Lê Vinh Danh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 116.96.76.244 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 14:09, ngày 23 tháng 6 năm 2019. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Lê Vinh Danh (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1963 tại Long Phụng, Mộ Đức, Quảng Ngãi) là một giáo sư và là Nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Ông hiện là hiệu trưởng của trường Đại học Tôn Đức Thắng đồng thời là Bí thư đảng ủy.[1]

Lê Vinh Danh
SinhLong Phụng, Mộ Đức, Quảng Ngãi
Dân tộcViệt Nam
Nghề nghiệpHiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Danh hiệuNhà giáo ưu tú
Trang webhttp://tdt.edu.vn

Tiểu sử [2]

Quá trình học tập

  • 1986 - 1990: Học và tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, Đại học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
  • 1991 - 1994: Học và bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
  • 1995 - 1996: Tu nghiệp và thực hiện Luận án tiến sĩ tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thailand. Bảo vệ luận án tại Viện Kinh tế thế giới.
  • 2000 - 2001: Tu nghiệp sau tiến sĩ trong Chương trình học giả Fulbright, tại Đại học George Washington, Washington DC, USA.

Hoạt động chuyên môn

  • 1991 - 1994: Giảng dạy tại Đại học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
  • 1994 - 1996: Bộ giáo dục và đào tạo thu nhận vào biên chế, phân công về Đại học bách khoa Tp. Hồ Chí Minh.
  • 1996 - 1999: Giảng dạy tại Đại học đại cương thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
  • 1999 - hiện nay: Giảng dạy tại Đại học Tôn Đức Thắng thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Chính sách nhà nước.
  • Chính sách kinh tế.
  • Tài chính và tiền tệ quốc tế.

Thành tựu khoa học

  • Tháng 11/2008, được Nhà nước công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
  • Tháng 07/2010, được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba.

Hoạt động

Ông hiện đang là thành viên cũng những tổ chức khoa học sau:

  1. Ủy viên Ban chấp hành trung ương Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn lao động Tp. Hồ Chí Minh.
  2. Ủy viên Hội đồng tư vấn kinh tế trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam từ năm 2000.
  3. Thành viên Viện hàn lâm khoa học xã hội và chính trị Hoa Kỳ (AAPSS) từ năm 2005.
  4. Thành viên Hiệp hội kinh tế Hoa Kỳ (AEA: American Economic Association) từ năm 2005.
  5. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng khối ngành kinh tế - quản trị, Bộ giáo dục và đào tạo.
  6. Ủy viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu phương Đông và tiềm năng con người.
  7. Ủy viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh.
  8. Ủy viên Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng.
  9. Thành viên Hiệp hội quản trị tài chính quốc tế (FMA),Hoa Kỳ, từ tháng 10 năm 2010.

Vụ kiện GS Nguyễn Đăng Hưng

Ngày 26 tháng 08 năm 2014, hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh chính thức đứng đơn kiện GS Nguyễn Đăng Hưng vi phạm hợp đồng, sau khi đơn kiện vào ngày 01 tháng 07 bị bác vì không đúng quy định. Trường Đại học Tôn Đức Thắng đòi ông phải bồi thường thiệt hại số tiền hơn 461 triệu đồng mà trường đã chi trả để ông Hưng thực hiện tạp chí APJCEN và ngoài ra đòi xin lỗi công khai trên ba kỳ liên tiếp tại báo Sài Gòn Giải Phóng.[3][4][5] Tuy nhiên, theo giáo sư Hưng thì vai trò của ông chỉ là cố vấn cao cấp, đề đạt sáng kiến, góp ý, hay nhiều lắm thì là đôn đốc công việc, chứ không có trách nhiệm thực thi.[5]

Ngày 17-3-2015, TAND quận 9 (TP.HCM) đã mở phiên hòa giải đầu tiên vụ tranh chấp. Bên bị đơn không đồng ý với các yêu cầu mà phía nguyên đơn đưa ra, nên tòa lập biên bản hòa giải không thành.[6]

Tham khảo

  1. ^ Các tư liệu về Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Vinh Danh, CPD
  2. ^ NGƯT. TS. Lê Vinh Danh LÝ LỊCH KHOA HỌC TÓM TẮT
  3. ^ “ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng vì vi phạm hợp đồng”. Báo điện tử Dân Trí. 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ “ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục khởi kiện GS Nguyễn Đăng Hưng - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  5. ^ a b “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lên tiếng về việc bị Đại học Tôn Đức Thắng kiện”. Thanh Niên Online. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ “Vụ ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng: Hòa giải lần một không thành”. phapluattp. Truy cập 25 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài