Thảo luận:Vi phạm bản quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Tmct trong đề tài Mất cân đối?

Câu hỏi quan trọng[sửa mã nguồn]

Cộng đồng nghĩ sao về việc bài này có một liên kết đến một website của một luật sư? Khi nào một website có tính cách thông tin; khi nào cái website đó có tính cách quảng cáo??

Theo tôi nghĩ thì cái website đó nên được xóa.

Mekong Bluesman 06:12, ngày 02 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mất cân đối?[sửa mã nguồn]

  • Về vụ đạo văn của Ban Mai (Nguyễn Thị Thanh Thuý) phát hiện và thảo luận trên talawas năm 2006 [1]
  • Về vụ đạo văn của Nguyễn Chí Bền phát hiện và thảo luận trên báo "Thể thao và Văn hóa" tháng 12 năm 2006 [2]
  • Về vụ đạo văn của Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân phát hiện và thảo luận trên nhiều tạp chí chuyên ngành [cần chú thích]
  • Về vụ đạo văn của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, Trần Thúy Anh, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chí Bền [cần chú thích]

Liệu trong mục "Thí dụ và chiến thuật" cho toàn thế giới nói chung mà liệt kê cả 4 mục đạo văn nhỏ của riêng VN thì có cân xứng không nhỉ? Theo tôi chỉ nên chọn lấy 1 vụ đặc sắc nhất. Tmct 09:03, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về các nguồn dẫn chứng mới được cung cấp:

  • vụ Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân: mới chỉ có nguồn về hai bên nguyên-bị cãi nhau chưa xong, talawas chỉ hơn diễn đàn một tí thôi. Chưa có nguồn độc lập -> chưa đủ khách quan để dẫn. Tôi sẽ comment out đợi đến khi có dẫn chứng từ một nguồn độc lập.
  • Vụ cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam: đã có nguồn uy tín (Báo thể thao văn hóa), nhưng chưa có nội dung, hoặc không có nội dung thì cũng nên có số báo, ngày phát hành. Evan không phải là nguồn uy tín
  • Vụ bài thơ "hỏi": cá nhân tôi đọc các dẫn chứng chẳng thấy thuyết phục.

Tất cả các vụ trên đều không điển hình, và chưa có kết luận rõ ràng. Xin lưu ý:

  1. Nói rằng một người "đạo văn" là một thông tin negative về người đó, wiki cần rất cẩn trọng trong việc kiểm chứng thông tin để tránh bôi nhọ người khác một cách thiếu căn cứ.
  2. Khi lấy ví dụ về một thể loại VPBQ nhỏ của riêng VN trong một mục ngắn về cả thế giới, các ví dụ cần có tính điển hình.

Vụ "Tình thôi xót xa" thì đúng là điển hình và rất rõ ràng, nhiều báo chí nói đến, nhiều chuyên gia trong ngành (nhạc sĩ) cũng khẳng định. Nhưng các vụ được cho là đạo văn trên thì chưa rõ ràng và chưa đủ độ điển hình. Tôi đề nghị thay bằng các ví dụ khác rõ ràng hơn. Nếu trong vòng một tuần nữa, không có ai cung cấp đủ các nguồn dẫn chứng uy tín và chứng minh rằng các vụ trên là được nhiều người công nhận là "đạo thật" và điển hình đáng liệt kê, tôi sẽ xóa hẳn. Tmct 09:42, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok, đồng ý với Tmct. Chúng ta sẽ cùng theo dõi các vụ việc này sau. Đúng là ta cần cẩn trọng,không kẻo tham thông tin mà lại phạm việc bôi nhọ người khác. thảo luận quên ký tên này là của Linhcam vn (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn đã đồng thuận. Tmct 08:16, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chiết tự[sửa mã nguồn]

Các mục từ đạo văn, đạo nhạc dẫn tới đây. Cho hỏi, chữ đạo ở đây mang nghĩa gì? 58.187.138.222 00:04, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chắc là chữ đạo này (từ điển Thiều Chửu):
盜 đạo (12n)
  • 1 : Kẻ trộm, kẻ cắp. Ngày xưa gọi kẻ cướp kẻ trộm là đạo cả, bây giờ thì gọi kẻ cướp là đạo 盜, kẻ trộm là tặc 賊.
  • 2 : Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.
  • 3 : Tự thủ lợi ngầm.
Tmct 08:14, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời