Thảo luận Tập tin:Eternal spring.png

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Vinhtantran


Có thể cho thêm chút thông tin về tác giả bức tượng được không: ai là người tạo ra bức tượng này? Bức tượng nàybức tượng của Auguste Rodin có bị coi là sao chép không? 118.71.145.205 (thảo luận) 00:19, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn nhờ ai đó ở Đà Lạt lên xem lại tấm biển đề trước bức tượng này, sẽ biết được tác giả bức tượng sao chép này là ai. Newone 00
43, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Độ phân giải không quá lớn nên có thể dùng Tiêu bản:Ảnh chụp tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, để được sử dụng hợp lý thì cần đưa nó vào bài "hợp lý". Lưu Ly (thảo luận) 00:59, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hình này tác giả cho dùng tự do, đâu cần hợp lý. Tuy nó sao chép của Rodin, nhưng Rodin mất quá lâu rồi. Hơn nữa đây là điêu khắc, đâu phải tranh hay ảnh.--Paris (thảo luận) 01:02, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu người chụp chú thích đó là sao chép của Rodin thì ok, nhưng không thấy câu này (chỉ có: Phiên bản bức tượng Eternal spring- không ghi tác giả). Một tác phẩm điêu khắc của một tác giả đang sống, nếu chụp mà không được sự cho phép của tác giả thì cũng là vi phạm bản quyền mà. Lưu Ly (thảo luận) 01:16, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bức ảnh này thì có thể rõ ràng là do Mai Trung Dung chụp, và đồng ý cho sử dụng công cộng. Nhưng tôi thắc mắc về bản thân bức tượng kia. 118.71.145.205 (thảo luận) 01:36, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã xem lại và có ý kiến thế này:
Tượng Eternal Spring là của tác giả: Auguste Rodin. Theo Auguste Rodin thì ông này chưa mất đến 100 năm (mất năm 1917) do đó tác phẩm này chưa thuộc phạm vi công cộng.
Tượng Hình:Eternal spring.png theo chú thích người chụp là phiên bản bức tượng Eternal spring, do đó là sự sao chép. Sao chép này có thể vi phạm bản quyền, tuy nhiên tôi không rõ có điều khoản nào cho phép "công viên Thung lũng Tình yêu" được chép lại không.
Vậy, hình do Mai Trung Dung chụp là chụp một tác phẩm "chưa rõ bản quyền" nên nó có thể vi phạm bản quyền. Lưu Ly (thảo luận) 02:33, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nhớ không nhầm thì trong phần lớn các luật, bản quyền sẽ hết sau khi tác giả mất được 70 năm hoặc tác phẩm ra đời được 100 năm. Trên Wiki rất nhiều ảnh tác phẩm của Rodin, Monet... Ảnh này và cả bức tượng không gặp vấn đề gì về bản quyền.--Paris (thảo luận) 02:48, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hic. Các quốc gia khác nhau có quy định khác nhau. Với Mỹ thì :"Hình này thuộc phạm vi công cộng vì quyền của tác giả đã hết hạn tại Hoa Kỳ và những nước có thời hạn bảo hộ quyền tác giả không quá 100 năm kể từ ngày mất của tác giả." Lưu Ly (thảo luận) 03:12, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Kết luận thế này nhé
  • Luật bản quyền ở Pháp bảo hộ tác quyền là cuộc đời tác giả cộng 70 năm(dẫn chứng)
  • Theo luật Hoa Kỳ, tất cả các tác phẩm phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1923 đều thuộc phạm vi công cộng.
Vậy bản thân bức tượng đó thuộc phạm vi công cộng.
Ở Đà Lạt hay ở đâu đó trên thế giới sao chép lại tác phẩm này, vì nó hoàn toàn là sao chép, nên nó không mang tính sáng tạo, do đó nó không tạo ra tác quyền cho người sao chép.
Mai Trung Dung chụp tấm ảnh này, đối với tác phẩm nghệ thuật 3 chiều, người chụp ảnh giữ bản quyền do tính sáng tạo trong lựa chọn góc chụp và độ sáng tối, nên Mai Trung Dung có quyền phát hành nó dưới bất kỳ giấy phép tự do nào cho Wikipedia.
Hy vọng nó sẽ giúp các bạn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:08, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tìm hiểu giúp tôi tý nhé VinhTan Theo luật Hoa Kỳ, tất cả các tác phẩm phát hành trước..., việc phát hành này có đề cập đến phát hành tại quốc gia nào hay tại toàn cầu. Cám ơn trước. Lưu Ly (thảo luận) 06:38, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo như tại đây và bản mà tôi đã dịch tại Wikipedia:Phạm vi công cộng thì Tại Hoa Kỳ, bất kỳ tác phẩm xuất bản trước ngày 1 tháng 1, 1923 ở bất cứ nơi đâu trên thế giới[1] là thuộc phạm vi công cộng., tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ nếu xét tới một số trường hợp rất đặc biệt như tại chú thích ở đó. Nhờ anh mà tôi phát hiện ra cái hướng dẫn đó tôi vẫn đang dịch lem nhem. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:34, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã nói về bản quyền thì cho hỏi cụ thể luôn: ông Auguste Rodin có đăng ký bản quyền bức tượng này ở đâu không? Newone 00:39, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Điều đó chắc anh Newone phải hỏi...ổng. Nhưng luật bản quyền ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, khi một tác phẩm được tạo ra, mặc nhiên nó được nhà nước bảo hộ bản quyền, đó là một trong những quyền cơ bản của con người mà. Tân (trả lời) 01:46, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời