Thuyết âm mưu chủ nghĩa Marx văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Chủ nghĩa Marx văn hóa" (tiếng Anh: Cultural Marxism) là một thuyết âm mưu chính trị cánh hữu bài Do Thái. Những người theo thuyết này cho rằng chủ nghĩa Marx phương Tây là nguồn cơn của các nỗ lực từ giới trí thức hàn lâm hòng lật đổ văn hóa phương Tây.[1][2][3] Thuyết này hiểu lầm rằng trường phái Frankfurt chịu trách nhiệm cho tất cả các phong trào chính trị cấp tiến, chính trị căn tính, và đúng đắn chính trị đang diễn biến rầm rộ hiện nay. Ngoài ra, thuyết này còn khẳng định tồn tại một âm mưu tiếp diễn có chủ đích nhằm lật đổ xã hội phương Tây thông qua một cuộc chiến tranh văn hóa, làm suy yếu các giá trị Kitô giáo của chủ nghĩa bảo thủ truyền thống và thay thế chúng bằng các giá trị tự do của thập niên 60.[2][3][4]

Tuy có một số nét giống khái niệm "chủ nghĩa Bolshevik văn hóa" của Đức Quốc Xã khi trước, thuyết âm mưu này thực ra bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào khoảng những năm 1990.[5][6][7] Vốn chỉ được nhắc đến ngoài rìa khuôn khổ chính trị cực hữu, nó bắt đầu được sử dụng phổ biến trở lại vào khoảng những năm 2010 và hiện đã lan ra toàn thế giới.[7] Thuyết âm mưu về một cuộc chiến tranh văn hóa Marxist thường bị lợi dụng bởi các chính khách cánh hữu, giáo sĩ toàn thống, bình luận viên chính trị xuất hiện trên các ấn bản dòng chính cũng như phương tiện truyền thông đại chúng, và khủng bố theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, nhằm mục đích tuyên truyền.[8] Giới chuyên gia kết luận thuyết âm mưu này không có cơ sở sự thật vững chắc nào.[7][9]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Michael Minnicino và phong trào LaRouche[sửa | sửa mã nguồn]

Bài luận New Dark Age: The Frankfurt School and Political Correctness của Michael Minnicino là khởi điểm của thuyết âm mưu này ở Hoa Kỳ.[5][10][11][12] Minnicino cho rằng Hoa Kỳ cuối thể kỉ 20 đã bước vào "Thời kì Đen tối mới" do họ đã bãi bỏ các lí tưởng Judeo-Christian và lí tưởng Khai sáng, những quan niệm mà bị nghệ thuật đương đại bêu rếu là "độc tài của sự xấu xí". Minnicino quy kết điều này cho một âm mưu, do ông phỏng đoán, nhằm áp đặt chủ nghĩa bi quan văn hóa lên nước Mỹ, thực hiện qua ba giai đoạn lần lượt bởi Georg Lukács, trường phái Frankfurt, và các nhân vật truyền thông tinh hoa cùng những người hoạt động chính trị.[5]

LaRouche, 1976
Lyndon LaRouche năm 1976

Minnicino cho rằng có hai khía cạnh trong kế hoạch của trường phái Frankfurt nhằm băng hoại văn hóa phương Tây. Khía cạnh đầu tiên là các luận đề phê phán văn hóa của Theodor AdornoWalter Benjamin; họ đã lợi dụng nghệ thuật và văn hóa nhằm rao giảng khái niệm tha hóa lao động, hòng thay thế Kitô giáo bằng chủ nghĩa xã hội. Khía cạnh thứ hai là các lập luận đả kích cấu trúc gia đình truyền thống của Herbert MarcuseErich Fromm; nhằm tuyên truyền những cái gọi là quyền phụ nữ, sự giải phóng giới tính, và sự biến thái đa hình, hòng lật đổ chế độ phụ quyền.[5] Minnicino cáo buộc trường phái Frankfurt là đối tượng đứng sau các trào lưu phản văn hóa của những năm 1960 và "cuộc cách mạng thức thần" bằng cách phân phối chất gây ảo giác để cổ súy hành vi trụy lạc và lăng nhăng tình dục.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jay, Martin. “Dialectic of Counter-Enlightenment: The Frankfurt School as Scapegoat of the Lunatic Fringe”. Salmagundi Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ a b Jamin, Jérôme (2014). “Cultural Marxism and the Radical Right”. Trong Shekhovtsov, Anton; Jackson, Paul (biên tập). The Post-War Anglo-American Far Right: A Special Relationship of Hate. London, England: Palgrave Macmillan. tr. 84–103. doi:10.1057/9781137396211.0009. ISBN 978-1-137-39619-8. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020 – qua Google Books.
  3. ^ a b Richardson, John E.; Copsey, Nigel (2015). 'Cultural-Marxism' and the British National Party: a transnational discourse”. Cultures of Post-War British Fascism. Abingdon, England: Routledge. ISBN 9781317539360. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020 – qua Google Books.
  4. ^ Jeffries, Stuart (2016). Grand Hotel Abyss: The Lives of the Frankfurt School. London, England: Verso Books. tr. 6–11. ISBN 9781784785680.
  5. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Woods 2019
  6. ^ Jay, M. (2010). “Dialectic of counter-enlightenment: The frankfurt school as scapegoat of the lunatic fringe”. Salmagundi. 168/169: 30–40 – qua ProQuest.
  7. ^ a b c Busbridge, Rachel; Moffitt, Benjamin; Thorburn, Joshua (tháng 6 năm 2020). “Cultural Marxism: Far-Right Conspiracy Theory in Australia's Culture Wars”. Social Identities. London, England: Taylor & Francis. 26 (6): 722–738. doi:10.1080/13504630.2020.1787822. ISSN 1350-4630. S2CID 225713131. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ Mirrlees, Tanner (2018). “The Alt-Right's Discourse of 'cultural Marxism': A political Instrument of Intersectional Hate”. Atlantis Journal. Halifax, Nova Scotia: Mount Saint Vincent University. 39 (1). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Braune 2019
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WoodsCommune
  11. ^ Minnicino, Michael. “New Dark Age: Frankfurt School and 'Political Correctness'. Schiller Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ Jay, Martin (2020). “Dialectic of Counter-Enlightenment: The Frankfurt School as Scapegoat of the Lunatic Fringe”. Splinters in Your Eye Essays on the Frankfurt School. Verso Books. tr. 151–172. ISBN 978-1-78873-603-9. OCLC 1163441655.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]