Thảo luận:Ve bét

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Cheers! trong đề tài Thuật ngữ

Tên[sửa mã nguồn]

Đây là phân lớp chứ hả?113.161.220.120 (thảo luận) 09:43, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đang tìm tài liệu về Acarina (là bộ - sách google) mà bên tiếng Anh theo phân loại khác.--Cheers! (thảo luận) 09:53, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp và tiếng Hà Lan là phân lớp.113.161.220.120 (thảo luận) 09:54, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ[sửa mã nguồn]

+ Bét giáp (Oribatei): Sống tự do trong đất ẩm, bơi trong nước ăn vụn bã hữu cơ và nấm, nhiều loài là vật chủ trung gian của nhiều giun sán ký sinh ở thú có móng guốc. Ở Việt Nam đã biết có khoảng 167 loài thuộc 57 họ. Đại diện có các giống: Oppia, Galumna. + Nhậy bột (Tyroglyphoidea): Sống tiềm sinh (hypopus) trong vòng đời, phát tán nhờ côn trùng hay động vật có xương sống. Nhiều loài sống trong kho lương thực, rượu, bia. Đại diện có loài Tyroglyphus farinae gây vón cục lương thực. Trong tổ kiến có các loài sống cộng sinh, ví dụ như loài Tyroglyphus wasmanni sống trong tổ kiến đỏ Formica sanguinea và kiến đen Camponotus ligniperdus ăn các chất thải của kiến. + Bét tơ (Tetranychoidea): Có tuyến tơ, thụ tinh trong, ký sinh gây bệnh cho cây trồng. Đại diện Tetranychus telarius gây hại lớn ở bông. + Bét gây sần (Tetrapodili): Ký sinh trong mô thực vật. Đại diện có loài Eriophyes vitris hại nho. + Mò (Trombea): Trưởng thành sống tự do, ấu trùng hút máu côn trùng và động vật có xương sống. Đại diện có loài Trombicula deliensis truyền bệnh sốt mò ở người, ký sinh trên chuột nhà. + Mạt (Gammasoidea): Sống tự do trong đất hay ký sinh hút máu. Đại diện có Mạt chuột (Ornithonyssus bursa) có thể tấn công người. + Ve (Ixodoidea): Có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người. Hiện nay biết 2 họ là Ve mềm (Argasidae) ký sinh hút máu ở bò sát, chim, thú và họ Ve cứng (Ixodidae) ký sinh hút máu gây bệnh nguy hiểm cho người. Thường gặp ve bò (Boophilus microplus), ve chó (Rhipicephalus sanguineus). --Cheers! (thảo luận) 11:11, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời