Thảo luận:Zippo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nội dung không bách khoa[sửa mã nguồn]

Trong suốt cuộc chíên tại Việt Nam, Zippo đã trở thàn một món đồ lưu niệm và ghi lại những cảm xúc của người lính. Theo những nhà sưu tầm, 200.000 hộp quẹt Zippo đã được sử dụng cho lính Mỹ tại Việt Nam. Zippo như một công cụ cầm tay giải trí của lính Mỹ hàng ngày. Bản thân nắp sáng của hộp quẹt cũng được sử dụng như một gương soi nhỏ, lửa được dùng để nhóm bếp và hâm nóng đồ ăn mỗi ngày.

Những người lính thường tích trữ lượng muối ở phần dưới của hộp quet để dùng cho mỗi bữa ăn. Một huyền thoại khác của Zippo là dùng để truyền tín hiệu hay có thể làm vật cản đạn của quân thù. Một nhân chứng kể lại, anh ta đã thóat chết trong gang tấc khi một viên đạn bắn ngay tim nhưng đã được hộp quẹt Zippo cản lại khi anh để nó ở túi áo, một sự may mắn.Thêm nữa Zippo có thể dùng làm hiệu cho trực thăng cứu hộ hoặc báo hiệu cho đồng đội khi ở trên chiến trường.

Ngoài ra Zippo cũng được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho quân sự. Một số đội quân dã dùng nó trong việc mồi lửa để đốt nhà cửa, kho bãi khí tài của đối phương. Những người lính thường mang theo Zippo trong túi áo khi đi chiến đấu. Một số thì được cột chặt trong dãi băng ngụy trang quấn trên nón sắt hoặc được cất trong khoanh chứa đạn của súng M-16. Cồn, dầu diesel và dầu hỏa thường được dùng trong việc làm nhiên liệu cho hột quẹt Zippo. Ngoài ra, Zippo còn được sử dụng như một căn cứơc, đó là lí do tại sao có khá nhiều hộp quệt Zippo tại Việt Nam và nó rất có giá trị. Cũng vào thời điểm này, Zippo nhanh chóng được tìm thấy nhiều ở thị trường chợ đen. Quân lính có thể mua những hộp quẹt mà không cần phải tới cửa hàng PX. Những người thợ điêu khắc của Việt Nam thường chạm khắc những hình ảnh hoặc những câu châm ngôn vào hộp quẹt cho quân lính. Hình ảnh nổi tiếng và thịnh hành nhất thời đó mà lính Mỹ thường hay khắc vào là bản đồ Việt Nam. Gần như mỗi người lính đều có một cái riêng cho mình và mang theo bên mình cho tới khi Sài Gòn sụp đổ.

Zippo được sử dụng bởi lính Mỹ trong suốt cuộc chíên tranh Việt nam và trở thành một vật sưu tầm không thể thiếu. Mỗi hộp quẹt Zippo như một nhân chứng, một vật vô tri chuyển tải cảm xúc thật và tuyệt vời sau khi qua những trận chiến. Những người lính đã từng đứng trước cái chết, bờ vực của địa ngục đều mang theo Zippo bên người. Nó đã trở thành một phần máu thịt và tâm hồn của người sử dụng nó. Và từ đây, Zippo trở thành một vật sưu tầm vô giá.


(Bài phản bác) Không chỉ trong riêng cuộc chiến Việt Nam không thôi, Zippo đã từng là một dụng cụ sinh tồn không thể thiếu cho bất cứ ai có những sinh hoạt ngoài thiên nhiên. Lửa giúp cho con người ta sinh tồn trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, dùng để nhóm bếp nấu ăn, đốt lửa sưởi ấm, tạo khói cầu cứu... Trong thời Đệ nhị thế chiến, Zippo đã từng là một thứ quân nhu căn bản nhất và bắt buộc (phải có trong quân trang) của binh sĩ Hòa Kỳ. Vào thời kỳ này, toàn bộ khả năng sản xuất của hãng Zippo đều được cung cấp cho quân đội, không có bất cứ một cái nào được bán ra bên ngoài thị trường dân dụng. Zippo cũng có mặt trong ba lô binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Cao Ly...

Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến khó hiểu đối với người Mỷ nói chung và toàn bộ các binh sĩ tham chiến nói riêng. Nó vẫn tiếp tục là một đề tài gây chú ý và bàn cãi cho đến tận ngày nay. Đây cũng là một lý do nữa để quẹt Zippo trong thời chiến Việt Nam trở thành cao giá và mau chóng tách ra thành một dòng riêng biệt đối với những người sưu tập Zippo. Nhưng điều này không có nghĩa là quẹt Zippo thời chiến Việt Nam là loại Zippo nổi tiếng, cao giá và được săn lùng nhiều nhất. Nó vẫn còn đứng sau lưng lớp Zippo đàn anh thời Đệ nhị thế chiến (đối với dòng kỷ vật chiến tranh) với kiểu Black-crackle, (thân vuông ở các góc-cạnh, đáy lồi, cò lẫy hình dấu ngã-lưng gù, có 14 thay vì 16 lỗ thông gió, chốt bánh xe lửa rỗng và bản lề có 4 chấu - sau này được chính thức mang tên là kiểu 1941), là ưu tiên thứ cấp đối với các dòng Zippo khác trong lich sử 75 năm của nhà Zippo, như Mettallique Zippo hay Town&Country, như Zippo thép bọc da thời chiến tranh Cao Ly chẳng hạn. Đó là chưa kể đến các "thánh vật" khác của nhà Zippo như dòng Zippo để bàn gồm 4 kiểu Barcroft, Lady Bradford cụt chân (vô cùng hiếm), Corinthian, Moderne hay độc đáo hơn nữa là các kiểu để bàn RoseArt...

Có lẽ điều làm cho Zippo thời chiến Việt Nam được nổi tiếng là do nó bị làm giả quá nhiều. Công nghệ làm giả Zippo thời chiến Việt Nam không chỉ quanh quẩn trong khu vực Sài Gòn mà chúng còn đến từ nhiều nơi khác trên thế giới, thậm chí chúng đến từ Hoa Kỳ.

Những năm Việt Nam mới mở cửa, dòng du khách đổ xô vào Việt Nam đã tạo nên một kỷ nghệ đồ thủ công lưu niệm, trong số này, các vật dụng của binh sĩ ngày trước được du khách đặc biệt quan tâm. Không lâu sau đó thì các sản phẩm chính cống mau chóng theo khách du lịch chảy trở ra ngoài và Zippo cũng không là một ngoại lệ. Chợ Dân Sinh ở quận 1, Sài Gòn, mau chóng tràn ngập các loại Zippo giả, chúng được mua khá nhiều bởi các loại du khách thuộc loại "cưỡi ngựa xem hoa", các du khách chưa từng có một tí hiểu biết gì về chiến tranh Việt Nam ngoài những sách báo, phim ảnh Hollywood, các du khách "thời thượng"...

Nhật Bản vốn là đất thánh của dân sưu tập Zippo từ nhiều thập niên qua và tất nhiên sau ngày Việt Nam mở cửa, những nhà sưu tập Zippo người Nhật đã không bỏ lỡ cơ hội để đến Việt Nam và tom góp cho kỳ sạch tất cả những cái Zippo chính cống. Việc này góp phần đẩy giá của loại Zippo Vietnam War lên cao đến chóng mặt, từ đây bắt đầu xuất hiện những cái Zippo VNWar giả mà thật, hòng lừa gạt ngay chính những nhà sưu tập trên thế giới. Người ta lùng mua những cái Zippo được sản xuất trong thời gian xảy ra cuộc chiến VN, nhưng là những cái Zippo trơn láng, vốn được bán ở Mỷ và chưa từng "tham chiến" tại Việt Nam, loại Zippo này không hề khó kiếm - đến tận bây giờ vẫn còn rất dễ mua trên Ebay, sau đó khắc lên thân những cái Zippo thật này những mẫu-hình (motif) thông dụng của binh sĩ Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam rồi kêu bán như một cái Zippo VNWar chính cống. Đối với những cái Zippo VNWar này - trong nhiều trường hợp đã được mang trở về Sài Gòn và được khắc bởi chính những người thợ đã từng khắc Zippo trên lề đường Sài Gòn ngày xưa - những cái Zippo giả mà thật này, thật sự sẻ không có một nhà sưu tập nào đủ khả năng để lượng định cho chính xác. Từ đây chính thức xếp laị một chương của việc sưu tập dòng Zippo thời chiến Việt Nam. Tuy vẫn nổi tiếng nhưng rất ít người tiếp tục tìm mua chúng, có chăng là những tín đồ mới vừa theo đuổi môn chơi này và thiếu hụt thông tin.

Có quá nhiều những huyền thoại về Zippo được loan truyền theo kiểu tam sao thất bổn và vô cùng sai lệch. Việc đựng muối trong đáy quẹt Zippo là một việc không bao giờ có vì không ai có thể ăn muối trộn lẫn với xăng-dầu cho được, đó là chưa kể đến việc binh sĩ Hoa Kỳ chưa hề phải thiếu thốn quân nhu đến độ phải thủ muối theo bên người...

Dùng Zippo để đốt nhà cũng là một lối tuyên truyền sặc mùi chính trị và vô cùng ấu trĩ. Việc phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương trong chiến tranh là việc phải làm và hiện hữu từ khi con người mới lần đầu tiên biết dùng một que gỗ để xoay mãi lên thân một miếng gỗ khác cho đến khi bốc khói và cháy. Binh sĩ Việt Nam Cộng Sản cũng vẫn thường xuyên dùng quẹt lửa Trường Sơn do Trung Cộng cung cấp để đốt nhà dân chúng miền Nam trong suốt thời gian chiến tranh.