Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Về tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật đối với chức vụ đại biểu Quốc hội của Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin chào cộng đồng. Như các bạn cũng đã biết thì chức vụ đại biểu Quốc hội của Việt Nam đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt hơn 1 tháng qua. Khởi nguồn từ vụ mở biểu quyết xóa bài Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang), trước ngày 5 tháng 4 năm 2024, chức vụ đại biểu Quốc hội Việt Nam chưa nằm trong danh sách các chức vụ nghiễm nhiên nổi bật theo Wikipedia:Độ nổi bật (người), tuy nhiên, vào lúc 1h39 ngày 3 tháng 4 năm 2024, LĐK đã đưa vấn đề này ra trang thảo luận chung để cộng đồng nêu ý kiến. Và 2 ngày sau đó thì P. ĐĂNG đã thêm chức vụ đại biểu Quốc hội cộng thêm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật (hay còn gọi là tiêu chí bổ sung) theo Wikipedia:Độ nổi bật (người) với tóm lược sửa đổi là "Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận.". Quý thành viên DangTungDuong lại dựa theo bảng quy định này ở bên enwiki và cho rằng đại biểu Quốc hội Việt Nam không đạt tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật. Tuy nhiên, các bài viết về chức vụ đại biểu Quốc hội vẫn bị đem ra xóa như bình thường, thậm chí những bài này đều bị cộng đồng đồng thuận xóa bài. Tính riêng trong năm 2024, đã có tới 6 đại biểu Quốc hội bị xóa bao gồm Nguyễn Thanh Hải (Long An), Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang), Nguyễn Hoàng Việt (Đồng Tháp), Nguyễn Thị Quyên Thanh, Hà Thị LanHuỳnh Văn Tính. Đó cũng là lý do tôi mở thảo luận này để cộng đồng cho ý kiến về việc nên giữ nguyên hay bỏ chức vụ đại biểu Quốc hội Việt Nam + Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra khỏi danh sách tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật. Mời cộng đồng cho ý kiến và thảo luận này sẽ diễn ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày mở thảo luận. Mohammed Yussuf 01:57, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 1[sửa | sửa mã nguồn]

Giữ nguyên tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật cho chức vụ đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Phương án 2[sửa | sửa mã nguồn]

Bỏ chức vụ đại biểu Quốc hội Việt Nam ra khỏi tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật và xét chức vụ này theo case-by-case.

  1.  Đồng ý Xét theo case by case basis. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:07, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Xét theo case-by-case, không sẽ lạm phát vì đại biểu theo cấp tỉnh từng khóa sau này sẽ rất nhiều. Khanh (thảo luận) 02:53, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Xét theo diện từng trường hợp. Wikipedia:Notability (people)/Subnational politicians bên En chỉ là một bài essay không có tác dụng ảnh hưởng luật lệ ở Wikipedia Vi. Tiêu chí đã quá cũ từ biểu quyết năm 2017 (đáng để cân nhắc lại). Một chủ thể nổi bật là nhắc đến trong các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy (tiêu chí chính), thỏa điều này mới đủ nổi bật. Do đó, loại tiêu chí Đại biểu quốc hội không ảnh hưởng lớn đến việc xét đnb của chủ thể liên quan. Chủ thể vẫn nổi bật và có bài với điều kiện đã thỏa tiêu chí chính. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 03:14, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý đại biểu quốc hội VN nhiều khi thấy toàn là "vâng" "dạ dạ" "nhất trí" thôi. ý kiến đa dạng, thảo luận thì rần rần chứ có quyết định được gì đâu. lệnh trên ban xuống (Bộ Chính trị), cấm cãi. đại biểu để chưng cho vui thôi - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 03:51, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Như những gì tôi có nói cụ thể tại đây. Nên xét theo case-by-case và tôi xin khẳng định lại lần cuối cùng: Đại biểu Quốc hội nếu đủ độ nổi bật thì người đó phải giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam; những người giữ chức bí thư các tỉnh ủy/thành ủy hoặc là những người có giữ chức vụ lớn trong một doanh nghiệp nhà nước (như Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Ngân hàng Agribank); những người có ảnh hưởng lớn, những người nổi tiếng (như Dương Trung Quốc); những đại biểu Quốc hội có phát ngôn gây ấn tượng (như bài Ksor H’Bơ Khăp - bà này tuy chỉ là một Trung tá Công an nhưng lại có những phát ngôn gây ấn tượng, thậm chí làm "dậy sóng" cả hội trường quốc hội lúc đó); những người có giải thưởng, thành tích hoặc những người giữ các quân hàm cấp tướng trong Quân đội, Công an. Nếu người đó không đạt được tất cả những tiêu chí này, có nguồn trích quá nghèo nàn thì kết luận bài đó không đạt độ nổi bật. Mohammed Yussuf 04:07, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Tôi thường ưu tiên xem xét độ nổi bật dựa trên các tiêu chí chính, đạt tiêu chí phụ nhưng không thỏa mãn tiêu chí chính coi như bài đó chưa đủ nổi bật. eunn (meta · phab) 04:16, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Xét theo diện từng trường hợp. TQ 06:48, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Nên xét theo từng trường hợp cụ thể. ĐBQH nếu để làm tiêu chí nghiễm nhiên đủ nổi bật thì sau này sẽ lạm phát các bài viết về ĐBQH mất. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 07:28, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Về Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, tôi có vài quan điểm thế này:
    Đại biểu Quốc hội thì cũng chỉ có nhiêu đó con số, và phần đông đều nắm các chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng,... trở lên/lãnh đạo doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Nhưng cũng có 1 bộ phận đại biểu là các quan chức nhỏ từ cấp huyện và tương đương (giám đốc sở,...) trở xuống, thậm chí có người chỉ là giáo viên, công chức bình thường, và bộ phận này không có gì nổi bật (trừ khi họ có quan điểm nào đó làm "dậy sóng" dư luận). Vậy nên là như các ý trên phân tích, phải xét từng trường hợp cụ thể:
    1. Trường hợp là lãnh đạo tỉnh (cấp bí thư, chủ tịch UBND tỉnh) trở lên đến cấp Trung ương như Bộ trưởng và tương đương (đã bao gồm cấp tướng trong quân đội), hoặc lãnh đạo doanh nghiệp lớn và có uy tín (như Agribank mà có bạn phân tích trên) thì nghiễm nhiên nổi bật theo quy định, tiêu chí ĐBQH cũng sẽ đóng góp thêm vào yếu tố nổi bật của các trường hợp này.
    2. Đối với các trường hợp ĐBQH còn lại: cần đánh giá thêm về sự nghiệp, công trạng, tác động (dư luận) và nguồn uy tín, độc lập có nhắc tới của từng ứng viên; xét thêm các tiêu chí, quy định độ nổi bật khác có liên quan. Nếu đạt độ nổi bật thì có thể cho giữ bài. Tiêu chí "là đại biểu Quốc hội" (nhất là tại Việt Nam) không nên là tiêu chí nghiễm nhiên nổi bật, cần được sự bổ trợ thêm của các nhân tố khác .– MessiM10 09:40, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến chung[sửa | sửa mã nguồn]