Thảo luận:Tập tin

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kho nhớ, ổ nhớ, bộ nhớ[sửa mã nguồn]

Có lẽ các từ này cần được làm rõ, vì đọc bản hiện nay "Tập tin (còn có tên khác là tệp tin hay file) là một tập hợp của thông tin được mang tên và chứa trong các bộ nhớ" thì thấy câu này không chính xác (với cách hiểu thông thường bộ nhớ=memory).--Á Lý Sa 08:31, 19 tháng 7 2005 (UTC)

How about?
Tập tin (còn có tên khác là tệp tin hay file) là một tập hợp của thông tin (hay dãy các bit) được mang tên và được chứa trong cùng một ngăn của bộ nhớ (hay ổ nhớ).
Trần Thế Trung 09:00, tháng 7 19, 2005 (UTC)
Files are kept on disks, not in memory (bộ nhớ). That's what Á Lý Sa was trying to say. Right, Á Lý Sa? Mekong Bluesman 09:11, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Đúng như ý bác Mekong Bluesman, nếu "bộ nhớ" được dùng với nghĩa "memory".--Á Lý Sa 09:21, 19 tháng 7 2005 (UTC)


Hiện tại một file không chỉ có thể chứa trong disk mà nó còn có thể chứa trong RAM. Kỹ thuật này ít thấy nhưng vẩn dùng rất nhiều. Và một vài nỗ lực architec lại RAM người ta gọi đí là RAM disk. Chính tôi là người tham gia develop một project qua đó tôi mượn RAM để làm một cái hệ điều hành mà tải XWindow cho Linux chạy hoàn toàn không dùng các ổ cứng. Và kỹ thuật dùng RAM để chứa các file này đã có từ rất lâu đời từ thời MSDOS. Tôi hiện làm việc trong môi trường về RAM và starage. Từ chuyên môn Anh ngữ chưa bao giờ bảo memory là các loại RAM cả!

Từ điển của chuyen môn microsoft cũng định nghĩa rõ ràng là Nó bao hàm hai nghiã

"circuitry that allow information to be stored and retrieved. In the most general sense, memory can refer to external systems such as disk or tape drives; in common usage, it refer to the fast semiconductor storage (RAM).


Chính vì muốn phân biệt meomory trong RAM và space (nhưng cũng được gọi là memory) trong disk nên tôi dề nghị dùng. anh Arisa nhắc rất đúng chữ memory rất dể bị nhầm nhưng ngay cả trong Anh ngữ.

  1. ổ nhớ để chỉ các chổ chứa trong disk như là ổ cứng, ổ mềm, ổ USB,....
  2. Kho chứa chỉ storage có thể là một tập họp các ổ được dặt chung Storage có rất nhiều trong các trung tâm dữ liệu. và đây là danh từ chung hay là danh từ chỉ bộ nhớ theo định nghĩa của Microsoft.
  3. bộ nhớ trường hợp này chúng ta không nên loại trừ nghĩa ổ nhớ hay kho chứa nhưng có thể ít dùng hay tránh dùng để khỏi gây hiểu lầm.

Tôi sẽ chỉnh lạ một tí nhằm tránh gây ngộ nhận nhưng tôi bắt buộc vẩn phải giữ nghiã tô7ng quát của chữ bộ nhớ vì danh từ Anh ngữ có đủ các nghĩa này.

Làng Đậu

RAM vs the rest[sửa mã nguồn]

Xin cho hỏi tại sao tập tin lưu trên memory lại sai?Trần Thế Trung 09:38, tháng 7 19, 2005 (UTC)
File được lưu trữ trong hard disk chứ không phải trong RAM. Trong thuật ngữ khoa học máy tính, memory thường dùng để chỉ bộ nhớ tạm thời (sẽ mất khi máy tắt, như RAM, cache, v.v.) còn secondary storage được dùng để chỉ đến đĩa cứng, tape storage, CD, v.v.

Nguyễn Hữu Dụng 09:52, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Câu trả lời này chưa hoàn toàn chính xác xin xem thêm phần giải thích trong Linux. dĩ nhiên tuỳ theo đệ điều hành và không có quyền kết luận file không thể chứa trong RAM!
Trong RAM chứa gì? Điểm khác nhau gì giữa cấu trúc dữ liệu của "bộ nhớ tạm thời" và "bộ nhớ vĩnh cửu" ? Trần Thế Trung 10:07, tháng 7 19, 2005 (UTC)
Memory như RAM được truy cập với vận tốc nhanh hơn vận tốc truy cập của storage như hard disk gấp trăm đến nghìn lần. Khi một chương trình máy tính được chạy, các câu lệnh từ chương trình được đem vào RAM để CPU có thể theo. Cache là một hình thức lưu trữ nhanh hơn cả RAM, ở giữa memory và CPU, để giữ những câu lệnh dược dùng nhiều nhất. Temporary storage như RAM được cấu trúc bởi nhiều flip-flop, chỉ giữ được trạng thái khi có điện. Permanent storage dùng nam châm (cassette, hard disk, tape drive, floppy) hay quang học (CD) để lưu trữ dữ kiện, được đọc bằng một cây kim như đĩa record khi một phần của hard disk chạy qua cây kim. Vì thế hard disk lưu trữ được dữ kiện ngay cả khi không còn điện. Vì data cần phải được format khi đem vào memory, chúng ta cần phải bỏ chúng vào file, có đầu có đuôi rõ ràng để có thể đọc lại được trong tương lai. CPU không có giao diện (interface) với storage (cần driver, được hệ điều hành điều khiển), và mọi dữ kiện mà CPU process (?) được phải vào memory trước. Nguyễn Hữu Dụng 10:21, 19 tháng 7 2005 (UTC)
File cần một filesystem để chứa nó. Do đó, file có thể ở trên một RAM disk (còn các bit thông tin chứa trên RAM thì không được gọi là file).--Á Lý Sa 10:51, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Á Lý Sa nói "file có thể ở trên một RAM disk còn các bit thông tin chứa trên RAM thì không được gọi là file" điều này nghe có vẻ giống "file có thể ở trên một hard disk còn các bit thông tin chứa trên hard disk thì không được gọi là file". Tôi vẫn chưa hiểu lý do cơ bản (fundametal) gì ngăn cản cấu trúc dữ liệu "file" nằm trên RAM? Dường như việc nói "file" không ở trên RAM, chỉ dựa vào quan sát thực tiễn, theo quy ước thực tiễn? Nếu một ngày kia, người ta phát hiện ra file ở trên RAM có ý nghĩa thực tiễn thì có thể làm được không? Dường như người ta đã thực hiện điều này khi đặt máy tính ở chế độ standby/mise en veille? Nói tóm lại, một cấu trúc dữ liệu, tên là file, dường như, một cách tổng quát, có thể nằm trên mọi bộ lưu trữ dữ liệu, không phân biệt tốc độ, điều kiện làm việc (có điện thế nuôi, hay ánh sáng nuôi, nhiệt độ thích hợp, áp suất thích hợp,...)? Xin chỉ dẫn giùm. Trần Thế Trung 11:51, tháng 7 19, 2005 (UTC)
Theo ALS hiểu, thì chỉ trên 1 filesystem người ta mới có thể xác định được đâu là file. Còn chế độ standby thì là ánh xạ những gì trên memory lên đĩa cứng, người ta cũng không thể xác định file nào nằm trong cái đống (file) ánh xạ đó; còn ngược lại, trên RAM disk (giả lập disk trên RAM) thì người ta vẫn có thể xác định được file. Các bit thông tin trên hard disk có đặc tính single stream of bits có tên và có điểm kết thúc (EOF) thì là 1 file. (Hy vọng các bác có chuyên môn về computer sửa chữa/bổ sung các ý này.)--Á Lý Sa 12:31, 19 tháng 7 2005 (UTC)
RAM disk: khi dùng bộ nhớ RAM giả lập thành một ổ đĩa cứng thì ổ đĩa cứng đó được gọi là RAM disk. Vì nó được giả lập rất giống như đang có một ổ đĩa cứng thực sự nên trên RAM disk này ta có thể tạo tập tin hay thư mục. Tuy nhiên, khi mất nguồn điện thì toàn bộ dữ liệu trên RAM disk sẽ mất đi. Còn bình thường, dữ liệu trong bộ nhớ là một tập hợp các bit, không có sắp xếp, định dạng gì nên không được gọi là tập tin. Nội dung tập tin khi được nạp vào bộ nhớ thì chỉ được gọi chung là dữ liệu. Văn Đức Ngọc Thạch 13:03, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Cám ơn, như vậy hiểu thế này có đúng không?
  1. File chỉ được định nghĩa khi có một hệ thống gọi là "file system".
  2. Hệ thống file system có thể được thiết lập trên mọi bộ lưu trữ, không phụ thuộc tốc độ và điều kiện làm việc (khi điều kiện làm việc không thỏa mãn thì hiển nhiên không bàn, ví dụ mất điện đối với một số RAM, hay ở nhiệt độ 1000 độ C đối với một số ổ cứng).
Thế đặc tính single stream of bits chỉ có thể thiết lập trên ổ cứng hay có thể thiết lập trên các loại lưu trữ dữ liệu khác như RAM?Trần Thế Trung 15:35, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Hai câu này hiện tại theo chổ hiểu biết của tôi là chính xác nhưng không biết các kiểu mới có thể làm thay đổi khái niệm hay không. tôi không dám giới hạn vì chả là trước đây 10 năm tôi chưa bao giờ nghĩ rằng con người có thể "clone". Chuyên "Tề Thiên" không hề sai chỉ các là chừng nào con người làm ra nó thôi.

Woah! Vừa nãy chưa đọc lại các đoạn tranh luận khác (vừa đi công chuyện về vào ngay mục này), bây giờ mới thấy chủ đề này nóng ran. May mà đã nguội rồi, cám ơn Phan Ba.Trần Thế Trung 15:47, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Chuyên gia[sửa mã nguồn]

Có lẽ user gởi bài này không ở trong ngành Tin học. Tôi đã chỉnh sửa cho chính xác. Văn Đức Ngọc Thạch 11:08, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Bác Nhân, người đầu tiên viết ra bài này, là một chuyên gia khoa học máy tính. Nguyễn Hữu Dụng 11:15, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Anh Văn Đức Ngọc Thạch có lẽ anh không biết USB stick. Đây là con chip điện tử mà tiếng Anh làflash memory) đây là một loại hard drive. NÓ chả có gì CDROM hay các kiểu mà bạn nào đã tự ý sửa bài của tôi.
còn nếu muốn sâu hơn. tôi xin phép viết luôn cái nhìn của UNIX:

Trong Linux/UNIX có một directory tên là '/proc' dùng để chứa các 'file' hoàn toàn các file này chỉ là các process trong memory và hâù hết nếu chưa bị hết chổ cuả SWAP memory thì nó hoàn toàn nằm trong con RAM (random access memory)! Cái directory /proc này hoàn toàn nằm trong /dev/kmem mà kemem chính là kernel memory! chưa kể kmem lại là một hệ thống filesystem nữa được khởi động khi boot loader tải Linuxvào trong RAM!

Như vầy là tôi đã huych toẹt cả ra không thể bóng gió mãi.

Định nghĩa 'file ' này tôi không chế ra đâu mà tôi dùng google + cái dictionary cuả Microsoft mà viết lại đã có kiểm soát từ trước nhưng bây anh hãy viết đi sai sót tui sẽ có ý kiến cho và tôi hứa mỗi lần sửa sai sẽ ghi dẫn chứng có thật 100% từ Microsoft hay Intel hay các từ điển chuyên môn.

Tôi sẽ rút tay khỏi chổ này để khỏi cãi nưã. Rất cảm ơn anh Arisa đã cho những ý kiến khách quan.

Làng Đậu

Tôi nghĩ là Nhân Võ hơi over-react đó. Văn Đức Ngọc Thạch sửa có sai sót thì sau khi thảo luận, ông hay tôi hay một người khác sửa lại. Ông "rút lui" chỉ làm cho vài người tưởng là ông đã chấp nhận cái sửa có sai sót đó. Văn Đức Ngọc Thạch là con người, thế nào cũng có lúc làm sai, chỉ cần chỉ ra chỗ sai đó thôi. Ngay cả ông Vương Ngân Hà, người mà có các bài viết tôi edit ít nhất (chủ yếu là vì Vương Ngân Hà dịch từ các bài bên en: và dịch rõ), cũng sửa có sai sót trong bài Sao chổi bữa hôm qua. Sau khi tôi sửa lại, ông ấy có "rút lui" đâu. Tôi mong Nhân Võ sẽ tiếp tục thảo luận và edit bài này. Mekong Bluesman 15:29, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Anh Mekong Bluesman người ta kêu tôi bằng Bác mặc dù tôi chỉ vừa hơn 40 tôi không giận.
Viết sai nếu 1 hay 2 quan điểm thì chấp nhận được đàng này bê nguyên các "chủ quan của mình vào" mà còn viết mấy câu tỏ thái độ coi thường thì anh nghĩ có nên xía vô nữa hông?
Tôi tìm thấy không hợp về căn bản khoa vi tính học trong 3-4 mục liên tiếp. Kiến thức cuả người nào đó sửa chỉ còn đúng trong hiểu biết cũ! Tôi đã rất nhẹ nhàng viết lại cái định nghiã của Microsoft, nhưng vẩn được ignore thì tui rút tay nhưng nếu viết sai tui đọc được tui sửa chớ có gì. Không lẽ tôi tham gia để viết... bậy à? Tạm thời để đó cho ai thích viết thì viết nhưng tôi sẽ điều chỉnh lại từ từ. Vả lại anh biết đó viết ra phải dùng nhiều tham khảo Anh ngữ nhức đầu lắm và sau khi viết xong (anh cũng đã thấy) thường thì có gì nghi ngờ tui chủ động viết ra cho mọi người góp ý chung lỡ mình viết câu cú không rõ hay gây hiểu lầm thì sửa tiếp. Xong rồi thì tôi mới lấy cái stub ra khỏi và lúc đó muốn sai đúng gì thì nói tôi trả lời -- trả lời không thông thì mới nên sửa lại cho hợp hơn chứ có đâu mới viết năm ba chữ là nhào vô cho kiến thức mình là biét hết sử đại sửa mà không kiểm lại xem câu mình viết đúng những trường hợp nào sai trong trường hợp nào. Đang viết bài nửa chừng xuân thì có người tự ý sửa tùm lum mà lại sửa không chính xác nữa thì mệt quá. Để cho các bạn trẻ nào thích nghĩ mình đúng viết đi. Tôi khi nào rảnh hoàn tất cho xong mấy cái record khác. Tôi đã chỉnh lại các sai sót thêm vào chi tiết cho nó hợp hơn mặc dù tôi hông thích cách viết đó của người đã sửa bài này. Đó là tôi đã làm hết lương tâm. Để khi nào anh nào đó việt xong, không hợp tui sẽ chỉnh lại và ghi rõ ran`g các chú thích có dẫn chứng để giữ cho đúng theo văn phong người sửa. Tôi đang lo nhiều chuyện hảng tôi nên cũng dể nổi nóng. Chúc anh vui vẻ
Tôi hiểu ông nói gì. Từ cuối thập niên 1990, có một số người viết được vài hàng Java script nhưng nghĩ họ biết tất cả về ngôn ngữ lập trình, từ sau khi Microsoft đàn áp thị trường, một số người khi nói đến hệ điều hành chỉ nói đến Windows...! Nếu những người như ông (và như tôi) vẫn im lặng thì chúng ta đã chấp nhận lối nhìn thiên lệch đó là lối nhìn đúng, hay sao?
À, còn về "bác", những người như Nguyễn Hữu Dũng, Avia, Á Lý Sa... gọi tôi là bác (dĩ nhiên là tôi buồn vì bị cảm thấy là già) nhưng không gián dận vì sợ họ không cộng tác nữa. Bây giờ, nghĩ lại, có lẽ là đến lúc tôi nên dận họ...? All of you have been fairly warned.;-) Mekong Bluesman 16:52, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Huynh Nhân này nóng tính quá! Có gì từ từ mọi người thảo luận chứ. Xin lỗi vì đã nói một câu phỏng đoán làm cho huynh giận.
Về các vấn đề đã đưa ra, tôi xin trả lời như sau:
  • Trong định nghĩa tôi đã sửa, tôi đã ghi rằng "tập tin... chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD". Việc liệt kê đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD chỉ là thí dụ thôi vì "các thiết bị lưu trữ" đã bao hàm cả flash drive (ổ USB), các loại memory card như SD, MMC, MST, SMC, CF, XD... rồi. Tôi thấy đã có ai đó thêm vào ổ USB, điều này tốt thôi vì nó làm cho định nghĩa phong phú lên thêm.
  • Trên nền Linux/Unix, thì như anh Nhân đã nói ở trên, có directory, có file và nó nằm trong RAM thì nó cũng chính là một dạng RAM disk đó thôi. Và đương nhiên là chúng ta có thể gọi nó là tập tin. Trên Windows XP mà tôi đang xài có file pagefile.sys dùng để chứa bớt dữ liệu cho RAM để tránh cho RAM khỏi quá tải.
  • Tôi nghĩ sự khác biệt ở đây có lẽ là do vấn đề thuật ngữ được dùng trong tiếng Anh và trong tiếng Việt. Ở Việt Nam, nếu nói bộ nhớ thì người ta sẽ hiểu là đang nói đến RAM hay ROM chứ không hiểu là có cả các thiết bị lưu trữ. Còn trong tiếng Anh nếu dùng memory thì nó không đơn thuần chỉ là RAM hay ROM nữa. Cho nên để tránh nhầm lẫn thì đành phải lược bỏ từ "bộ nhớ" đi thôi. Cũng như trong bài hiện tại tôi thấy có nói đến socket và pipe. Đúng là hai loại này nó là file (theo MSDN) nhưng ở Việt Nam lại không coi nó là tập tin nên cũng chẳng biết có nên để ở đây không nữa. Rắc rối thật!

Văn Đức Ngọc Thạch 16:57, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Văn Đức Ngọc Thạch viết "Huynh Nhân này nóng tính quá!". Coi chừng đó, tôi ở đây lâu nên nhớ là Nhân Võ, không những là một người làm việc với máy tính từ khi ở Sài Gòn (khoảng 1975), cũng còn viết bài về Thiền nữa. Tôi không nghĩ là ông ấy viết bài về Vovinam nên không phải sợ. Mekong Bluesman 17:14, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Trả lời[sửa mã nguồn]

OK, tôi đã ghi các nghiã của chữ "memory" dùng trong từ điển của Microsoft. Bản thân tôi đã đệ trình khá nhiều các báo cáo khoa học kể cả các phát triển có liên quan đến file và memory. Chưa có một lỗi lầm nào khi hiểu memory bao gồm cả RAM và disk

Chúc mau mắn.


Cảm ơn Anh Arisa. Hày để cho bạn nào thích nghĩ mình đúng viết cho xong đi nhưng nếu không hợp với kiện thức hiện tại tôi sẽ tìm cách chỉnh lại.

Những file chưá trong các con chip thì rất nhiều và hiện đang còn phát triển mạnh như Flash memory (ứng dụng hiện taị là USB hard drive và MP3 Player) MRAM (theo tôi nhớ thì tên cuả nó là magnetic random access memory) sẽ được dùng trong tương lai có thể phát triển làm hard drive có vận tốc tương đương với SDRAM. Hiện lọai này đang được IBM nắm các chi tiết kỹ thuật chỉ sợ bên quốc phòng họ mua lại phát minh rồi. Bên Vietsciences trước đây tôi có cho đăng 1 bài giới thiệu về nó.

bye

TB: Vì lương tâm, tôi đã mạn phép chính xác hóa bản viết lại mà anh chị nào đã tự ý sửa thông tin nhưng không được đúng cho lắm. Bạn nào muốn xem sự kh;ác nhau xin coi qua lịch sử bài này.

Các sai sót nằm trong: định nghiã, tên, và ngay cả thuộc tính. Tôi sẽ kiểm lại thêm LĐ

Phan Ba xin can![sửa mã nguồn]

Phan Ba tôi xin phép được nhiều chuyện một ít vì hôm nay có đọc phần thảo luận ở đây và phần thảo luận bên trang Talk:Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế:

  • Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Không nên viết những câu mà người đọc có thể hiểu lầm là mình cho rằng họ thiếu kiến thức. Thành thật cảm ơn anh Vương Ngân Hà đã có lời xin lỗi.
  • Thảo luận có thể dẫn đến tranh luận, xin đừng nóng tính, hãy bình tĩnh tìm lời lẽ thuyết phục người khác.
  • Trong tương lai tôi đề nghị ngoài những sửa chữa nhỏ như sai chính tả, viết hoa, tạo liên kết, trước khi sửa đổi ý của bài người khác nên viết vào phần thảo luận đã. Thành viên tích cực của Wikipedia tiếng Việt không là bao nhiêu, đều chí ít là "quen biết" nhau cả, hãy hỏi tác giả xem đã, để hiểu hết ý của người viết. Chỉ khi 2-3 ngày không có hồi âm thì mình có thể "mạn phép" mà sửa lại.

Cuối cùng: Hôm qua ở Đức nóng lắm 32°C chổ tôi ở, hôm nay có mưa rồi. Hy vọng "ổng" cũng mưa bên Hoa Kỳ một trận cho nó hết nóng! Phan Ba 15:05, 19 tháng 7 2005 (UTC)

xin lỗi tui nóng nhưng vì hồi tối ăn mặn nên có lời lẽ không nhẹ nhàng! LĐ

Vậy là vui rồi! Ha ha, té ra Phan Ba cũng học lóm được của Khổng Minh phép gọi gió làm mưa! Phan Ba 15:25, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Phan Ba viết trước khi sửa đổi ý của bài người khác nên viết vào phần thảo luận đã. Như vậy, theo tục lệ cổ của người Việt, tôi có phải luộc gà mang cho Phan Ba trước khi sửa những gì ông viết không?;-). Theo tôi thì thảo luận, dĩ nhiên, là cần thiết, nhưng cũng đừng dùng nó nhiều quá vì viết thảo luận không hay chỉ làm người khác khó hiểu hơn. Đó là chưa nói đến việc cãi nhau không có lý (nonsense argument).
Trong dịp này tôi muốn nhắc mọi người, nếu tôi chưa hoàn toàn nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một đĩa nhạc vỡ (if I haven't repeated myself as a broken record), là không có bài nào trên Wikipedia là của riêng ai cả. Vì quan điểm sở hữu này hãy còn thì còn tồn tại các nóng giận khi một người nào đó có gan to sửa bài của mình. Mekong Bluesman 15:55, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Gan thì không to nhưng nếu nghĩ rằng anh cũng có lúc nổi nóng thì nó to rồi đó! 15.235.153.98 16:52, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Cái vụ gà này là do Mekong Bluesman đưa ra đó nha, không phải tôi đâu à! Nếu mà đúng như vậy thì ông thiếu tôi không phải là một vài con mà ít nhất là một tấn gà luộc! Nhưng thôi, gà thì đang sợ dịch cúm gà, lấy của Mekong Bluesman lại sợ mang tiếng ăn hối lộ (đang bài trừ tham nhũng) nên cứ tự tiện sửa thoải mái đi. Đồng ý đây là Bách khoa toàn thư của tất cả mọi người, ai cũng có quyền sửa, nhưng mà trường hợp ngoại lệ khẳng định quy luật phải không? Chỉ hy vọng là càng ít ngoại lệ càng tốt. Cửu Long Giang Bích Nhân cũng đã phải dừng sửa vụ 24 múi giờ để hỏi lại kia mà? Phan Ba 19:05, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Tiếp về RAM và file[sửa mã nguồn]

Có lẽ do sử dụng thuật ngữ không chính xác và không thống nhất nên có hiểu lầm:). Phần thảo luận bên trên, bạn Trung đã viết tiêu đề là 'RAM and the rest, nên hiểu memory được thảo luận ở phần đó là RAM (dù không chính xác). Flash memory là loại EEPROM, cũng là một loại memory.

Trên Linux (và Unix), "everything is a file" nên có những file đặc biệt. Còn phần thảo luận bên trên chắc là chủ yếu đề cập đến 2 file thông thường là text và binary. /proc filesystem là một virtual filesystem nằm trên RAM, tức vẫn có 1 filesystem cho /proc để đọc các (virtual) file trong đó. Tương tự, khi tạo RAM disk trên Linux, cần chạy lệnh mkfs để tạo filesystem.

Đây lại là cách xác định hệ thống file cho RAM disk kiểu cũ. Với một Linux 7.3 tôi có thẻ chỉ cần dùng lệnh mount và assign cái option -t ramfs thì tôi có ngay một directory trong RAM. Và muốn chứa bao nhiêu kiểu file thì chứa (dĩ nhiên có vài limited). Chúng tôi đã dựa vào cách này để chế ra cái USB stick có khả năng tự khởi động và đã đăng thành một technical world wide report. Nghiã là toàn bộ Linux OS load vào trong cái directory trong RAM (nhưng dĩ nhiên vì nó là filesystem nên người ta vẩn gọi nó là RAM disk). Cái khác ở đây anh khỏi phải dùng lệnh mkfs để tạo low level format) Dĩ nhiên, về mặt ngôn ngữ thì nó tuởng chừng giống hard drive nhưng thực sự nó có khác xin xem lại phần tôi đã viết thêm về tmpfs và ramfs ở phía dưới đây khi trả vốn cho anh Arisa --
Làng Đậu

Vấn đề còn thắc mắc là tại sao những bit data trên RAM không được gọi/không tạo nên tập tin (trừ những trường hợp đặc biệt bên trên). Bạn Văn Đức Ngọc Thạch 13:03, 19 tháng 7 2005 (UTC) có trả lời. Không biết anh Nhân và các bác khác có ai có ý kiến khác không.--Á Lý Sa 15:28, 19 tháng 7 2005 (UTC)


Vấn đề thuộc về định dạng anh Arisa! Tất cả các file muốn chưá ở đâu cũng được miễn là phải cấu trúc nên một định dạng thường được gọi là filesystem và có chổ để chứa. Cái định dạng này không ăn nhập mấy với nội dung thông tin của file. Sẳn đây nêu anh một thí dụ về Palmtop hay PDA. Trong con chip của Paltop chả có cái hard drive nào mà chỉ có memory (và kiểu mà tôi viết chương trình cho nó là có thể là FLASH hay các chip có bộ nhớ tương đương. Anh chỉ cần có chổ chứa là có thể chứa file. Memrory cuả palmtop rất lạ: các file và các "process" chia chung nhau cùng một bộ nhớ. Do đó, khi nào các ứng dụng nào xài quá nhiều vùng nhớ mà không được program cho kĩ sẽ lấn sang phần nhớ của các chổ chứa tệp làm cái palmtop này bị hang. Chính tôi thử nghiệm và có làm về cái này 5 năm trước. (Ngày nay MS có thể đã điều chỉnh các ngôn ngữ viết cho Palm để khắc phục lỗi kiểu này rồi!)

Ngay trong LINUX, có một kỹ thuật share RAM là tmpfs hay ramfs, nó cho phép mình cấu trúc và tạo nên một hệ thống file. và hệ thống này tương tự như hệ thống bộ nhớ của Palmtop nó không phải là một kiểu thông thường như là FAT, NTFS, ext2,... gì cả mà nó làm thành một chổ có thể mount thành một directory và có thể chưá mọi loại file. Cái đặc biệt là nó không có một cở cố định (nghiã là thường anh có hard drive thì phải có cỡ 1G, 3G, hay trong memory stick là 128Mb, 256MB,....fixed size) Nhưng ở đây khi anh copy thêm file vào directory nay nó lại tăng trữ lượng lên một cách tự động cho đến khi không còn chổ tăng nữa. Điều kiện của nó chỉ là 1 khoảng nhớ liền tục (trơn) contiguous trong RAM. Ngược lại khi anh tải các ứng dụng thông thường vào thì nếu còn chổ kernel sẽ load còn không thì báo lỗi hay hang máy. Và buondary của chổ chứa này dịch chuyển được chứ không cố định như các kỹ thuật khác và tên nó là RAM filesystem (ramfs).

Cảm ơn anh Nhân đã trả lời. Như vậy để xác định một tập tin trên RAM cần phải tạo 1 cái gì đó có chữ "fs". Còn trong quá trình sử dụng thông thường, chẳng hạn như dùng 1 text editor mở 1 file text, file text đó được tải lên RAM để làm việc, và khi nằm lên RAM rồi nó không còn (hay không được gọi) là 1 file nữa. Không biết như vậy có đúng không?--Á Lý Sa 01:08, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Một các đơn giản, lúc này cái file đã được đánh dấu là mở. Nó sẽ nằm yên đó. Tuỳ theo chương trình ứng dụng chứ không nhất thiết là nó sẽ bị xoá hay không. Toàn bộ, hay một phần data của file sẽ được load vào một địa chỉ nào đó (thực chất là các info cần thiết của file thực chất là các dãy bits sẽ được copy lên trong RAM chứ nó không dịch chuyển cái gì đi hết.) và thí dụ theo kiến trúc của C++ thì thông tin trong file được xem xét như như 1 dòng (stream) dữ liệu và từ đây là các đọan bytes sẽ đưọc điều chỉnh. Chẳng hạn, bạn chỉnh ở một vị trí X, thì byte ở vị trí X sẽ được load vào các thanh và được thay đổi. Sau đó cái info vị trí X này được trả về thay đổi info trong vị trí X tương ứng của file trong RAM. cuối cùng nếu anh nhấn nút save thì tất cả các đọan mã này sẽ chép ngược về lên disk và override những data cũ. Nếu anh ngưng không làm nữa thì nó đóng luôn file lại. Tuy nhiên cơ chế để tìm đến cái file copy dữ liệu lên RAM và từ RAM lấy ra các byte cần thiết đều dùng đến điạ chỉ hoá hơi phức tạp một tí. Cơ chế này là phần quan trọng nhất trong bộ môn computer architecture.

Trở lại câu hỏi: Lúc này rất "khó" gọi nó là file vì lẽ cái file system không còn dính dáng vào dòng thông tin nữa. Đồng thời tuỳ theo hệ điều hành các bit dữ liệu có thể được sắp xếp lại một cách không liên tục (tùy theo RAM có chổ trống hay không và tùy theo nếu file lớn qúa nó chỉ chép có 1 phần của file.

02:11, 20 tháng 7 2005 (UTC) sorry hơi nhiều lỗi chính tả vì tôi đang gấp công chuyện nhà LĐ

Như vậy đã khá rõ. Xin cảm ơn anh Nhân lần nữa.--Á Lý Sa 02:50, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Lúc nào cũng phải lưu?[sửa mã nguồn]

Tôi chần chừ mãi không biết có nên hỏi thêm một câu hỏi "vặn vẹo" nữa vào lúc mọi người có thể vẫn chưa nguội không? Nhưng mà có lẽ lòng ham hiểu biết đã chiến thắng lúc này: Phiên bản hiện nay định nghĩa:

"Tập tin (còn được gọi là tệp, tệp tin, file) là một tập hợp của thông tin được đặt tên. "

Sau đó lại viết:

"Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số."

Tôi có cảm giác là câu định nghĩa đầu tiên là tiệm cận đến sự chính xác cao nhất. Câu sau đó nói thêm "được chứa" nhưng có lẽ không tổng quát. Lý do: có thể tồn tại các tập tin không lưu trên bất cứ cái gì mà đang chạy trên một dây đồng (ví dụ nối từ Trái Đất đến Mặt Trăng, cũng phải mất mấy giây để chạy), hoặc đang được sóng radio truyền từ Trái Đất đến Sao Mộc (hình như 16 phút). Tức là tập tin đang di động trong không gian, nói cách khác nó có tính chất thuần túy thông tin, không bị bó hẹp tron cái vật thể chứa đựng mà các ta hay gặp. Có khái niệm tập tin trên đường truyền như vậy không? Trần Thế Trung 16:23, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Một câu hỏi rất hay!!! (Rất ít khi tôi dùng nhiều hơn 1 cái chấm than vì sợ làm mòn nghĩa của nó.) Cái tôi lúc 6 giờ chiều ngày hôm qua, hay cái tôi lúc 7 giờ sáng ngày hôm nay, có phải là tôi không? (Existentialism, anyone? -- Nhờ ai dịch hộ.) Tôi nghĩ trong phần nhập đề của bài này nên giới hạn vào nghĩa physical của nó (nghĩa thứ hai) vì đo số khi nói đến file thì nghĩ đến file trong các loại disk. Trong bài mình có thể nói thêm về nghĩa meta-physical của nó. Mekong Bluesman 16:36, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Câu này không do tui viết xin không có ý kiến nhiều. Nó dã bị viết lại mà phải mò lại xem nghiã nguyên thủy tôi viết ra sao cái đã. + Nhưng theo tôi, công bằng, chỉ cần thêm vào chữ thường thành ra:

"Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit (thường) được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số" 

Vấn đề anh hỏi sợi dây đồng, hay các sóng truyền tin thì chúng đâu có cái tên là thiết bị lưu trữ nên nó chưa thể gọi là được chứa mà phải dùng là được chuyển tải trong các dạng sóng hay các dạng tính hiệu điện. Như vậy bạn thấy sao OK? cho đ'ên khi nào ngườt ta phát minh ra một dạng vật chất tĩnh nào đó mới chứa được các file thì người đó có quyền đặt tên là thiết bị hay là cái khác tùy theo kiến trúc của họ chứ hả?

tôi không bàn nữa chúc vui vẻ

To Trần Thế Trung: cái mà đang được truyền tải đi bằng tín hiệu điện qua dây dẫn hay ở dưới dạng sóng thì không gọi là tập tin mà chỉ là tín hiệu hay dữ liệu. Tôi không biết ở các nước khác có gọi là tập tin hay không nhưng ở Việt Nam thì chưa từng nghe ai gọi như vậy cả. Nếu ai biết ở nước khác gọi là cái gì thì vui lòng post lên cho mọi người cùng xem. Tôi đang ở Việt Nam nên đành chịu. Văn Đức Ngọc Thạch 17:09, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Vấn đề là khi chuyển một file từ máy A đến máy B. Khi xưa, vì kỹ thuật chưa tiến bộ, chúng ta chỉ chuyển từng phần nhỏ của một file. Bây giờ, nguyên một bộ video (nhỏ) có thể được chuyển nguyên. Rắc rối lắm! Mekong Bluesman 17:19, 19 tháng 7 2005 (UTC)
Ngày xưa thì tốc độ truyền dữ liệu còn thấp, nếu bê nguyên xi một file video mấy trăm MB về thì phải chờ rất lâu. Trong quá trình chuyển như vậy nếu xảy ra việc nhiễu loạn tín hiệu trên đường truyền hoặc bị đứt kết nối thì dữ liệu đã tải về coi như bỏ (do không đúng dịnh dạng) và phải tải lại từ đầu. Cho nên thường người ta cắt thành nhiều phần để trong quá trình chuyển đi có trục trặc gì thì chỉ tải lại phần bị hư thôi. Ngày nay thì tốc độ cao hơn rất nhiều rồi, không còn phải lo lắng về việc này nữa.
Một tập tin ở máy A khi nó được nạp lên bộ nhớ thì nội dung đó được gọi là dữ liệu, nội dung lưu trên đĩa (nếu còn) thì vẫn là tập tin. Dữ liệu này được chuyển thành tín hiệu điện hoặc sóng và truyền đi. Khi đến máy B, phần cứng chuyển các tín hiệu điện trong dây dẫn hoặc dạng sóng đó thành dữ liệu thông thường và phần mềm lấy dữ liệu này lưu lại trên đĩa thành tập tin. Văn Đức Ngọc Thạch 02:06, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Subdirectory hay Directory ?[sửa mã nguồn]

Trong phần thuộc tính (attribute), có ai đó đã sửa từ Subdirectory (thư mục con) thành Directory (thư mục). Theo tôi là không đúng. Thư mục gốc là thư mục nằm ngoài cùng của một volume, thí dụ như C:\, D:\. Các thư mục nằm ngay tại thư mục gốc này thí dụ như C:\Windows, C:\Program Files, được xuất hiện ở phần "root entry" (?) trong bảng FAT. Chính vì vậy mà trong hệ thống tập tin FAT thì số lượng thư mục tối đa nằm ngay tại thư mục gốc là một con số giới hạn. Trong FAT 16 thì con số này là 256 (do 16 bits biểu diễn được 256 trạng thái). Trong các thư mục này lại có các thư mục khác thí dụ như C:\Windows\System32, C:\Program Files\MSN, các thư mục này chính là các subdirectory (thư mục con). Chúng được đặt trong bảng FAT như là các tập tin mà thôi, chỉ có điều chúng được định thuộc tính là Subdirectory và không chứa dữ liệu thông thường như tập tin mà chứa thông tin về các tập tin và các thư mục con nằm bên trong nó. Và theo MSDN thì thuộc tính là Subdirectory. Dùng Subdirectory là chính xác. Văn Đức Ngọc Thạch 03:57, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Trong FAT bạn muốn dùng chữ subdirectory tuỳ bạn. Giải thích của bạn không sai nhưng bạn bạn không đúng ở chổ hiểu nghiã chữ directory.

Tôi dùng directory không sai tí nào bản thân chữ directory nghiã của nó là nơi để chứa các file hay các đirectory. Nó có thể là một directory hay subdirectory.

Trong Anh ngữ nếu bạn muốn nói thư mục gốc thì bạn nên dùng chữ root directory vả lại các câu mà bạn viết tôi không biết từ đâu nhưng trong tài liệu tôi biết họ chỉ cần viết directory vì hệ thống directory hàm chứa rằng nó có thể là một subdir. OK?


OK tìm ra rồi nếu có Windows XP: mở run rồi dùng command dir /? sẽ thấ hết họ gọi là gì. Microsoft thì chắc hết sai hở? LĐ

Cách giải quyết của FAT, EXT2, NTFS... đều không ăn nhập gì trong việc dùng chữ directory đâu!

Làng Đậu

Không phải tôi không biết về Directory mà ở đây đang nói về thuộc tính trong FAT. Và trong FAT thì chỉ có thuộc tính Subdirectory chứ không có thuộc tính Directory. Còn thông thường mọi người vẫn gọi là thư mục, vẫn dùng từ directory thôi. Nếu không ai có ý kiến gì khác thì tôi sẽ sửa lại. Văn Đức Ngọc Thạch 04:23, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Thuộc tính trong FAT thì: 1 file có thuộc tính là 1 directory dễ hiểu hơn khi nói nó là có thuôc tính subdirectory. Vả lại, nếu muốn chỉ thư mục gốc ngưòi ta dùng chữ root directory .

Chưa kể thuộc tính này không chỉ có trong FAT đâu. Nó có mặt trong nhiều filesystem khác nưã và các tài liệu tôi có đều viết tiếng Anh và một cách tổng quát tôi vẩn thấy họ gọi là directory attribute. Không biết bạn có hệ thống Linux ở nhà không tôi giúp cho bạn cách kiểm tra người ta kí hiệu các file có attrib directory là chữ gì và tại sao cho mọi filesystem mà Linux nhận ra (trong đó có FAT16, FAT32, EXT2, EXT3, NTFS,...) chỉ cần dùng lệnh ls -l lên bất kì một filesystem đã được mount nào đều cũng sẽ đọc được mọi attribute cuả các file trong đó. Ngoài ra trong Linux có lệnh khác là file cũng cho phép đọc attribute. Hoặc giả bạn có thể dùng C/C++/C# để đọc các attribute này xem họ viết nó là chữ "d" hay chữ "s" (chữ "d" stands for directory còn chữ s stands for subdirectory)

Anh bạn nên xem cho kĩ lại các tài liệu bạn dùng đi. Tôi dùng nhiều tài liệu khác nhau không sợ lầm lẫn đâu. Tôi không muốn tranh luận thêm.

Vả lại bài File này con thiếu rất nhiều nhưng tôi đã thấy quá đủ để mất thì giờ vô ích nên quyết định không viết thêm nữà nếu bạn thích thì cứ sửa viết tùy hỉ nhưng tôi đã viết ra đây mọi thứ giải thích rồi những ý cuả bạn không đủ thuyết phục.

Chúc bạn thỏa mãn.

Làng Đậu 04:51, 20 tháng 7 2005 (UTC)


Văn Đức Ngọc Thạch, tạm thời tôi chỉ dùng thí dụ trên đĩa. Trong một đĩa ta chỉ có hai thứ: filedirectory; một cái directory đặc biệt có tên là root directory. Từ sub-directory được dùng trong các sách giáo khoa để tả hình thái cây (tree structure) của một cách xếp đặt các file, trên thực tế nó chỉ là directory. Nói một cách khác, sub-diretorydirectorydirectorysub-directory.

Thí dụ, một cây bao gồm thân và lá -- thân là directory còn lá là file. Một phần đặc biệt của thân là gốc -- đây là root directory. Văn Đức Ngọc Thạch có thể hỏi "Vậy cành là cái gì?" Cành là thân nhỏ -- cũng như sub-directorydirectory nằm trong một directory khác. Một người khác cũng có thể nói "Thân là cành to" -- cũng như directorysub-directory bao gồm một hay nhiều sub-directory khác. Mekong Bluesman 05:07, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Anh Mekong Bluesman, ngoài việc anh kể thì có thể dùng thực nghiệm để kiểm tra rất dể. tôi đã chỉ ra như trên. Dùng một hệ thống FAT có các file có directory attribute (hay subdirectory như bạn thạch đề nghi) mount vô trong Linux rồi dùng lênh:
ls -l để list tất cả mọi thuộc tính cuả các file trong đó có các subdir mà bạn ấy muốn. thì sẽ thấ họ bắt đầu các atribute subdir bằng chữ "d" thay vì chữ "s" thì bạn ấy sẽ không có ý kiến nữa.
Nhưng kẹt cái nếu tui làm thi anh bạn sẽ không tin để anh ấy tự làm cho tin.

LĐ.

Có thể ai cũng hiểu "subdirectory" hay "root directory" đều là directory, và nếu chỉ nói directory thì người đọc thường sẽ hiểu nó là sub hay root dựa vào ngữ cảnh. Vì phần thuộc tính file trong bài viết hiện nay có tên "Các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT" nên tôi nghĩ mình nên dùng tên mà những người tạo ra FAT đặt cho cái attribute đó.--Á Lý Sa 05:22, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Á Lý Sa, tôi cũng muốn là vấn đề chỉ đơn giản như vậy. Trên thực tế thì cái attribute mà chúng ta đang bàn cãi này chỉ là một bit có thể là 1 có thể là 0. Không ai ngăn cấm tôi viết một operating system (Bill Gates, however, may try) mà trong đó tôi interpret cái bit đó của FAT là "Phong bì". Khi một programmer lo phần thi hành lệnh ls cho một version của Linux, người đó có thể gọi nó là "directory" hay "sub-directory" hay "subdirectory". Mekong Bluesman 05:49, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Ngay cả dùng DOS cũng có thể kiểm tra ra việc này nhưng đã lâu tôi không nhơ cái option để liệt kê attribute viết như thế nào thôi nhưng Linux cũng là hệ OS tương thích với FAT. Tôi là chuyện này hàng ngày nên chắc chắc 100% tôi biết họ kí hiệu 'd' cho attribute directory.

LĐ.

Ok tìm ra rồi dùng Window XP mở run cmd rồi trong DOS screen gõ lệnh dir /? Microsoft viết chắc không sai! LĐ

Tôi khẳng định lại lần nữa, vấn đề đang nói ở đây là thuộc tính trong hệ thống tập tin FATchắc chắn nó được đặt tên là subdirectory. Việc thấy các trình ứng dụng hiển thị là "directory" không có ý nghĩa gì cả vì nói như Mekong Bluesman, nếu tôi viết ra trình liệt kê như lệnh dir thì tôi muốn nó là cái bánh bao cũng được. Dùng directory là quen thuộc với nhiều người nhưng ở đây là thuộc tính trong bảng FAT chứ không phải đang nói về thư mục. Vấn đề này rất đơn giản như Á Lý SaMekong Bluesman đã nói, không có gì cần phải tranh luận thêm nữa. Văn Đức Ngọc Thạch 06:12, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Văn Đức Ngọc Thạch đã thử cái lệnh dir /? trong DOS hay trong Windows như Nhân Võ đề nghị chưa? Tôi thì thử rồi, tôi cũng thử luôn cái lệnh ls -l trong Linux mà ông ấy nói nữa. Tôi nghĩ là Văn Đức Ngọc Thạch nên thử chúng trước khi viết từ "chắc chắn", nhất là chắc chắn dưới dạng chữ đậm. Mekong Bluesman 06:38, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Những người biết tiếng Anh và muốn biết về các attribute (thuộc tính) của FAT nên đọc trang [1]. Mekong Bluesman 06:51, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Xem hình này LĐ Dề nghị bạn Thạch ngưng edit chữ subdirectory nửa đã quá đủ bằng chứng từ Microsoft, từ Linux và từ WEB
Tập tin:FileAttributes.GIF

07:02, 20 tháng 7 2005 (UTC) Nhanvo


Các bác có thể xem thêm ở [2], [3], [4] (2 link đầu là của.edu).--Á Lý Sa 07:05, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi biết các link này. Đó là lý do tại sao tôi viết directorysub-directorysub-directorydirectory -- hai từ này chỉ là một thứ. Cuộc tranh luận này là cuộc tranh luận vô lý (nonsense) -- một ông gọi là Little Saigon, một ông gọi là Sài Gòn Nhỏ. FAT chỉ để dành cái bit đó cho các file đặc biệt (thay vì chứa các dữ liệu thì chứa các file khác) còn các áp dụng sẽ đặt tên cho nó. Windows français gọi nó là "Répertoire"; một vài operating system gọi nó là "directory"; một vài ông giáo sư có để ý đến ngôn ngữ gọi nó là "sub-directory"; một vài người quen lối viết tiếng Anh trên Internet gọi nó là "sub directory"; Mekong Bluesman viết ra một loại software dùng bit đó trong một áp dụng bảo đảm tính chất bí mật của một file và gọi nó là "Phong bì" (có thật); bao giờ Văn Đức Ngọc Thạch viết một áp dụng dùng bit đó thì Văn Đức Ngọc Thạch có thể gọi nó là "bánh bao". Cho đến bây giờ thì hai áp dụng của FAT (tại DOS/Windows và tại một Linux) gọi nó là "directory". Ngoại trừ trường hợp chúng ta có thể tìm ra và nói chuyện với người đầu tiên design ra FAT, khẳng định một cách chắc chắn là một điều không nên làm. Mekong Bluesman 07:33, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Ha ha ha ha

"trâu đen trâu trắng cũng là trâu
Cạo cái lông đi hết sạch màu"

Trên WEb có 239,000 trang viêt về FAT filesystem... không thể dẫn chứng kiểu này được! Nhưng dầu sao bài này viết về file không phải viết về FAT. Và chữ subdir cũng không phải là sai. chẳng qua anh Ngọc Thạch cho rằng tôi viết không đúng nên tôi chỉ chứng minh không phải như anh ta nói.

Bây giờ bài File này tôi đề nghị (mặc dù tôi là người viết đầu tiên nhưng tôi không thích việc đang viết nữa chừng vài dòng lại cứ bị sửa lung tung không còn thấy thú vị gì) -Anh Thạch có thể viết tiếp nếu muốn:

  1. Anh Thach muốn dùng chữ gì cũng được miễn không sai lỗi chính tả.
  2. Hãy viết thêm cho đầy đủ một bài chẳng hạn: ví dụ riêng về FAT là không tổng quát hãy viết về các attribute nào mà hầu hết các filesystem đều có.
  3. Bổ xung thêm dữ liệu về dịnh dạng file

Dĩ nhiên nếu tôi đọc thấy không hợp lý sẽ đề nghị điều chỉnh.

LÀng Đậu


Một phần vì NPOV, vài link từ microsoft.com (bên cạnh cái hình ở trên từ Windows cũng của Microsoft): [5], [6] --Á Lý Sa 09:25, 20 tháng 7 2005 (UTC)


Tôi dùng Google search với keywords là "FAT32 attribute", tôi xem qua nội dung của các trang liệt kê trong 2 trang đầu tiên của kết quả (vì không có thời gian xem thêm), và sao khi lược bỏ các trang không nói về bit thuộc tính này, có 4 trang nói dùng subdirectory và 1 trang dùng directory. Mọi người vào các trang sau, tìm từ "attribute" sẽ thấy về bit thuộc tính này.

Trong các trang trên có cả trang của Microsoft. Tôi nghĩ các lập trình viên của Windows hay Linux không phải là họ không biết attribute đó có tên là subdirectory mà họ dùng directory vì đại đa số mọi người đều dùng directory cả. Từ directory thì quen thuộc chứ dùng subdirectory thì sẽ lạ lẫm, khó hiểu đối với rất nhiều người. Nếu anh Làng Đậu biết trên các hệ điều hành khác có các attribute gì thì cứ post lên trong phần thí dụ. Tôi thì chỉ biết FAT nên chỉ thí dụ về FAT thôi. Thảo luận này đang làm mất thời gian của nhiều người. Nếu không thống nhất đựoc thì sẽ dùng giải pháp dung hòa vậy: mở ngoặc đơn thêm từ kia vào. Chúc vui vẻ. Văn Đức Ngọc Thạch 09:42, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Đề nghị hòa giải Tôi thì chẳng hiểu cái mô tê gì về FAT hay filesystem, nhưng để tiết kiệm sức lực của Wikipedíans tôi có cái đề nghị nho nhỏ. Cái phần viết Thuộc tính có liệt kê Directory nên mở ngoặc đơn (Subdirectory). Anh Nhân nên tiếp tục đề tài này vì chắc anh Văn Đức Ngọc Thạch ko đủ mức tổng quát để viết tiếp. Còn anh Thạch có khả năng xin chuyển tải bài FAT. Sau 1 thời gian chúng ta sẽ trao đổi tiếp vấn đề này (khi anh Thạch đọc hết các bài mới của User:Nhanvo). Tôi nghĩ là việc viết tổng quát hóa 1 vấn đề thường sẽ gặp những một số khó khăn khi 1 vài trường hợp ngoại lệ. "Thảo luận" đôi khi cũng có những bất lợi vì làm giảm tiến độ và gây stress. Vietbio 11:54, 20 tháng 7 2005 (UTC)
Nói cho công bằng, các bài viết về technical hay đặc tả thường MS thích dùng "subdirectory" (có lẽ mấy ông chủ đề tài thích chữ này?) còn các bài viết để phổ biến cộng với các lệnh hay ứng dụng và nhất là trong ngôn ngữ C/C++/C# của MS thì họ lại thích dùng chữ "directory" mặc dù cả hai nếu hiểu thì chả có gì khác nhau và nếu không hiểu thì vẩn cứ tịt.
Dĩ nhiên, tôi có viết rất rõ anh Thạch không hề sai trong hiểu biết về FAT. Nếu anh có biết thêm tí về MBR (Master Boot Record) và biết dùng ngông ngữ ASM (để dùng trong boot loader) thì tốt lắm đấy. Bởi vì có một số công trình mới về bootable của các "new media" trên các hệ 32-bit và 64-bit muốn cho tương thích được cả Windows và Linux thì phải dùng FAT16. Và như vậy ai nắm cái này thì có khả năng làm được.
Một cách tổng quát cho các filesystem khác để trình bày thống nhất cho dể các giáo trình dạy ở ĐH thường người ta dùng directory vì khái niệm này dùng chung không phân biệt FAT, NTFS, EXT2,....và có lẽ cũng do tính sư phạm. Tôi học thêm được một ít mỗi lần viết 1 bài vì thường sẽ phải xem lại google coi có cái gì mới hay khác hơn những cái mình đã học ở ĐH và được dạy ở hãng. Những gì ở hãng dạy thì rất sâu nhưng lại ít phổ biến ngược lại cái gì ở trường thì kinh điển và đôi khi hơi lạc hậu so với sức tiến.
Google có một chổ yếu là nó "dump" và số tài liệu thực nghiệm lại ít không phải vì google không hữu hiệu mà có lẽ các công trình nghiên cứu thực nghiệm thường "bán được" nên ít người cho đăng các kĩ thuật mới lên WEB. Ngoài ra, cần có skill để mò tới các khio dữ liệu nữa. Thôi thì cứ để đó cho bạn Thạch thích viết thêm hay bớt gì thì viết. Tôi tạm ngưng chổ này để thời gian hoàn tất mấy bài khác trước và sẽ quay lại bổ túc sau nhưng nếu có tôi sẽ ghi vào phần thảo luận trước khi tôi đụng vào bài viết chính như vậy sẽ đỡ cho người viết bài bị mặc cảm xúc phạm. Vả lại bài FAT nên để cho bạn Thạch viết sẽ bảo đảm 100% ít ai ở đây viết được hy vọng bạn viết đi.
Thôi chúc các bạn vui vẻ LĐ
Tôi vẫn đang soạn thảo bài FAT từ mấy ngày nay nhưng vẫn chưa xong vì mục từ này quá lớn, ngay cả bên Wikipedia tiếng Anh cũng không dám đi sâu vào chi tiết. Có lẽ phải nửa tháng nữa mới xong.
Vậy là huề cả làng rồi. Vui vẻ nhé!

Văn Đức Ngọc Thạch 15:26, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Bây giờ tôi mong là mọi người đã hiểu cách làm việc consensus của Wikipedia. Thảo luận là điều cần thiết, tôn trọng cá nhân người khác là điều bắt buộc và tôn trọng tinh thần trung lập là quan trọng. Để tránh việc sửa đi sửa lại và bàn luận (như thế này) thêm một lần nữa, tôi có đề nghị khi Văn Đức Ngọc Thạch hay Nhân Võ hay ai đó viết bài FAT: dùng cả hai từ diretory và subdiretory. Vì, như tôi giải thích bên trên, hai khái niệm này là một. (Tôi nhìn chữ subdirectory, hay tệ hơn nữa là chữ subdir, thì làm tôi nghĩ đến nhiều người programmer đã làm việc với tôi... nhưng viết ra thì dài lắm và sẽ có người bảo là ngôn ngữ tôi dùng "cổ" quá!) Mekong Bluesman 17:16, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Bài dài à! có những bài bắt buộc viết dài thì dài chớ có sao. Chính là viết đúng và rõ. Tôi đã phải viết 1 bài dài hơn 79,000 bytes thì sao nào? chẳng qua là vì thông tin nó nhiều nhưng không thể tách ra nhỏ hơn được. (Dĩ nhiên đã ráng tách 1 phần ra và phần đó lại cùng dài ngoằn). Nếu ông bạn có viết bài về thần học,về tôn giáo, hay về lịch sử văn minh nhân loại chắc chắn bạn sẽ phải... bị dài.

Nếu muốn, những bạn đang viết bài dài có thể viết từng phần vào trong Wikipedia, không nhất thiết phải viết cả bài cùng một lúc. Nếu thông tin không chứa đủ trong một bài dài dưới 32Kb, bạn có thể tóm tắt lại ý trong từng mục, và thêm liên kết dẫn đến các bài đi sâu vào từng khía cạnh. Ví dụ, bài viết Việt Nam có phần giới thiệu qua lịch sử, và có liên kết đến bài Lịch sử Việt Nam. Bản thân bài Lịch sử Việt Nam lại có cấu trúc như vậy, liên kết đến các giai đoạn lịch sử khác nhau.Trần Thế Trung 15:37, tháng 7 20, 2005 (UTC)

Ký tự EOF[sửa mã nguồn]

Một tập tin luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt (hay dấu kết thúc) có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF (từ chữ End Of File). Điều này không còn luôn luôn đúng nữa. Các file trong UNIX (và Linux), và cả MS Windows 95 trở về sau không cần EOF. Lhboi 09:27, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Chữ file nên được dịch là gì?[sửa mã nguồn]

Theo tôi nên dịch chữ filehồ sơ. Lý do là để cho nó hợp với chữ folder, tôi đề nghị dịch là cặp hồ sơ. Icon của folder trong computer trông rất giống cặp hồ sơ. Tất nhiên là rất khó thay đổi thói quen dùng chữ tập tin. Lhboi 09:54, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ái chà ở đây sao nhiều người khó tính quá vậy,gọi bác không được chứ gọi bằng gì cho kính cẩn bây giờ.Kiến thức tin học thì nó là cố định,chỉ có suy nghĩ là vô định thôi.Tôi là người ngoài đọc bài này xong thấy kiến thức loạn cả lên, vậy làm sao tôi tin vào wikipedia đây, khi mà nó được viết mà giữa các thành viên không thống nhất.À suýt quên, muốn thay đổi cách dịch file thi trước hết Lhboi phải thay đổi phần dịch trong hầu hết sách tin học in bằng tiếng Việt Nam đã.Điều đó thì...