Thiêm-sự Hoàng Trung âm thầm mang công cụ vượt hào đến tây nam thành, dùng thang mây [1] dựa vào thành. Đô Chỉ-huy Thái Phúc leo lên trước, dùng dao chém loạn xạ, bọn giặc kinh hoảng la báo động, trên thành lửa sáng rực, tiếng kèn, tù và huyên náo. Dưới thành quân sĩ hăng hái liều mình leo tiếp, bọn giặc kinh hoàng không kịp trở tay, gạch đá tên đạn không tung ra được, vội nhảy xuống thành bỏ chạy.

Quân ta tiến vào thành, tướng giặc từ thành nội dàn trận tiếp chiến, xua voi cho đi trước. Phụ sai Du-kích Tướng-quân Chu Quảng xua kỵ binh che hình vẽ sư tử [2] để ngăn voi, bọn Thần-cơ Tướng-quân La Văn bắn súng thần cơ yểm trợ. Voi sợ sệt, lại bị thương vì tên đạn nên chạy lui vào chỗ giặc tụ tập, khiến bọn chúng hoảng loạn tan rã. Quan quân đuổi dài; giết bọn tướng giặc Lương Dân Hiến; Thái Bá Nhạc; truy kích đến núi Tản-Viên, giặc dẫm đạp lẫn nhau hoặc bị giết không kể xiết; thu 12 thớt voi, còn khí giới đếm không xuể. [3]

[1]Thang mây tức vân thê, là loại thang xếp đặt trên bệ, bệ được gắn 6 bánh xe để tiện di chuyển. Khi thang dựng và ráp, dựa vào trục thẳng đứng với bệ, nên có thể lêo lên từ bệ để quan sát trong thành, cũng có thể dựa vào thành để trèo vào. Vì thang cao như với tới mây nên gọi là vân thê. [2]Hình sư tử để nhát voi sợ. [3]Minh thực lục, Quyển 62, trang 893.