Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang Chính   Bản đồ

Cổng thông tin Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Bích chương cổ động Kế hoạch Marshall tại châu Âu.
Kế hoạch Marshall là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến thứ hai. Mang tên chính thức “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”, nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan.

Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia Châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.

Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập Châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa.

Trong những năm gần đây, các sử gia đặt câu hỏi về cả động cơ bên trong cũng như tính hiệu quả chung của Kế hoạch Marshall. Một số sử gia cho rằng hiệu quả của Kế hoạch Marshall thực tế là từ chính sách laissez-faire (tạm dịch: thả nổi) cho phép thị trường tự bình ổn qua sự phát triển kinh tế. Người ta cho rằng Tổ chức Cứu trợ và Phục hồi của Liên Hợp Quốc, vốn giúp hàng triệu người tị nạn từ năm 1944 tới 1947, cũng giúp đặt nền móng cho sự phục hồi Châu Âu thời hậu chiến.

Khí tài quân sự

Pháo đài bay B-17 Flying Fortress.
Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas Aircraft Company và Glenn L. Martin Company trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Cho dù Boeing bị mất hợp đồng do máy bay nguyên mẫu bị rơi, Không lực Mỹ vẫn bị ấn tượng bởi thiết kế của Boeing và đặt hàng 13 chiếc B-17. B-17 Flying Fortress tiếp tục được đưa vào sản xuất và được xem là chiếc máy bay lớn đầu tiên sản xuất hàng loạt, lần lượt trãi qua nhiều phiên bản cải tiến từ B-17A đến B-17G.

B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản.

Ngay từ trước chiến tranh, Không lực Mỹ (sau này là Không quân Hoa Kỳ) đã xem máy bay này là vũ khí chiến lược quan trọng có uy lực lớn, bay cao, ném bom tầm xa, có sức phá hủy lớn trong khi có khả năng tự phòng thủ, và nhất là khả năng quay về sân bay nhà cho dù hư hại nặng trong chiến đấu. Độ bền của nó, nhất là đáp bằng bụng và đáp trên mặt nước, nhanh chóng lan truyền như một huyền thoại. Những câu chuyện và hình ảnh những chiếc B-17 sống sót sau những hư hại trong chiến đấu được truyền tay nhau, càng nâng cao tính biểu tượng của nó. Cho dù tầm bay và tải trọng bom đều kém hơn so với chiếc B-24 Liberator vốn có số lượng nhiều hơn, một cuộc điều tra trên các phi đội của Không Lực 8 cho thấy mức độ hài lòng cao hơn dành cho chiếc B-17. Với trần bay cao hơn mọi máy bay Đồng Minh đương thời, bản thân B-17 trở nên một hệ thống vũ khí tuyệt vời, ném nhiều bom hơn bất kỳ máy bay Mỹ nào khác trong Thế Chiến II. Trong số 1,5 triệu tấn bom từng được máy bay ném xuống Đức, 640.000 tấn đã được ném bởi B-17.

Bài viết tiêu biểu

Quốc huy Đức Quốc Xã.
Đức Quốc Xã, còn được gọi là Đệ tam Đế chế hay Đế chế Thứ Ba, là nước Đức trong giai đoạn 1933-1945 dưới chế độ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, gọi tắt Nazi), tiếng Việt gọi tắt theo cách tương tự là Đảng Quốc xã, với Lãnh tụ (Führer) là Adolf Hitler.

"Đế chế Thứ Ba" là từ tiếng Đức Drittes Reich và thường được dùng để chỉ chính quyền và chính sách điều hành chứ không phải đất nước và con người. Cụm từ này được dùng đầu tiên vào năm 1922 trong tên một quyển sách của tác giả Arthur Moeller van den Bruck. Các nhà tuyên truyền Đức Quốc xã sau này dùng thuật ngữ này vì họ tính Thánh chế La Mã là đế chế thứ nhất, Đế chế Đức (1871-1918) thứ nhì, và chế độ của Quốc xã thứ ba. Ý niệm này được dùng để gợi ý sự trở lại của một thời huy hoàng sau sự thất bại của Cộng hòa Weimar. Sự hỗn loạn và nghèo nàn gây ra do sự sụp đổ của thị trường Wall Street đã cho phép Đảng Quốc xã chiếm quyền một cách dễ dàng và lợi dụng tâm lý của những kẻ thù cũ không còn muốn đổ máu nữa.

Trong 12 năm cầm quyền, Đức Quốc xã đã đưa quân đội chiếm đóng khắp lục địa châu Âu (trừ Thụy Sĩ, Liechtenstein, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và vùng đất gần dãy núi Ural). Trong việc này, Đức quốc xã tính sẽ tạo ra một nước Đức Vĩ Đại với Berlin (đổi tên thành Germania) làm thủ đô, và hợp nhất tất cả những người có gốc Đức chính cống. Chính sách này đã dẫn đến cái chết của 11 triệu người trong các dân tộc thiểu số và các nhóm bị xã hội ruồng bỏ, cũng như làm chết hàng chục triệu người trực tiếp hay gián tiếp vì các trận đánh.


Hình ảnh chọn lọc

Trên chiếc Zuikaku đang chìm, thủy thủ đoàn đang chào khi cờ được hạ xuống vào ngày 25 tháng 10 năm 1944.

Zuikaku (tiếng Nhật: 瑞鶴; phiên âm Hán-Việt: Thụy hạc, có nghĩa là "chim hạc may mắn") là một tàu sân bay thuộc lớp tàu Shōkaku của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhân vật lịch sử

Anne Frank.
Annelies Marie "Anne" Frank (12 tháng 6, 1929 - 12 tháng 3, 1945) là một cô bé người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng Nhật ký Anne Frank. Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu tại Amsterdam trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2.

Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, bố Anne, người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944.

Cuốn nhật ký Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944. Từ tiếng Hà Lan, cuốn nhật ký đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều bộ phim, vở kịch, opéra được dựng dựa theo tác phẩm này.

Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Danh mục

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Cổng thông tin Wikipedia