Turbinellus floccosus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Turbinellus floccosus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Fungi
Ngành (divisio)Basidiomycota
Lớp (class)Agaricomycetes
Bộ (ordo)Gomphales
Họ (familia)Gomphaceae
Chi (genus)Turbinellus
Loài (species)T. floccosus
Danh pháp hai phần
Turbinellus floccosus
(Schwein.) Earle ex Giachini & Castellano (2011)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Cantharellus floccosus Schwein. (1832)
  • Gomphus floccosus (Schwein.) Singer (1945)
  • Gomphus canadensis (Klotzsch ex Berk.) Corner (1966)
  • Cantharellus canadensis Klotzsch ex Berk (1839)
  • Cantharellus princeps Berk. & M.A. Curtis (1859)
  • Merulius floccosus (Schwein.) Kuntze (1891)
  • Merulius princeps (Berk. & M.A. Curtis) Kuntze (1891)
  • Neurophyllum floccosum (Schwein.) R. Heim (1954)
  • Trombetta canadensis (Klotzsch ex Berk.) Kuntze (1891)

Turbinellus floccosus là một loài nấm trong họ Gomphaceae bản địa châu Á và Bắc Mỹ. Danh pháp loài này đã từng là Gomphus floccosus cho đến năm 2011, khi loài này được nhận thấy chỉ có mối quan hệ xa với loài điển hình của chi, G. clavatus. Sau đó loài này đã được chuyển từ Gomphus sang Turbinellus.[1][2] [3] Quả thể hình kèn trumpet hoặc hình chiếc bình có chóp màu cam có thể cao 30 cm và rộng 30 cm.[4] Bề mặt thấp hơn, hymenium, được bao phủ trong các nếp nhăn và đường vân thay vì lá tia, và có màu nhạt hoặc hơi vàng đến trắng.

T. floccosus hình thành mối quan hệ cộng sinh với nhiều loại cây lá kim, mọc ở các khu rừng lá kim trên khắp Đông Á, từ Bắc Triều Tiên đến Pakistan, và ở Bắc Mỹ,[5][6] thường xuyên hơn ở phía tây, vào cuối mùa hè và mùa thu. Mặc dù có vị nhẹ, nhưng chúng thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa là buồn nôn, nôn và tiêu chảy khi tiêu thụ.[7][8] T. floccosus được người dân địa phương ở phía đông bắc Ấn Độ, Nepal và Mexico ăn.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giachini AJ, Hosaka K, Nouhra E, Spatafora J, Trappe JM (2010). “Phylogenetic Relationships of the Gomphales Based on nuc-25S-rDNA, mit-12S-rDNA, and mit-atp6-DNA Combined Sequences”. Fungal Biology. 114 (2–3): 224–34. doi:10.1016/j.funbio.2010.01.002. PMID 20943133.
  2. ^ Giachini AJ, Castellano MA (2011). “A New Taxonomic Classification for Species in Gomphus sensu lato”. Mycotaxon. 115: 183–201. doi:10.5248/115.183.
  3. ^ Giachini AJ; Camelini CM; Rossi MJ; Soares CRFS; Trappe JM (2012). “Systematics of the Gomphales: the Genus Gomphus sensu stricto”. Mycotaxon. 120: 385–400. doi:10.5248/120.385.
  4. ^ Giachini A (2004). Systematics, Phylogeny, and Ecology of Gomphus sensu lato (Luận văn). Corvallis, Oregon: Oregon State University.
  5. ^ Petersen DH (1971). “The genera Gomphus and Glococantharellus in North America”. Nova Hedwigia. 21: 1–118.
  6. ^ Corner EJH (1966). “A Monograph of the Cantharelloid Fungi”. Annals of Botany Memoirs. London: Oxford University Press. 2: 1–255.
  7. ^ Ammirati JF, Traquair JA, Horgen PA (1985). Poisonous Mushrooms of the Northern United States and Canada. Minneapolis: University of Minnesota Press. tr. 252–54. ISBN 978-0-8166-1407-3.
  8. ^ Carrano RA, Malone MH (1967). “Pharmacologic Study of Norcaperatic and Agaricic Acids”. Journal of Pharmaceutical Sciences. 56 (12): 1611–14. doi:10.1002/jps.2600561216. PMID 5626691.
  9. ^ Khaund P, Joshi SR (2014). “DNA Barcoding of Wild Edible Mushrooms Consumed by the Ethnic Tribes of India”. Gene. 550 (1): 123–30. doi:10.1016/j.gene.2014.08.027. PMID 25130907.