Thảo luận:z8_GND_5296

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mặc dù BBC (http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-24637890) dẫn thông tin 30 tỷ năm ánh sáng, nhưng thông tin này sai, do tuổi vũ trụ chỉ là 13 tỷ năm, ánh sáng đi từ Z8 đến chúng ta có tối đa 13 tỷ năm để đi mà thôi, xa hơn nữa thì không nhìn thấy được - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:54, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Anh Trung đã hiểu sai, đúng là tuổi của vũ trụ là 13,8 tỷ năm, do từ thời điểm Big Bang đến bây giờ là 13,8 tỷ năm, nhưng trong khoảng thời gian này vũ trụ đang giãn nở (thậm chí là giãn nở gia tốc) cho nên khoảng cách giữa 2 vị trí trong vũ trụ sau khoảng thời gian dài sẽ thay đổi tăng lên. Ánh sáng từ thiên hà có tuổi 13 tỷ năm đến được Trái Đất sau 13 tỷ năm, nhưng trong thời gian 13 tỷ năm này không thời gian của vũ trụ cũng đã giãn nở ra, và các nhà khoa học ước tính được khoảng cách từ thiên hà này đến Trái Đất là 30 tỷ năm ánh sáng.[1]Earth and MoonTalk 15:11, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đó là ngoại suy theo mô hình, không quan sát thực tế được. Mình đã thêm 2 loại khoảng cách vào để khỏi hiểu nhầm. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:14, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nếu có chút thời gian anh đọc bài en:Observable universe với những ví dụ về sự nhầm lẫn tương tự. :) —Earth and MoonTalk 15:16, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Khoảng cách ngoại suy đồng chuyển động hiện tại là gì thế. Tôi cũng chỉ biết cái đấy là do không thời gian của vũ trụ đã giãn nở ra. --Namnguyenvn (thảo luận) 15:19, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Khái niệm này liên quan đến sự giãn nở của không thời gian, bạn ngâm cứu sơ sơ ở bài này en:Comoving distance nhé.—Earth and MoonTalk 15:24, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể giải thích sơ qua trong bài để không chỉ tôi mà người đọc hiểu rõ hơn không. --Namnguyenvn (thảo luận) 15:27, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mô hình không gian giãn nở sau đó co lại, khiến các thiên hà chuyển rời ra xa lẫn nhau.

Hình này mình cop từ bài Vụ Nổ Lớn, bạn hãy coi khối lập phương thể hiện cho không thời gian. Mỗi thiên hà có 1 tọa độ "cố định" đối với 1 hệ tọa độ (hệ tọa độ đồng chuyển động) trong không thời gian này. Theo thời gian tăng, không thời gian giãn nở khiến khoàng cách giữa các thiên hà tăng, nhưng tọa độ của chúng trong hệ toạ độ thì không đổi. Lưu ý là khoảng cách giữa chúng tăng do không thời gian giãn nở chứ không phải là các thiên hà tự chạy xa ra khỏi nhau. Sơ sơ là vậy, vì nó liên quan đến công thức toán, nên khó diễn đạt hết ý. —Earth and MoonTalk 15:38, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]