Thảo luận:Xoay (cây)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Untitled
Dự án Bộ Đậu
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Đậu, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Đậu. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Theo văn bản pháp quy số 2198/CNR của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam năm 1977 thì:

  • Dialium cochinchinensisxoay, thuộc nhóm II, tên địa phương là nai sai mét. Lưu ý là trong cơ sở dữ liệu của IPNI không có Dialium cochinchinensis mà chỉ có Dialium cochinchinense.
  • Hopea pierreikiền kiền, cũng thuộc nhóm II.

Không hiểu thành viên Silviculture căn cứ vào tài liệu nào/tên địa phương nào để cho rằng cây D. cochinchinensiskiền kiền. Vương Ngân Hà 14:01, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

BKTT thì nói tên gọi chính là xoay, ngoài ra còn có tên: xây, lá mét, nhoi. Xem [1]. Nguyễn Thanh Quang 14:55, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi tham khảo chính về tên gọi từ giáo trình thực vật rừng của trường tôi. Với tên gọi kiền kiền không chỉ có 2 loài cây trên cùng được nhắc đến. Dưới đây là một số trích dẫn về nhiều loài cây khác:

  • Kiền kiền là tên của loài H.siamensis. Theo Tên cây rừng-Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà nội 2002-trang 82
  • Loài H.pierrei có tên Việt nam là Kiền kiền Phú Quốc. Ten cây rừng-Nhà xuất bản NN, hà nội 2002, trang 82.
  • Loài Sao hải nam (Hopea haianensis) cũng có tên khác là Kiền kiền. Tên cây rừng-trang 124
  • Loài kiền kiền là tên khác của loài Xoay (Xay cọ), tên khoa học là Dialium cochinchinensis. Theo Giáo trình thực vật rừng-Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam-Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội 2000, trang 279
  • Kiền kiền là tên của loài thực vật có tên khoa học Hopea pierrei. Giáo trình thực vật rừng-DH lâm nghiệp-Nhà xuất bản Nông nghiệp, hà nội 2000.

Đây là tất cả các ghi chép về cùng 1 cái tên Kiền kiền dành cho nhiều loài.

Ngoài ra về phần tên khgoa học của Dialium cochinchinensis. Tôi thấy rằng, -cochinchin=Nam Kỳ, -ensis=, còn -ense cũng được hiểu là cũng dùng sau các địa danh trong tên hai phần.--Silviculture 07:54, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Như vậy, tên gọi kiền kiền về cơ bản là một trong các tên gọi chung (common name) cho nhiều loài của chi Hopea. Tên gọi kiền kiền cho cây xoay chỉ là cá biệt và ít phổ biến. Do vậy tên bài chính cho Dialium cochinchinense nên là xoay, trong đó có đề cập tới một trong các tên gọi cũng là kiền kiền là đủ, không cần thiết phải làm phức tạp hóa vấn đề bằng cách dùng Kiền kiền (họ Đậu) hay Kiền kiền (họ Fabaceae) làm gì. Vương Ngân Hà 08:24, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sách tên cây cỏ Việt Nam thì ghi là kiền kiện, không biết có phải lỗi mo-rát không. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:29, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời