Thảo luận:Vườn quốc gia Núi Chúa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Trình bày của bài

Trình bày của bài[sửa mã nguồn]

Bài này, tại mỗi tiểu mục đề, có tên của một số người. Nếu đây là các tác giả và họ chưa/không cho phép Wikipedia mang nghiên cứu của họ vào bài thì chúng nên được bỏ đi. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:22, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu hỏi về bản quyền của các tác giả (họ đã cho phép dùng chưa?) của tôi bên trên đã gần một tháng mà không có trả lời nên tôi mang bài này ra biểu quyết xóa bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:54, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo thủ tục để thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt một khu bảo tồn trở thành vườn quốc gia thì ban quản lý khu rừng đặc dụng đó cần có bản trình và bản khảo sát điều tra về khu hệ sinh vật của khu rừng đặc dụng đó. Tài liệu này phải được công bố mang tính đại chúng. Trong bài viết có 1 số thông tin có thể bị cho là thuộc các công trình nghiên cứu của cá nhân, vậy theo tôi sẽ bỏ phần thông tin mang tính nhạy cảm này, bài này nên để sửa chữa.--Silviculture (thảo luận) 12:25, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn Silviculture đã giải thích. Như vậy thì chỉ có các phần dưới (mà Silviculture đã chyển ra đây) là có thể thuộc nghiên cứu cá nhân, đúng không? Vậy thì tôi đồng ý di chuyển chúng và giữ bài để sửa. Mekong Bluesman (thảo luận) 12:46, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần Tham khảo[sửa mã nguồn]

Phần Tham khảo của bài này quá lớn và có khả năng rất lớn là có nhiều tài liệu trong danh sách không liên quan đến chủ đề của bài này. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:40, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần có vấn đề về nguồn gốc thông tin[sửa mã nguồn]

ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT[sửa mã nguồn]

Năm 2002, nghiên cứu do Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng II đã ghi nhận và xây dựng danh lục thực vật rừng của VQG Núi Chúa bao gồm 1.265 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, nằm trong 79 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau (Xem bảng 4.1). Do nằm ở gần cuối dãy Trường Sơn và vùng Đông Nam Bộ nên hệ động và thực vật của VQG Núi Chúa, nói chung, có quan hệ chặt chẽ với hệ động - thực vật của dãy Trường Sơn Nam, của miền Đông Nam Bộ, cũng như của Việt Nam. Riêng về quần hệ thực vật của VQG Núi Chúa cũng có sự ảnh hưởng của 4 nhân tố di cư của khu hệ thực vật Châu Á như:

- Từ phía Nam lên: Là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia - Indonexia với đặc trưng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).

- Từ phía Tây và Tây-Nam sang: Là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật; An Độ - Miến Điện với các họ đặc trưng: Họ Tử vi (Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Tung (Datiscaceae), họ Gòn (Bombacaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) v.v... Những họ này có hầu hết các loài cây rụng lá trong mùa khô, hình thành các kiểu rừng kín nửa rụng lá và rựng lá ở việt Nam.

- Từ phía Tây Bắc xuống: Là luồng thực vật á nhiệt đới và ôn đới của khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Qúy Châu Trung Quốc với các họ đặc trưng như Họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Gấm (Gnetaceae), họ Chè (Theraceae), họ Tích (Aceraceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae) v.v Hầu hết loài cây trong các họ này là cây lá rộng thường xanh có nguồn gốc của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới.

- Từ hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa xuống với các họ đặc trưng: Họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae) v.v..

* Thực vật quý hiếm: Đã ghi nhận được 35 loài quý hiếm (theo cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định 48 CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2002 và Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế - TUCN), thuộc 13 họ thực vật khác nhau, trong đó đáng chú ý 2 họ có số loài quý hiếm nhiều là Họ Fabaceae: 10 loài và 3 Họ Hạt trần: 11 loài, chúng là những thực vật thuộc hệ thực vật ôn đới Hymalaya- Vân Nam Quý Châu Trung Quốc. Đáng chú ý là đã ghi nhận được 5 loài đặc hữu

Đặc trưng của thảm thực vật trên các vùng sinh thái: Xác định vùng khô hạn (arid region) và vùng bán khô hạn (semi-arid region) chủ yếu dựa vào chỉ số khô hạn (aridity indice) và dựa vào các dữ liệu về đất, địa hình và thảm thực vật. Độ khô hạn sinh khí hậu phụ thuộc vào lượng nước nhận được từ mưa và lượng nước mất đi do bốc hơi và thủy xuất: độ khô hạn tăng lên khi vũ lượng giảm và khi độ bốc hơi tăng lên. Vì vậy, giá trị của tỷ lệ P/ETP (trong đó P là vũ lượng trung bình hằng năm và ETP là lượng bốc hơi trung bình hằng năm) sẽ được dùng để xác định giữa vùng khô hạn và bán khô hạn.

Tỷ lệ P/ETP thường được dùng hơn là hiệu số P – ETP vì hiệu số này chỉ tham chiếu đến lượng nước và có thể giống nhau ở các điều kiện khí hậu khác nhau (thí dụ P – ETP = 400 có thể là từ 1000 – 600, hay 800 – 400, hay 600 – 200, vv). Mặt khác, trong vùng khô hạn và bán khô hạn, tỷ lệ P/ETP diễn đạt độ khô hạn tốt hơn, bởi vì nó cho cùng một giá trị cho tất cả các điều kiện khí hậu, nơi mà lượng nước mất đi tỷ lệ với lượng mưa nhận được. Độ khô hạn gia tăng tỷ lệ nghịch với tỷ số này. Hơn nửa, tỷ lệ này chính xác trong những vùng khí hậu có mùa tương phản cao, vì nó đại diện tốt cho tỷ lệ ETR/ETM (trong đó ETR là lượng bốc hơi thực sự của hệ thực vật – đất, ETM là lượng bốc hơi cực đại không xét đến sức giữ nước) được dùng rộng rãi để xác định năng suất sinh khối. Trong những vùng này, vũ lượng hằng năm (P) có thể đại diện thích hợp cho ETR và lượng bốc hơi (ETP) gần với ETM, là giới hạn trên của nó.

Tỷ lệ P/ETP cũng được FAO sử dụng trong việc nghiên cứu mức độ sa mạc hóa (Riquier and Rossetti, 1976) và cũng được sử dụng trong việc xác định các vùng sinh khí hậu. Căn cứ trên tỷ lệ này có thể xác định 4 mức độ khô hạn khác nhau có liên quan đến các yếu tố địa lý thường được các nhà khí hậu học và sinh học sử dụng: 1) Vùng khô kiệt (hyper-arid zone) (P/ETP < 0.03) Đây là vùng khí hậu sa mạc thực sự, có lượng mưa rất thấp và bất thường, những vùng này không có các loài thực vật thường niên. 2) Vùng khô hạn (arid zone) (0.03 < P/ETP < 0.20) Thực vật vùng này mọc rãi rác hay thành từng cụm, cấu trúc bao gồm những cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây thân mộng, cây bụi có gai hay không lá. Đặc trưng của vùng này là lượng mưa hằng năm thay đổi từ 80-150 mm và từ 200-350 mm. Biến động vũ lượng giữa các mùa mưa là từ 50 – 100 %. 3) Vùng bán khô hạn (semi-arid zone) (0.20 < P/ETP < 0.50) Đây được xem như là vùng chuyển tiếp, cấu trúc bao gồm những cây bụi nhiệt đới và savan. Lượng mưa hằng năm thay đổi từ 300-400 mm và từ 700-800mm. Biến động vũ lượng giữa các mùa mưa là từ 25% và 50 %.. 4) Vùng bán ẩm (sub-humid zone) (0.50 < P/ETP < 0.75) Vùng này bao gồm các svan nhiệt đới, rừng cây bụi. Biến động vũ lượng giữa các mùa mưa ít hơn 25%.

Dựa trên đặc điểm khác biệt cơ bản của yếu tố khí hậu vùng có thể nhận biết được 2 vùng sinh thái chính trongVQG Núi Chúa. Hai vùng này có sự khác nhau khá rõ rệt về địa hình, khí hậu, tổ thành, cấu trúc, thành phần loài cây ưu thế, đặc hữu và quí hiếm.

Như vậy, căn cứ vào số liệu khí tượng của khu vực, với tỷ lệ P/ETP = 706/1827 = 0,39 và lượng mưa hằng năm P từ 700-800 mm và biến động vũ lượng giữa các năm ít hơn 25% có thể xếp vùng khô hạn Núi Chúa thuộc vùng bán khô hạn.

ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT[sửa mã nguồn]

Đa dạng sinh học Lưỡng cư- Bò sát[sửa mã nguồn]

Kết quả phân tích đã xác định được 19 loài LC (có một loài chưa khẳng định), 26 loài BS (có 3 loài chưa xác định và một loài cần thẫm định thêm). Ngoài ra chúng tôi đã quan sát và điều tra được 14 loài BS khác. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Phân viện Điều tra Qui hoạch rừng II (1997), nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2002) với 53 loài LC-BS (17 loài LC, 36 loài BS) được ghi nhận đã bổ sung cho danh lục LC-BS VQG Núi Chúa 15 loài (5 loài LC, 10 loài BS). Tổng hợp kết quả nghiên cứu của chúng tôi đến năm 2005 và thừa kế các kết quả trước đây, chúng tôi xác lập danh lục LC-BS VQG Núi Chúa gồm có 86 loài (25 loài LC, 61 loài BS), như vậy chúng tôi đã bổ sung thêm 33 loài (8 loài LC, 24 loài BS).

Độ đa dạng về loài ở thứ hạng giống: có số lượng giống trên 30% so với cả nước, trong đó:

- Lớp LC (Amphibia) có 11 giống, có 6 giống chỉ có 1 loài, 2 giống có 2 loài, 1 giống có 3 loài, 1 giống có 5 loài và 1 giống có 7 loài.

- Lớp BS (Reptilia) có 41 giống, trong đó 30 giống chỉ có 1 loài, 11 giống có 2 loài, 3 giống có 3 loài. Độ đa dạng về loài ở thứ hạng Họ: có số lượng trên dưới 60% so với cả nước, trong đó:

- Khu hệ LC VQG Núi Chúa có 5 họ, đó họ Ếch nhái (Ranidae) chiếm ưu thế với 14 loài, kế đến là họ Nhái bầu (Microhylidae) với 6 loài và họ Ếch cây (Rhacophoridae) với 3 loài.

- Khu hệ BS có 14 họ, trong đó họ rắn nước (Colubridae) chiếm ưu thế với 13 loài, kế đến là họ Tắc kè (Gekkonidae) với 10 loài và họ Nhông (Agamidae) với 9 loài.

Đối chiếu với toàn quốc bức tranh bằng số được thể hiện trong bảng 4.22: Theo danh lục ếch nhái, bò sát Việt Nam (2005).

- Khu hệ LC Việt Nam có 162 loài, 35 giống, 9 họ, 3 bộ; khu hệ LC VQG Núi Chúa có 25 loài, 11 giống, 5 họ, 1 bộ, chiếm tỉ lệ tương ứng so với toàn quốc là 15,4%; 31,4%; 55,6% và 33,3%.

- Khu hệ BS Việt Nam có 296 loài, 121 giống, 23 họ, 3 bộ; khu hệ BS VQG Núi Chúa có 61 loài, 41 giống, 14 họ, 2 bộ, chiếm tỉ lệ tương ứng so với toàn quốc là 20,6%; 33,9%; 60,9% và 66,7%.

Nguyễn Ngọc Sang - ITB

Đa dạng sinh học về Chim[sửa mã nguồn]

Kết quả khảo sát tại VQG Núi Chúa đã lập được 87 danh sách 10 loài chim, trong đó khu vực Thái An – Vĩnh Hy 48 danh sách, Kiền Kiền – Suối Giếng 17 danh sách, Bình Tiên 15 danh sách và khu vực ven biển – Đầm Vua 7 danh sách. Tổng số loài ghi nhận được tại VQG Núi Chúa là 155 loài thuộc 14 bộ và 36 họ. Những họ có số lượng cao là Họ Quạ (Corvidae) 21 loài, Họ Chim Chích (Sylviidae) 17 loài, Họ Rẽ (Scolopacidae) 10 loài, Họ Chào mào (Pycnonotidae) 9 loài và họ Diệc (Ardeidae) 9 loài.

Trong số 155 loài chim ghi nhận được có 5 loài quí hiếm ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đó là Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Hồng Hoàng (Buceros bicornis), Cò thìa (Platalea minor), Khách đuôi cờ (Temnurus temnurus). Gà Tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) là loài đặc hữu của Việt Nam nằm trong vùng chim đặc hữu D22 của bản đồ chim đặc hữu trên thế giới (C.J.Bibby et al, 1992). Ngoài ra, hai loài chim đặc hữu của Việt Nam cũng đã được ghi nhận đó là Thầy Chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi).

Số lượng loài chim đã gặp, số loài đơn độc và số loài ước lượng có thể có tại Núi Chúa và từng khu vực khảo sát theo công thức Jacknife (C.J.Crebs, 1999)

Nguyễn Trần Vỹ - ITB

Đa dạng sinh học về Thú[sửa mã nguồn]

Khảo sát thực địa được thực hiện ở các sinh cảnh khác nhau của VQG Núi Chúa. Số lượng các loài thú được ghi nhận cho vườn Quốc Gia Núi Chúa là 68 loài kể cả các loài chuột (19 loài). Có 18 loài thú quí hiến được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị xuất bản) và Sách Đỏ Thế Giới.(2005 IUCN Red list of Threatened species. Các loài thú quí hiếm

- Dơi cho tai ngắn – Cynopterus brachyotis tai ngắn được bắt ở Bĩnh Nghĩa và Khu vực Kiề0n Kiền vào năm 2003 -2004. Loài này được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận ở mức độ quí hiếm (R) (MOSTE, 2000)

- Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes: Khảo sát thực địa đã quan sát và chụp hình chà vá chân đen ở các khu vực rừng của Cầu Gãy, Đá Hang, Bĩnh Nghĩa, Đá Thau (Kiền Kiền), Suối Giếng, Bình Tiên (khu vực xung quanh trạm và suối Nước Ngọt). Loài chà vá chân đen – Pygathrix nigripes được ghi nhận là loài đang bị nguy cấp (Endangered) ở Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế Giới (IUCN, 2005).

- Voọc bạc – Trachypithecus v. margarita: Voọc bạc đã được phân lọai trở lại ở Nam Việt Nam là Trachypithecus v. margarita (Brandon-Jones và các đồng nghiệp, 2004). Các tài liệu trước đó hay dùng tên Trachypithecus germaini margarita hoặc Trachypithecus germaini (Nadler và các đồng nghiệp, 2003). Khảo sát thực địa không quan sát được voọc bạc ở Vườn Quốc Gia Núi Chúa, nhưng thông tin điều tra vẫn có một số người dân gặp loài này tại vườn nhưng với số lượng rất ít. Loài này đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là VU A1cd: đang bị thương tổn (MOSTE, 2006) và Sách Đỏ Thế Giới (IUCN, 2005).

- Cu li lùn – Nycticebus pygmaeus: Cu li nhỏ được báo cáo phân bố ở các khu vực rừng Đá Hang, Kiền Kiền, và Bình Tiên. Loài này đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là VU A1cd: đang bị thương tổn (MOSTE, 2006) và Sách Đỏ Thế Giới (IUCN, 2005).

- Khỉ đuôi lợn - Macaca leonina: Khỉ đuôi lợn đã được phân loại trở lại với tên khoa học là Macaca leonina (Blyth, 1863) với vùng phân bố ở Nam Việt Nam (Groves, 2001; Brandon-Jones và các đồng nghiệp, 2004). Các tài liệu trước đây dùng tên khoa học Macaca nemestrina cho khỉ đuôi lợn của Việt Nam (Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự, 1994; Eudey, 1987; Phạm Nhật và các đồng nghiệp, 1998). Vào ngày 14 tháng 12 năm 2004, một bầy gồm 10 con (bao gồm 3 con non) được quan sát tại Suối Nước Ngọt (Trạm Bình Tiên). Sinh cảnh quan sát được bầy khỉ đuôi lợn là rừng rụng lá. Tọa độ quan sát là 11o46.902’N 109o11.001’E. Đã chứng kiến một con khỉ đuôi lợn được nuôi nhốt tại nhà một người dân tại xã Vĩnh Huy. Những thông tin được tiết lộ cho biết con khỉ này được mua của một người bẫy thú ở thôn Cầu Gãy. Thông tin điều tra cho biết khỉ đuôi lợn phân bố ở khu vực núi đá granite của xã Bĩnh Nghĩa, người dân vẫn thường quan sát được loài này trên những vách đá gần nương rẫy. Tuy nhiên, chuyến khảo sát thực địa ngày 7 tháng 10 năm 2003 tại khu vực rừng nên trên vẫn chưa quan sát được loài này. Khỉ đuôi lợn – Macaca leonina được ghi nhận như là loài bị thương tổn (Vulnerable) trong Sách Đỏ Việt Nam (MOSTE, 2000) và Sách Đỏ Thế Giới (IUCN 2005).

- Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides: Khảo sát thực địa nhiều lần nhưng chưa quan sát được khỉ mặt đỏ ngoài thiên nhiên, nhưng phát hiện một con non khỉ mặt đỏ được nuôi như là con vật cưng tại Ban Quản lí VQG Núi Chúa vào tháng 6 năm 2004. Thông tin điều tra cho biết khỉ mặt đỏ này được bẫy bởi những người đi rừng làm rẫy ở khu vực rừng Suối Giếng (Trạm Suối Giếng) vào năm 2004. Loài này được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ bị thương tổn V.(MOSTE, 2000).

- Khỉ đuôi dài – Macaca f. Fascicularis: Fooden (1996) ghi nhận sự phân bố của khỉ đuôi dài ở miền Nam Việt Nam với khu vực phân bố xa nhất về phía Bắc (12oN). Phân loài này được ghi nhận có nguy cơ giảm sút về số lượng toàn cầu (LR/nt) trong Sách Đỏ Thế Giới (Hilton-Tailor và các cộng sự, 2000) và Sách Đỏ Việt Nam (MOSTE đang in). Khảo sát thực địa chưa phát hiện loài này ngoài thiên nhiên ở các khu vực đã khảo sát của vườn Quốc Gia, nhưng rất nhiều thông tin khác nhau của Kiểm lâm, người làm rẫy, người đi rừng cho biết loài này vẫn còn được gặp tình cờ ở các khu vực rừng gần nương rẫy vào mùa có cây ăn trái.

- [Gấu chó - Helarctos malayanus]: Thông tin điều tra của một vài người dân cho biết gấu chó vẫn còn vài con ngoài thiên nhiên ở V QG Núi Chúa, nhưng nhiều người dân được điều tra khác lại cho biết loài này đã tuyệt chủng ở khu vực rừng này. Khảo sát thực địa chưa quan sát được bất kỳ dấu vết của loài này ở ngoài thiên nhiên. Cần phải khảo sát thêm để khẳng định sự hiện diện của chúng. Loài này được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ nguy cấp E.(MOSTE, 2000).

- [Báo lửa – Catopuma temminckii]: Thông tin điều tra từ một số người dân cho biết loài báo lửa vẫn còn tồn tại ở khu vực rừng khô giữa Thới An và Vĩnh Hy, nhưng khảo sát thực địa chưa quan sát được dấu chân và vết phân của loài này ngoài thiên nhiên. Báo lửa được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ nguy cấp E.(MOSTE, 2000)

- Rái cá cua - Amblonyx cinereus: Thông tin điều tra cho biết vẫn còn một nhóm rái cá có kích cở nhỏ ở khu vực suối tiếp giáp với những ao hồ ở thôn Cầu Gãy. Khảo sát thực địa tại khu vực này nhưng chưa tìm thấy các dấu vết cho sự tồn tại của rái cá cua. Cần có những khảo sát tiếp theo để xác nhận sự hiện diện của loài này. Rái cá cua được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ đe dọa bị thương tổn bậc V.(MOSTE, 2000).

- Nai – Cervus unicolor: Hiện tại loài nai chỉ còn phân bố ở khu vực rừng Bình Tiên và gần mũi Bình Tiên. Nhiều dấu chân nai còn mới được phát hiện đi lên đỉnh dốc thuộc khu vực rừng Bình Tiên vào ngày 13 tháng 12 năm 2004. Sinh cảnh quan sát được dấu chân là rừng thường xanh. Tọa độ quan sát được dấu chân là 11o47.521’N 109o09.910’E. Loài này gần đây đã được các nhà khoa học ghi nhận vào sách Đỏ Việt Nam như là loài thú quí hiếm với mức độ bị thương tổn (VU).

- Hoẵng Nam Bộ - Muntiacus m. annamensis: Hai mẫu sừng của hoẵng Nam bộ hay còn gọi là con Đỏ được quan sát tại nhà người dân địa phương của xã Bĩnh Nghĩa. Một số nhân viên kiểm lâm vẫn còn phát hiện được loài Đỏ ở khu vực rừng của xã Đá Hang khi loài này băng qua đường. Loài này được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ đe dọa bị thương tổn bậc V.(MOSTE, 2000).

- Sơn dương - Nemorhedus sumatraensis: Hai mẫu sừng sơn dương được quan sát ở nhà người đồng bào dân tộc Rag Lay tại ấp Bĩnh Nghĩa. Nhiều người dân Vĩnh Huy báo cáo Sơn Dương vẫn còn được quan sát ở khu vực núi đá ở mũi Đá Vách và khu vực núi đá của khu vực rừng Kiền Kiền. Sơn dương cũng được các người dân cho biết là thích nghi cao với các sinh cảnh núi đá lởm chởm tại VQG Núi Chúa. Loài này được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ đe dọa bị thương tổn bậc V.(MOSTE, 2000).

- Cheo cheo – Tragulus javanicus: Dấu chân của cheo cheo được quan sát khi băng ngang qua đường trên đường đi suối nước ngọt vào ngày tháng 12 năm 2004. Sinh cảnh rừng lùn ven biển. Tọa độ quan sát được dấu chân 11o47.147’N 109o09.251’E. Cheo cheo được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận như loài thú quí hiếm, mức độ đe dọa bị thương tổn bậc V.(MOSTE, 2000).

Ngô Văn Trí - ITB

Đa dạng sinh học về Côn trùng[sửa mã nguồn]

ĐA DẠNG SINH HỌC THỦY VỰC[sửa mã nguồn]

ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON)[sửa mã nguồn]

Đã phát hiện được 240 loài thực vật nổi ở các con suối và hồ thuộc VQG Núi Chúa, chúng thuộc 6 ngành và 74 chi Tảo phổ biến ở các thủy vực, trong đó, các ngành tảo Lục có 92 loài (29 chi) và tảo Silic có 89 loài (24 chi) chiếm ưu thế; hai Ngành này có số loài chiếm hơn 75% tổng số loài. Ngành tảo Lam có 35 loài (14.6%) nằm trong 12 chi. Cấu trúc nêu trên phù hợp với tính chất của hệ thống thủy vực của vùng tự nhiên còn ít bị tác động của con người, tuy nhiên tại một số nơi đã xuất hiện sự nhiễm bẫn với sự hiện diện của nhóm tảo Mắt.

Tảo Silic có thành phần loài chủ yếu là các loài tảo bám (tảo silic Lông chim), hầu như không có loài tảo nổi nào, chúng tập trung vào các chi Achnanthes, Navicula, Cymbella, Nitzschia, Gomphonema. Đây là điểm khác biệt đối với thành phần loài ở những vùng núi cao nhưng không khô hạn. Nhóm tảo trên thích nghi với các thủy vực nông, có độ trong cao và có dòng chảy yếu.

Tảo lục chủ yếu là các loài tảo dạng đơn bào như các chi Closterium, Cosmarium, Micrasterias, hoặc cộng đơn bào như Scenedesmus, Staurastrum, chúng là những chi có số loài nhiều nhất trong các chi của tảo Lục. Nhóm tảo này luôn thích nghi nhiều hơn với môi trường nước tĩnh giàu dinh dưỡng.

Tảo Lam phần lớn là các loài tảo dạng chuỗi như Anabaena, Oscillatoria, Lyngbya, Phormidium, những loài tảo dạng tập đoàn rất ít, chỉ có 3 loài (Merismopedia tennuisima, Gloeocapsa sp, Woronichinia cf. naegeliana) trong tổng số 35 loài. Là những loài tảo ưa môi trường nước tĩnh hoặc có dòng chảy yếu và nhiễm bẩn.

Tảo mắt Phần lớn là các loài tảo đơn bào, tập trung vào các chi Euglena, Phacus và Trachelomonas. Là nhóm Tảo ưa môi trường giàu chất hữu cơ và nhiễm bẫn.

Đỗ Thị Bích Lộc - Phạm Thanh Lưu - Trần Thị Sao Mai

ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON)[sửa mã nguồn]

Cấu trúc thành phần loài động vật nổi: Qua 3 đợt khảo sát kết quả thu được 46 loài, thuộc 7 nhóm chính. Protozoa, Ostracoda, Rotatoria, Copepoda, Cladocera, Conchostraca và ấu trùng Larvae. Trong đó nhóm Cladocera có số lượng loài nhiều nhất với 15 loài, chiếm tỷ lệ 32,6%, tiếp đến là nhóm Copepoda, với 12 loài, chiếm tỷ lệ 26,1% và nhóm ấu trùng của các nhóm trên có 7 loài chiếm tỷ lệ 15,2%. Các nhóm còn lại số loài dao động ở mức thấp, chỉ từ 1 – 5 loài, với tỷ lệ dao động tương ứng từ 2,2 – 10,9%.

Phan Doãn Đăng - ITB

ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT ĐÁY KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỞ LỚN[sửa mã nguồn]

Kết quả phân tích mẫu thu được từ các chuyến điều tra thực địa tại 5 con suối (suối Lồ Ồ, suối Nước Ngọt, suối Đông Nha, suối Kiền Kiền, suối Tiên) và hồ Núi Đá Vách của VQG Núi Chúa đã ghi nhận được 151 loài, 68 họ, 12 bộ thuộc 2 ngành Mollusca và Arthropoda. Trong đó ấu trùng côn trùng thủy sinh chiếm 117 loài (chiếm khoảng trên 77%) thuộc 9 bộ là Ephemeroptera, Trichoptera, Odonata, Lepidoptera, Coleoptera, Hemiptera, Plecoptera, Diptera và Megaloptera

Ngô Xuân Quảng

ĐA DẠNG KHU HỆ CÁ[sửa mã nguồn]

Đã thu thập và xác định được 30 loài cá thuộc 16 họ, 5 bộ ở Vườn Quốc Gia Núi Chúa. Trong đó, Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất, với 13 loài, chiếm 43% tổng số loài; kế đến là Bộ cá Vược (Perciformes) – 11 loài, chiếm 37%; Bộ cá Chình (Anguilliormes) 3 loài, chiếm 10%; Bộ cá Nheo (Siluriformes) 2 loà, chiếm 7%; Bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) 1 loài, chiếm 3%. Trong 30 loài cá thu được có 1 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; bậc R (hiếm, có thể sẽ nguy cấp) đó là loài cá chình hoa Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824.

(Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng - ITB)