Thảo luận:Vụ án Xét lại Chống Đảng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên là "Xét lại" hay "xét lại", bởi vì tôi thấy các nguồn tham khảo đều ghi "xét lại".--Mannschaft (thảo luận) 16:23, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xét lại Chống Đảng là tên riêng của một vụ án, do đó tôi viết hoa. VAXLCD (thảo luận) 04:06, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Có vẻ nhiều bạn viết bài này rất thích đọc tác phẩm Bên thắng cuộc trong khi nó chỉ là nguồn hồi kỳ sau khi ghi vào bài mà không thèm chú thích là mình đọc ở đấy nữa.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:54, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nguồn hồi ký cũng được thôi, miễn ghi rõ ràng. Đây là các nhân chứng lịch sử, có tin hay không là tùy người đọc. DanGong (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ậy đâu được bạn, nguồn hồi ký có nhiều đoạn là nghe người kể lại, ví dụ tôi nghe ai đó bảo Dan Gong "dùng rối" rồi tôi viết vào dạng như "Có tin cho rằng Dan Gong dùng rối" rồi trích làm nguồn Wiki. Vậy cũng được nữa hả. Vui thế. =)) Wiki thì không phân biệt đúng sai nhưng nếu chọn nên chọn nguồn uy tín và có review cao 1 chút chứ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:10, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ai cũng muốn trích nguồn thật hàn lâm, nhưng có tìm được ra nguồn hay không, và nguồn hàn lâm ở Việt Nam về các đề tài chính trị có uy tín hay không thì chưa chắc. Bởi vậy nên ai cũng tìm đọc những hồi ký như Đêm giữa ban ngày, rồi Bên thắng cuộc và bây giờ là Đèn cù. Mình cho đây là những sách tuy không thể 100% khách quan nhưng có thể thể dựa vào để thảo luận. DanGong (thảo luận) 18:45, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Muốn có nguồn tin cậy thì chỉ khi nào Đảng và nhà nước chịu giải mật kho lưu trữ của mình. Phải đến thế hệ sau mới làm được. Các bạn ráng chờ thêm vài năm nữa để các bác sinh ra trong thời chiến nghỉ hưu đã. Rotave (thảo luận) 09:05, ngày 25 tháng 10 năm 2014 (UTC).[trả lời]

"Khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề chọn lựa tư tưởng Mao để chống xét lại, tức là chống lại chủ trương sống chung hoà bình do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đưa ra, theo Trần Đĩnh, ông đã ủng hộ lập trường của Khruschev và chống tư tưởng Mao, nên bị ghép vào tội "chống đảng". Mặc dù không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu, hay như những người khác như Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, hoặc phải sống lưu vong như Nguyễn Minh Cần..., ông phải đi cải tạo lao động". Một kẻ như thế này mà bảo là nguồn khách quan thì chỉ có những thằng ngu hoặc những kẻ cơ hội chính trị xhuyeen đâm bị thóc, chọc bị gạo mới tin vào nó. --Двина-C75MT 10:41, ngày 9 tháng 1 năm 2017 (UTC)--[trả lời]

Nguồn Đèn cù là tự truyện thì không đáng tin?  A l p h a m a  Talk 09:38, ngày 18 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"Đèn Cù" chỉ là hồi ký của một cá nhân, không có Hội đồng khoa học lịch sử thẩm định, không có nguồn thông tin thứ hai đủ tin cậy để kiểm chứng. Vậy mà cũng dùng làm nguồn cho Wiki được sao ? Xóa cái bài này được rồi đấy. --Двина-C75MT 10:38, ngày 9 tháng 1 năm 2017 (UTC)--[trả lời]

Lùi sửa[sửa mã nguồn]

Mình thấy bạn User:Trần Nguyễn Minh Huy lùi sửa một đoạn khá dài của User:Thrakote. Mình không biết rõ về vụ xét lại hay cá nhân bạn Thrakote nhưng để công bằng, có lẽ Trần Nguyễn Minh Huy cũng nên viết vắn tắt lý do ra đây? --ngọcminh.oss (thảo luận) 09:11, ngày 26 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể xem lịch sử trang để biết thêm chi tiết, trang này đã được lùi sửa nhiều lần để phục hồi phiên bản không có sự can thiệp của các tài khoản con rối, đều đã bị cấm vô thời hạn. --minhhuy (thảo luận) 09:55, ngày 26 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]