Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một danh sách không đầy đủ bao gồm các nguồn tham khảo tiếng Việt cùng với các thông tin như độ tin cậy, cơ quan quản lý, chủ đề... thường được sử dụng trên Wikipedia tiếng Việt.

Ký hiệu và giải thích[sửa | sửa mã nguồn]

  •   Đáng tin cậy Đáng tin cậy ở toàn bộ hoặc một phần lĩnh vực: Cộng đồng đồng thuận nguồn đáng tin cậy ở toàn bộ hoặc một phần lĩnh vực chuyên môn nào đó. Nguồn tham chiếu có lịch sử uy tín trong việc đưa thông tin đúng và rất hiếm khi sai sót, dưới sự biên tập của đội ngũ có độ chuyên nghiệp và uy tín cao.
  •   Không có đồng thuận Không có đồng thuận, không rõ ràng hoặc nguồn cần thỏa một số điều kiện để sử dụng: Nguồn này có độ tin cậy không ổn định (tức là vừa không đáng tin cậy mà vừa đáng tin cậy) và có thể sử dụng được tùy theo ngữ cảnh lĩnh vực. Cộng đồng chưa quyết định được loại nguồn này có phù hợp hay không, hoặc cộng đồng đã đồng ý rằng nguồn chỉ đáng tin cậy trong một số trường hợp nhất định. Do đó, cần phải đánh giá việc sử dụng nguồn theo trường hợp ngữ cảnh cụ thể và thẩm định thông tin thật cẩn thận.
  •   Thường không đáng tin cậy Thường không đáng tin cậy: Cộng đồng đồng thuận nguồn có nhiều vấn đề về uy tín trong đa số trường hợp. Nguyên nhân có thể là do thiếu đội ngũ biên tập chịu trách nhiệm nội dung, có lịch sử đưa thông tin sai sự thật, tự xuất bản hoặc cung cấp nội dung do người dùng tạo ra. Ngoài những trường hợp bất khả kháng có lý do hợp lý, loại nguồn này bình thường rất hạn chế sử dụng và không bao giờ được phép dùng để cung cấp thông tin tiểu sử của người đang sống. Kể cả khi nguồn này đưa thông tin hợp lý, thì tốt hơn hết là đi tìm một nguồn đáng tin cậy khác để chứng minh cho thông tin đó. Nhiều lúc, nếu như không có nguồn đáng tin cậy chứng minh cho thông tin bạn muốn tìm kiếm thì rất có thể thông tin được đưa ra là không chính xác. Thông tin tự xuất bản của các chuyên gia đến từ dạng nguồn này vẫn có thể chấp nhận dưới một mức độ nào đó, tuy nhiên cần phải kiểm tra độ uy tín thật kỹ và cung cấp lý do trước khi đưa vào Wikipedia tiếng Việt.
  •   Không được sử dụng Không được sử dụng: Cộng đồng đồng thuận là loại bỏ sử dụng nguồn này vì không đáng tin cậy. Sử dụng lại nguồn này trong bài viết thường bị cấm, có thể sẽ bị lùi sửa và phải nhận cảnh báo. Mặc dù là vậy, nguồn vẫn có thể được dùng để cung cấp nội dung tự mô tả chính nó không gây tranh cãi, nhưng tốt hơn hết là vẫn sử dụng nguồn đáng tin cậy thứ cấp khác.
  •   Đã vào danh sách đen Đã vào danh sách đen: Do vấn đề lạm dụng dưới dạng spam liên kết, nguồn bị đưa vào danh sách đen của Wikipedia tiếng Việt hoặc danh sách đen toàn cục của Wikimedia. Các sửa đổi bổ sung liên kết đến những nguồn này đều tự động bị chặn lại ở cấp độ kỹ thuật, trừ ngoại lệ trong danh sách trắng.

Danh sách nguồn tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách nguồn tiếng Việt cùng với thông tin về độ đáng tin cậy
Tên nguồn Trạng thái
(ký hiệu)
Thảo luận Thông tin về nguồn
2Sao (2sao.vn) Không có đồng thuận 2Sao là trang tin điện tử thuộc công ty mẹ của VietNamNet. Mặc dù vậy, nguồn này thường bị nghi ngờ về độ uy tín và cần hạn chế sử dụng.
Báo Ảnh Việt Nam (vietnam.vnanet.vn) Đáng tin cậy
Báo Tin tức (baotintuc.vn) Đáng tin cậy
Hehemetal (hehemetal.com) Đáng tin cậy 1 Hehemetal được đồng ý sử dụng làm nguồn cho các bài viết liên quan đến chủ đề Rock Việt.
Facebook (facebook.com) Thường không đáng tin cậy Facebook là một trang mạng xã hội do người dùng tự đăng tải nội dung không kiểm duyệt, do đó thường không đáng tin cậy. Tuy nhiên tùy theo trường hợp, các trang có dấu tick xác nhận thường có thể được sử dụng, nhưng vẫn ưu tiên dùng nguồn thứ cấp đáng tin cậy hơn.
Kênh 14 (kenh14.vn) Đã vào danh sách đen Không được sử dụng Kênh 14 bị ngưng sử dụng có tiền sử thêu dệt, bị nhiều người xem như báo lá cải vì nội dung tin tức đăng tải phần lớn đều chứa đựng thông tin cảm tính, chủ quan. Để tránh lạm dụng, nguồn đã bị đưa vào danh sách đen.
Saostar (saostar.vn) Đã vào danh sách đen Không được sử dụng 1 Saostar là nguồn chuyên về giải trí đã bị cộng đồng nhận định là không đáng tin cậy và liệt vào danh sách đen.
Thể thao & Văn hóa (thethaovanhoa.vn) Đáng tin cậy
VietnamPlus (vietnamplus.vn) Đáng tin cậy
Tri thức (znews.vn) Đáng tin cậy 1, 2 Tạp chí điện tử Tri thức (trước đây còn được gọi là Zing News) là nguồn ban đầu bị cho không đáng tin cậy vì đội ngũ biên tập kém, thường cóp nhặt và viết như báo lá cải. Ngày nay, sau khi bị xử phạt hành chính, cải biên và có đội ngũ chuyên nghiệp hơn nên nguồn được cộng đồng quyết định cho phép sử dụng ở duy nhất lĩnh vực giải trí tại Việt Nam. Các lĩnh vực khác tại Tri thức bị cho là không đáng tin cậy, và cần được thay thế.

Nguồn chính thống ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn sau được coi là các nguồn chính thống, độ tin cậy phụ thuộc vào đơn vị quản lý.

Đơn vị trực thuộc Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị trực thuộc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị trực thuộc ban ngành[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị trực thuộc tỉnh thành[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp tư nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại quốc – hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Bị cấm ở Việt Nam, cần phải có VPN để truy cập.