Thảo luận:Địa lý châu Á

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Newone trong đề tài Dân số Tokyo


Dự án Địa lý
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa lý, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa lý. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Nga
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nga, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nga. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Cho tôi hỏi làm thế nào để chèn ký tự "Phần nghìn"? NAD 18:00, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

‰. Nguyễn Hữu Dng 16:55, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Dụng. NAD 16:58, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Chú thích[sửa mã nguồn]

Bài này viết công phu thật, hơn hẳn bên tiếng Anh và Pháp. Nhờ bạn NAD 0108 đưa chú thích số liệu vào trong bài (in-text citation). Tôi sẽ đề cử bài này làm bài chọn lọc. Đây là bài hàng Việt Nam chất lượng cao, không phải dịch từ những bài có sẵn từ các wiki khác.Genghiskhan 04:15, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lưu vực sông[sửa mã nguồn]

Đơn vị km2 là sai vì lưu vực các sông lớn của châu Á như trong bài là quá nhỏ, chỉ riêng tổng diện tích lưu vực sông Hồng đã là 169.000 km2, trong đó phần diện tích lưu vực thuộc Trung quốc là 81.240 km2 (48%). Xem Van Phong Ban QLQH luu vuc song Hong - Thai Binh. Nhưng nếu đơn vị là 1.000km2 thì lưu vực sông Hoàng Hà là 7.450.000 km2 gần bằng cả nước Trung Quốc?

Cảm ơn. Đúng là tôi nhầm. Đơn vị đúng là nghìn km². NAD 13:25, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Sạn[sửa mã nguồn]

"Địa lý của châu Á có thể coi là vùng địa lý phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên Trái Đất."

Địa lý của châu Á chỉ là 1 môn học về địa hình, kinh tế, dân cư,... của châu Á chứ sao lại là vùng được? (địa lý = vùng?)--Nguyễn Việt Long 14:25, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chú Long cần phân biệt địa lýđịa lý học cũng như khái niệm vùng:

  • Địa lý: là toàn bộ hoặc một phần bề mặt tự nhiên của Trái Đất và các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, dân cư cùng tình hình phân bố của chúng trên bề mặt đó.
  • Địa lý học: đơn giản là môn khoa học nghiên cứu về địa lý.
  • Vùng: là phần đất đai nói chung hoặc không gian rộng có những đặc điểm riêng biệt/nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với các vùng khác ở xung quanh.

Cháu thấy câu viết đấy vẫn ổn. NAD 16:54, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Bạn nên xem lại định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Theo mình hiểu thì địa lý chỉ là cách nói tắt của địa lý học (không kể khái niệm phong thủy trong cụm từ "thầy địa lý"). Câu trên đơn giản chỉ cần viết: "Châu Á có thể coi là vùng địa lý phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên Trái Đất."--Nguyễn Việt Long 17:37, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC) Tính từ địa lý mới có nghĩa như bạn nói và phải đi kèm với từ "vùng". Thậm chí câu trên nên viết là "Châu Á có thể coi là châu phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên Trái Đất."--Nguyễn Việt Long 17:40, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những định nghĩa trên cháu đều lấy từ từ điển tiếng Việt đó. Như vậy địa lý (danh từ) và địa lý học (danh từ) vẫn có sự khác nhau. NAD 17:42, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời
Không thể nói như thế được. Phức tạp và đa dạng nhất ở lĩnh vực nào? Nhỡ văn hóa, lịch sử, chính trị thì sao? NAD 17:44, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Đúng là tiếng Việt chỉ có danh từ địa lý được dùng với 2 nghĩa trên, nhưng nghĩa đầu chỉ dùng khi đi kèm với danh từ đứng trước nó, như ví dụ trong từ điển: đặc điểm địa lý, chứ không dùng một mình. Trong cách dùng này, nó là danh từ đóng vai trò định ngữ, bổ nghĩa cho danh từ chính, tương ứng với tính từ trong các ngôn ngữ phương Tây (ví dụ geographic, geographical trong tiếng Anh). Người Việt không nói "Địa lý của châu Á" với nghĩa "phần bề mặt tự nhiên của châu Á". Vả lại trong câu trên, có sự lặp lại từ địa lý và có sự ngang bằng "Địa lý (của châu Á)" = "vùng địa lý" là không ổn. Do vậy nên bỏ đoạn đầu "Địa lý của" trong câu trên là hợp lý nhất. --Nguyễn Việt Long 14:56, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cháu vẫn thấy người Việt nói "địa lý" với 1 phần ý nghĩa là "bề mặt tự nhiên" đó thôi. Chú Long có nhầm không đấy, ở trường học vẫn dạy địa lý như là một môn học tự nhiên (cấp II) và một môn học xã hội mà (cấp III)? Có thể câu mở đầu bài viết có sự trùng lặp từ nên không được hay lắm. NAD 16:50, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Dân số Tokyo[sửa mã nguồn]

Bên tiếng Anh nói Tokyo chỉ có trên 12.5 triệu dân thôi, tại sao trong bảng tóm tắt ghi Tokyo có 35 triệu QTQT

Đó là dân số các vùng đô thị. Số liệu lấy từ en:List of urban areas by population. Chính xác hơn là Tokyo/Yokohama. NAD 06:09, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Dân số Thượng Hải trong bài Thượng Hải là 19.210.000 (theo nguồn tại http://english.peopledaily.com.cn/90001/90782/90872/6897139.html) trong khi ở đây là 14 triệu. Newone (thảo luận) 06:51, ngày 16 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

câu hoi ve chau a[sửa mã nguồn]

nêu vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa chúng đối với khí hậu