Wikipedia:Đừng tìm công lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống tư pháp ở các nước dân chủ được tao ra nhằm cung cấp một hệ thống xét xử công bằng cho công dân, nhằm bảo vệ mọi quyền của công dân. Tuy nhiên, ở Wikipedia, các thành viên không có quyền pháp lý thực hiện chỉnh sửa bách khoa toàn thư và các quy trình tại Wikipedia có thể không "công bằng" so với khuôn khổ pháp lý.

Các thành viên thông thái với xuất xứ khác nhau có điểm chung là cùng quan tâm đến Wikipedia. Nhưng khi họ cùng cố gắng diễn giải những hướng dẫn đòi hỏi sự phán xét thì xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Wikipedia có những cơ chế được tạo ra nhằm cố gắng giải quyết những tranh chấp như vậy một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.

Bạn không có quyền ở đây. Wikipedia thuộc sở hữu tư nhân của Wikimedia Foundation, tổ chức này tự đặt ra các điều khoản sử dụng riêng. Do đó, về mặt pháp lý, mọi thành viên không có quyền chỉnh sửa hợp pháp tại đây, do dó không có quyền nào bị tước đoạt nếu thành viên bị cấm, tư duy theo khuôn khổ pháp lý chỉ là điều phản tác dụng.

Wikipedia không công bằng. Wikipedia là một phần của cuộc sống. "Cuộc sống vốn không công bằng" là một sự thật hiển nhiên về cuộc sống. Nếu thực tế này là nguyên nhân làm cho bạn trở nên căng thẳng quá mức thì có thể việc biên tập tại Wikipedia không phải là việc làm tốt đối với bạn.

Vấn đề chính không phải là bạn. Mục đích của việc giải quyết tranh chấp trên Wikipedia là:

  • Giúp đảm bảo chất lượng bách khoa toàn thư.
  • Hỗ trợ các thành viên tiếp tục biên tập hiệu quả thay vì sa lầy vào xung đột.

Do nhiều yếu tố tác động, từ việc quy định không rõ ràng đến việc mỗi thành viên có phản ứng khác nhau trước những yêu cầu được đưa ra, vì vậy các biện pháp can thiệp tình huống không có tính xác định. Đòi hỏi công lý hoặc yêu cầu các thành viên khác phải bị trừng phạt giống như bạn đã chịu - bất kể lập luận đánh giá chính xác như thế nào - sẽ không được nhiệt tình đón nhận. Theo đuổi những khiếu nại như vậy quá dai dẳng hoặc quá mãnh liệt có thể dẫn đến việc cộng đồng xử phạt bạn vì hành vi gây rối.

Yêu cầu trợ giúp, không yêu cầu trừng phạt. Rất dễ nhận thấy rằng nếu chỉ một vài thành viên tham gia thảo luận thì sẽ khó đi đến đồng thuận. Nỗ lực thảo luận liên tục và kéo dài trong những tình huống này có thể dẫn đến cảm giác thất vọng, gay gắt và đổ vỡ. Nên nhờ trợ giúp từ cộng đồng, nhưng tốt nhất là không nên yêu cầu hoặc đòi hỏi những giải pháp cụ thể. Cũng nên chấp nhận khả năng kết quả đồng thuận lại ngược với ý bạn; cố gắng không xem điều này là "bạn đã thua", vì bạn đã giúp Wikipedia đạt được sự đồng thuận.

Tìm kiếm giải pháp, đừng cố tìm công lý. Trong những tình huống tương tự, những thành viên khác nhau sẽ nảy sinh phản ứng khác nhau, đó là lý do tại sao tình huống giống nhau mà lại kết quả đôi khi khác hẳn. Mọi thành viên tham gia đều là những người tình nguyện đến từ những quốc gia khác nhau, có nền văn hóa và triết lý khác nhau; không cách nào mà các kết quả này có được sự nhất quán thực sự trừ khi hệ thống này quá quan liêu. Điều quan trọng là thảo luận lịch sự và nhã nhặn để thuyết phục hoặc đơn giản là nêu đồng ý hoặc không đồng ý. Tiếng kêu gào đòi công lý thường sẽ không được nghe thấy. Tốt hơn là bạn nên yêu cầu các giải pháp thực tế mang tính công bằng hợp lý và cân nhắc đến lợi ích của tất cả mọi người. Thông thường, nên đợi một hoặc hai ngày sau hãy quyết định để có thời gian cân nhắc lại sự việc cẩn thận đồng thời làm nguội đi những cái đầu nóng đang chiếm ưu thế.