Wikipedia:Bàn tham khảo/Tiêu chuẩn chất lượng cá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Em muốn tìm tài liệu về "phân tích thủy ngân trong cá bằng phổ nguyên tử "em rất mong nhận được sự trả lời nhanh nhất em xin cám ơn rất nhiều $$$$ email:miubaby182@yahoo.com

miubaby tham khảo tại đây Trần Đình Hiệp 06:29, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

  • Em muốn tìm bài nói về " Phân tích thủy ngân trong cá bằng phổ nguyên tử".Em đang cần gấp,em xin cảm ơm các anh chị.≈≈≈≈

Các bài nói về vấn đề này, có thể tìm từ trang nàyđây là 1 bài.

Xem thêm Tiêu chuẩn ngành của Bộ Thuỷ sản theo Quyết định số 629/2000/QĐ-BTS ngày 28/7/2000. Trong đó có tiêu chuẩn: 28TCN 160:2000 Hàm lượng thuỷ ngân trong thủy sản - Phương pháp định lượng bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử tại đây và cụ thể hơn tại đây. Đây cũng là câu trả lời còn nợ của miubaby182 nhé. Trần Đình Hiệp 04:00, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

  • em muốn tìm tài liệu về "phân tích hàm lượng sắt trong cá bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử " bằng tài liệu tiếng việt em rất mong nhận được sự trả lời nhanh nhất. em xin cám ơn rất nhiều $$$$email: miubaby182@yahoo.com

Tôi đã tìm rất nhiều nguồn vẫn không hề thấy tài liệu nào cả. Ngay cả tiêu chuẩn cũng chưa có, ví dụ các nguồn sau: Tuyển tập tiêu chuẩn thuỷ sản. Trong này nói về Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); Tiêu chuẩn ngành (TCN) thuỷ sản; Tiêu chuẩn Codex; Tiêu chuẩn Nga (GOST); Tiêu chuẩn ASTM; Tiêu chuẩn của Uỷ ban châu Âu; Tiêu chuẩn Đài Loan (CNS); Tiêu chuẩn ISO về thuỷ sản nhưng không đề cập gì đến sắt vi lượng.

Theo nguồn tin này thì: Trong số 332 cơ sở chế biến thực phẩm thuỷ sản thì đã có 239 cơ sở đạt các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam; có 237 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn của Thuỵ Sỹ và Canada, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ, 152 cơ sở đạt tiêu chuẩn EU. Mặc dù tiêu chuẩn của EU rất cao, nhưng có nhiều doanh nghiệp của ta đã thoả mãn yêu cầu đó... trích dẫn PB của PTT- Phạm Gia Khiêm. Như thế tức hàm lượng sắt trong cá luôn đạt mức an toàn nên tiêu chuẩn về sắt trong cá không được đề cập chăng?

Tuy nhiên, theo tôi miubaby có thể gặp lại thầy hướng dẫn, hỏi xem một trong 3 phương pháp sau, phương pháp nào có thế áp dụng (cho cá) được nhé:

  1. Chất lượng nước, xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ: tài liệu có ở đây
  2. TCVN 6270:1997 Sữa và các sản phẩm sữa. Xác định hàm lượng sắt. Phương pháp quang phổ (Phương pháp chuẩn)
  3. TCVN 6354:1998 Dầu, mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng đồng, sắt, niken - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit.

Chúc miubaby may mắn Trần Đình Hiệp 07:49, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]