Thảo luận:Uyên ương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 58.186.67.105 trong đề tài Đám cưới không dùng uyên ương

Đám cưới không dùng uyên ương[sửa mã nguồn]

Tuy đôi uyên ương là biểu tượng cho lứa đôi yêu nhau, song người Trung Quốc không dùng đôi uyên ương mà dùng đôi nhạn (1 loài giống ngỗng trời) trong lễ cưới hỏi, chuyện dùng "đôi uyên ương" hẳn là người viết bài tự suy diễn ra, mà tôi đã nói trong phần thảo luận của họ Yến. Đôi nhạn được quy định là dùng trong lễ Nạp thái, lễ này, theo phong tục, nhà trai phải đem đến nhà gái 1 đôi chim nhạn - về sau nhạn khó bắt nên dùng con ngỗng cũng được. Đây là 1 trong những lễ quan trọng trong đám cưới Trung Quốc, mà người Việt Nam ta cũng bị ảnh hưởng nhiều. Tôi cũng nói thêm là lễ cưới Trung Quốc không chỉ đem con Nhạn thật, mà họ thêu cả nhạn lên gối, lên mền, lên áo...Tục này hiện còn lưu giữ ở 1 số nhà quê Việt Nam và tất nhiên vẫn còn ở nhiều gia đình Trung Quốc. Dù gì đi nữa vẫn không được cải biên nó thành đôi uyên ương, theo cái tính ưa suy diễn thường khi rất tai hại.

Phần "bạn có biết" rút ra đoạn "suy tưởng" này để đưa lên, như vậy không khác gì những sạp bệt ngoài chợ, phần "bạn có biết" của Wiki chỉ toàn tung tin đồn nhảm: bạn có biết 1 + 1 = 3 ? Đúng là không biết thật vì nó có đâu mà biết Xiaoao (thảo luận) 09:32, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vừa thấy trong bài Đám cưới người Việt cũng có nói về vụ chim nhạn, còn chim uyên ương chưa từng nghe có người bắt nó đem đi hỏi cưới cả Xiaoao (thảo luận) 09:55, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi google được khá nhiều nguồn nói về việc người TQ dùng chim uyên ương làm lễ vật cho đám cưới người Trung Quốc [1], đưa tạm vào bài 2 nguồn để bạn kiểm chứng thông tin.
Đoạn đó trong bài nguyên là do ai đó dịch từ bài tại Wiki tiếng Anh chứ cũng không phải tự sáng tác, đến giờ bài bên en.wiki vẫn còn nội dung tương ứng.
Tmct (thảo luận) 10:05, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo cái google thì dùng con vịt này như 1 biểu tượng có "khá nhiều", tôi không ý kiến vì ai cũng biết người ta gọi đôi tân lang nương là 1 đôi uyên ương. Nhưng dùng như "lễ vật" nghĩa là ôm tới hỏi cưới thì chỉ có 1 vài, chưa ai kiểm chứng được người viết có suy diễn hay không. nhưng ở đây có tiếng Anh là có miếng - đành chịu. Xiaoao (thảo luận) 10:26, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu này ...Biểu tượng uyên ương cách điệu hóa cũng được sử dụng trong các đám cưới của người Trung Quốc đúng, xem thêm bức tranh này và nội dung rất ngắn ở đó bằng tiếng Anh.
Câu này ...Thời xưa, những đôi uyên ương được dùng làm lễ vật tại đám cưới ở Trung Quốc như là biểu tượng của lòng chung thủy... phải kiểm tra lại, các link do Tmct đưa ra chỉ nói là ...the mandarin duck (pairs are sometimes given at Chinese weddings as a symbol of fidelity)......mandarin tends to mate for life; hence for this reason it was regarded as a symbol of conjugal devotion, which was why pairs were taken to Chinese weddings in bygone years... nên được hiểu như là các đôi uyên ương (không chỉ rõ uyên ương thật hay uyên ương hình vẽ) được dùng trong các đám cưới nhưng không hẳn/không phải đã là lễ vật để cưới hỏi mà chỉ dùng (nếu là tranh vẽ) để trang trí cho đám cưới.Song song (thảo luận) 11:31, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cùng với nguồn thứ hai:

I am a great admirer of those birds that form pair bonds for life, or do their best to stay faithful: these include the swans, the mandarin duck (pairs are sometimes given at Chinese weddings as a symbol of fidelity)

Cả hai nguồn đều viết "as a symbol" chứ không phải "mandarin duck symbol". Nguồn số 2 ghi rõ là tặng (give). Cả hai nguồn không nói gì đến tranh vẽ/tranh thêu hay bất cứ thứ gì có hình uyên ương ngoại trừ chính con uyên ương.

Đoạn ...mandarin tends to mate for life; hence for this reason it was regarded as a symbol of conjugal devotion, which was why pairs were taken to Chinese weddings in bygone years..., dịch chính xác thành: "...uyên ương có xu hướng cặp đôi trọn đời; vì thế loài này được coi là một biểu tượng của..., đó là lí do vì sao thời xưa các cặp [uyên ương] đã được mang đến các lễ cưới Trung Hoa."

Lưu ý xét ý toàn câu xem "pairs" là đôi/cặp gì. Câu này không đả động gì đến tranh ảnh; chủ thể duy nhất của phần đầu (mandarin duck tends to mate for life) chính là loài uyên ương. Do đó "pairs" này chỉ có một cách hiểu duy nhất là "pairs of mandarin ducks".

Tôi đồng ý chữ "lễ vật" không chính xác, sẽ sửa thành "quà tặng". Tmct (thảo luận) 12:00, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Song nhạn tân hôn" là câu thường thấy trong đám cưới. Mình nghĩ bài này có vấn đề, uyên ương không phải là lễ vật chính trong đám cưới, nó là biểu tượng của lứa đôi. 58.186.67.105 (thảo luận) 12:38, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời