Bước tới nội dung

Thảo luận:Đồng tính luyến ái/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Phucuongdt trong đề tài Cảnh báo Saruman

Về việc tạm khóa, lùi nội dung bài viết về phiên bản cũ[sửa mã nguồn]

Nhân tiện tôi đã đọc tham khảo quy định về Wikipedia:Khóa trang. Tôi nghĩ trong trường hợp này BQV TuanUt xử lý bằng cách khóa và lùi về phiên bản cũ là việc làm chưa phù hợp quy định.

Trích quy định của Wikipedia đã nêu rõ:

Tranh cãi về nội dung

"Những trang xuất hiện bút chiến (chiến tranh hồi sửa) do tranh cãi có thể bị khóa tạm thời, có thời hạn hợp lý, và những bên liên quan cần phải giải quyết mâu thuẫn thông qua thảo luận. Nếu một thành viên nào đó tự mình gây bút chiến chống lại sự đồng thuận, hoặc liên tục thực hiện bút chiến, sẽ tốt hơn là áp dụng cấm thành viên, để không làm hạn chế đến việc sửa đổi bình thường của các thành viên khác.

Khi khóa một trang vì tranh cãi về nội dung, bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang, chứ không lùi đến một phiên bản khác, trừ khi phiên bản hiện hành có chứa nội dung rõ ràng vi phạm quy định về nội dung, như phá hoại hoặc vi phạm bản quyền một cách rõ ràng. Các trang bị khóa do tranh cãi nội dung không nên được sửa đổi trừ khi để loại bỏ các yếu tố như trên, làm thế nào các sửa đổi đó không liên hệ đến sự tranh cãi, hoặc để sửa đổi những gì đã đạt được đồng thuận. Bảo quản viên không nên khóa hoặc mở khóa một trang do tranh cãi nếu họ có dính líu đến vụ tranh cãi đó."

Ở trên Wikipedia nêu rõ Bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang chứ không lùi lại. Và trường hợp này rõ ràng không thuộc các hành động như "Phá hoại" hay "Vi phạm bản quyền" mà Wikipedia quy định. Thực sự, kiểu "lùi lại" một cách cơ học như vậy vô hình chung làm cho toàn bộ những đóng góp có ích cho bài viết và công sức các thành viên đã bỏ ra hồi sửa coi như thành công cốc. Cách xử lý này cũng rất dễ bị lợi dụng, chẳng hạn nếu ai đó không muốn người khác hồi sửa phiên bản nào của bài viết (mặc dù nội dung đang rất tệ) thì cứ dùng biện pháp: liên tục tỏ ra không đồng thuận, sử dụng "bút chiến" vài lần mỗi khi có ai hồi sửa để BQV duy trì phiên bản chưa có bút chiến. Chân trời Công lý (thảo luận) 12:41, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hình như là lùi về nội dung trước khi bắt đầu có tranh chấp. Tôi không nhớ rõ về quy định nhưng trước cộng động vẫn làm như vậy.--Paris (thảo luận) 12:58, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi thấy quy định ghi rõ từng câu từng chữ trên rất rõ: bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang, chứ không lùi đến một phiên bản khác. Nếu như lùi về nội dung trước khi bắt đầu có tranh chấp, rõ ràng những nội dung được đóng góp hợp lý sau đó sẽ vô tình bị phủ nhận và xóa sạch, đồng thời sẽ dễ bị lợi dụng như đã nói trên. Nghĩa là, ai đó cứ cố tỏ ra nội dung có tranh chấp mỗi khi có sự sửa đổi, thì không ai có thể sửa đổi tiếp tục cho bài viết. Rõ ràng như vậy sẽ không ổn, và bằng chứng là nó đã bị lợi dụng trên thực tế. Những nội dung có tranh chấp vẫn nên tồn tại trong phiên bản được khóa (miễn là nó không rơi vào trường hợp Phá hoại hay Vi phạm bản quyền), khi đó các thành viên sẽ có nhiệm vụ thảo luận để đạt đồng thuận trước khi thống nhất xử lý.

Wikipedia đặt ra quy định nào là hẳn nhiên đều có cái lý của nó.Chân trời Công lý (thảo luận) 13:04, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mình thấy tranh cãi hiện nay chưa về vấn đề nội dung, mà chỉ về việc có nên khai triển bài, dùng các bài trên các trang mạng hay không? Cho nên BQV chỉ nên xem xét vấn đề này. Nếu cho phép, thì phải cho đăng lại những đoạn bạn Chân trời Công lý đưa lên, mà bạn Thandieu123 đã xóa. DanGong (thảo luận) 13:46, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nói thêm là đoạn báo mạng chỉ riêng ở phần đồng tính động vật, theo tôi là hoàn toàn đủ để làm nguồn cho các thông tin trên. Còn đối với hồi sửa ở các phần khác tôi vẫn đang là dùng chủ yếu nguồn hàn lâm với các nội dung về nghiên cứu, chỉ là dịch và biên soạn lại cho chính xác những nội dung trước kia bị dịch sai ý trong các nguồn này. Những điều này tôi đều có nêu rõ trong Thảo luận, Thandieu123 không tham gia phản biện chút nào, tức đồng nghĩa với sự đồng ý nên không thể gọi đó là tranh cãi nội dung được.

Rất mong BQV TuanUt sẽ xem xét mở lại khóa cho bài viết và khôi phục lại phiên bản, riêng đoạn viết về đồng tính động vật sẽ được hỏi ý kiến cộng đồng, các thành viên khác. Chân trời Công lý (thảo luận) 14:09, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngắn gọn lần nữa: vấn đề là tiêu chuẩn của nguồn (có đủ hàn lâm hay không), báo lá cải không được dùng trong những chủ đề hàn lâm gây tranh cãi. Bất kỳ ai, kể cả trẻ em 10 tuổi cũng có thể đọc được dăm mấu thông tin thượng vàng hạ cám từ báo lá cải trên mạng (chưa kể nhà báo tự ý xào nấu, chém gió), nếu ai cũng đều nhét báo mạng vào đây thì tính học thuật ở các chủ đề hàn lâm sẽ không còn nữa, lại dễ gây bút chiến (A nhét vào 100 bài báo ủng hộ, B sẽ nhét ngay 100 bài báo phản đối, bài báo này đá lại bài báo kia... chả mấy bài viết sẽ nát như tương)Thandieu123 (thảo luận) 14:21, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thế cho tôi hỏi một câu MiG29VN đã dịch đúng nghĩa của các "nguồn hàn lâm" ấy chưa, hay là dịch xuyên tạc và cố tình bỏ đi những ý quan trọng trong các nguồn hàn lâm ấy? Tôi đã chỉ ra những đoạn bị dịch xuyên tạc trắng trợn ở trên, nhưng sao không thấy Thandieu123 ý kiến. Nguồn người ta nói một câu đầy đủ "Trong lễ hội, bò được sơn màu nên lông con bò có màu xanh", nhưng nếu chỉ chọn lấy một vế "Lông con bò có màu xanh" sẽ làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa, chưa kể đến việc còn cố tình dịch sai hẳn nội dung của nguồn.

Ngoài ra, về đoạn sử dụng nguồn báo chí, nói thêm hiện cộng đồng đã đồng thuận không bắt buộc nguồn hàn lâm cho mọi thông tin trong bài, nếu cần thiết hãy đọc lại các thảo luận trên. Và nên nhớ trong quy định của Wikipedia,sự đồng thuận không phải là "bất biến", nó luôn thay đổi. Và tôi nhớ rằng việc yêu cầu nguồn hàn lâm duy nhất có chăng xuất phát từ những quan điểm cực đoan của MiG29VN/Thanung123, hiện các tài khoản này đều đã bị cấm. Trong trường hợp bạn vẫn cho rằng đoạn đó nguồn chưa đủ uy tín, thì theo quy trình phải đưa đoạn đó vào trang thảo luận để lấy ý kiến thành viên và đạt được đồng thuận xóa bỏ, chứ bạn không có quyền xóa hoàn toàn nó với một lý do nó không phải là nguồn hàn lâm.

Đồng thuận không phải là bất biến. Những quyết định trong quá khứ được tiếp tục mở ra để kiểm định và không phải ràng buộc cứng, thay đổi đôi khi lại có lý.

Các quy trình của Wikipedia vẫn duy trì sự uyển chuyển vì nhiều lý do, đó là người mới có thể mang lại những ý tưởng mới mẻ, sự phát triển có thể tạo ra nhu cầu mới, con người có thể thay đổi quan điểm qua thời gian khi có những thứ mới xuất hiện, và đôi khi chúng ta tìm được một cách tốt hơn để thực hiện điều gì đó. Chân trời Công lý (thảo luận) 14:31, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Để xuất phương án xử lý bất đồng[sửa mã nguồn]

Nhìn chung, tôi không muốn rơi vào tình trạng thảo luận chung chung, kiểu của Saruman/MiG29VN/Thanung123/Thandieu123 này nữa, vì nó sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề như bấy lâu nay xảy ra. Tôi đề xuất phương án BQV cho khôi phục lại phiên bản sửa đổi gần nhất, bao gồm cả những đoạn có thể có tranh cãi. Ở đây, không thấy ai có sự bất đồng cả, ngoại trừ Thandieu123. Vì vậy, sẽ yêu cầu Thandieu123 nói rõ có sự tranh cãi và không đồng thuận ở đoạn nào, ý nào, nguồn nào cụ thể, đưa nó vào thảo luận nêu rõ lý lẽ của mình và tìm kiếm sự đồng thuận của các thành viên khác trong cộng đồng cho việc xóa đi cả một đoạn nội dung dài có nguồn báo chí uy tín.

Mời các thành viên và Bảo quản viên cho ý kiến về đề xuất thiện chí của tôi cho hướng xử lý trên. Không thể và không nên để một bài viết bị khóa dài ngày cho một lý do không rõ ràng về một sự không đồng thuận hay tranh cãi mơ hồ. Nếu không xử lý theo cách duy nhất trên, thì cứ mỗi khi bài viết mở khóa trở lại, sẽ lại vẫn tiếp tục xảy ra bút chiến mà thôi. Chân trời Công lý (thảo luận) 15:03, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nói lại lần nữa: tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ nguồn báo mạng lá cải nào ở bài viết này bởi nó sẽ phá hoại kết cấu bài viết và khiến tính hàn lâm của nó biến mất, biến bài viết thành một dạng "điểm báo lá cải" (và thực tế 100% các nguồn mà bạn dùng là thể loại này, chưa kể đến việc copy nguyên xi), nó là nguyên tắc đã được những người xây dựng bài viết này thống nhất từ lâu. Nếu muốn bổ sung thông tin thì hãy chịu khó mà tìm nguồn hàn lâm mà dịch raThandieu123 (thảo luận) 13:26, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Về việc copy nguyên xi, xin mời BQV kiểm tra lại thảo luận của chính thành viên Thandieu123, và các tài khoản khác bị nghi ngờ con rối như Thanung123, MiG29VN (phần Thảo luận trước khi bị MiG29VN xóa), Saruman (trong khi chờ kiểm định tài khoản thì cứ xem lại để tham khảo), để xem có đúng thành thành viên này thường xuyên bị bảo quản viên, điều phối viên nhắc nhở, các thành viên khác than phiền về việc copy nguyên xi, không chịu biên soạn, hay cop nhặt những báo "lá cải" nhất theo đúng nghĩa của nó. Từ đó có thể thấy được sự lật lọng trong phát ngôn và nhân cách của người này như thế nào. Chân trời Công lý (thảo luận) 16:18, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn Chân trời Công lý có đồng ý với đề xuất dùng nguồn hàn lâm, không dùng báo mạng của bạn Thandieu123 hay không? Nếu đồng ý thì bài này sẽ được mở khóa. Các bạn nên biết hiện tại Wikipedia có rất nhiều người truy cập, các bạn không thể nào lùi sửa liên tục như vậy được. Tuấn Út Thảo luận 13:54, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nói thêm là nguồn hàn lâm ở đây phải là những sách chuyên khảo hoặc nghiên cứu khoa học, cạch dùm tất cả nguồn báo mạng, blog hay phỏng vấn luật sư, nhà văn, "nhà hoạt động", nghệ sĩ, NGO (tóm lại là những thành phần không chuyên)... raThandieu123 (thảo luận) 14:03, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin thưa, báo mạng được gọi là báo điện tử, không phải "báo lá cải". Báo điện tử là nguồn dẫn được chấp nhận và được sử dụng phổ biến trên Wikipedia, nhất là những báo điện tử có uy tín được cấp phép rõ ràng và hoạt động dưới các quy định chặt chẽ trong Luật báo chí. Bản thân các nhà báo của các tờ báo lớn, uy tín khi viết bài cũng dựa trên các nguồn dẫn uy tín, vì có thể bị kiện. Bạn Thandieu123 đừng đánh đồng và phát biểu lung tung.Lá cải hay không là do bạn chọn lựa nguồn dẫn và viết bài như thế nào. Ở trên nhiều thành viên như Almapha cũng đã đồng thuận không nhất thiết phải sử dụng nguồn hàn lâm cho tất cả mọi thông tin, bởi bản chất nguồn hàn lâm chỉ cho các vấn đề học thuật, nó không thể phản ánh đầy đủ được các thông tin, sự kiện mang tính thời sự, xã hội, chẳng hạn như "Ngày 1/1/2015, Lucxembua công nhận hôn nhân đồng tính" vẫn rất cần được phản ánh bởi các nguồn khác, miễn là biết chọn lựa uy tín.. Một bài viết chứa nhiều thông tin đa dạng, nhất là đồng tính luyến ái là chủ đề mang tính xã hội chứ không phải học thuật đơn thuần, nên nó phải được viết bởi nhiều nguồn đa dạng khác nhau. Bạn có thể cho rằng một nguồn nào đó là lá cải, nhưng hãy chỉ ra sự lá cải của nó một cách thuyết phục, chứ không thể đánh đồng một cách chung chung được. Như vậy khác gì bạn nói phần lớn thông tin trên Wikipedia là lá cải. Chân trời Công lý (thảo luận) 15:45, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tức là Chân trời Công lý kiên quyết không theo luật chơi và chỉ muốn dùng báo mạng (có lẽ vì không đủ khả năng tìm và đọc nguồn hàn lâm). Vậy thì rất tiếc là chúng ta sẽ không thể thống nhất được, và tôi sẽ kiên quyết không để bài viết này trở thành mục "điểm tin báo mạng" đâuThandieu123 (thảo luận) 15:49, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn rất hay có kiểu vặn ý, xuyên tạc ý người khác, giống hệt cách làm của bạn khi soạn thảo các bài về LGBT xưa nay mà tôi phát hiện. Xin thưa với bạn, luật chơi ở Wikipedia là "sự đồng thuận", sự đồng thuận ở đây không chỉ có bản thận bạn mà bạn phải biết tiếp thu cả ý kiến của những người khác xung quanh. Những người làm việc với bạn hình như không thể nào đạt được sự đồng thuận, chứng tỏ thiện chí, tính xây dựng của bạn thực sự có hay không. Chân trời Công lý (thảo luận) 15:55, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nên hạn chế lấy số liệu thống kê khoa học từ nguồn báo mạng vì thường không chính xác. Hunho (thảo luận) 16:10, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hướng Giải quyết bất đồng khi biên tập:

Trong quá trình biên tập, có thể xảy ra bất đồng khi nhìn nhận từng phần nội dung bài viết. Thay vì cố gắng lùi sửa hoặc bảo lưu quan điểm của mình, dẫn đến tranh chấp kéo dài, hãy cố gắng sử dụng những quy tắc dưới đây để có thể nhanh chóng giải quyết những bất đồng và đưa nội dung vào bài trong thời gian ngắn nhất.

  1. Khi giữa các thành viên tham gia biên tập phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp nội dung trong bài viết, một bên cần đặt bản mẫu {{mâu thuẫn}} kèm theo lý do treo biển để thông báo cho bên còn lại trong thời gian 24 giờ trước khi di chuyển nội dung đang có mâu thuẫn, tranh chấp ra khỏi bài chính và vào trang thảo luận của bài.
  2. Hai bên cần tách rời từng phần các nội dung tranh chấp để thảo luận. Những phần nội dung nào đạt được đồng thuận thì có thể đưa vào bài ngay lập tức.
  3. Đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại.
  4. Hai bên cũng có thể đồng thời tổ chức một cuộc thăm dò và kêu gọi các thành viên bên ngoài góp ý kiến, nhằm tìm ra đề xuất khả dĩ được cả 2 bên đồng thuận. Thời gian thảo luận và thăm dò ý kiến không quá 7 (bảy) ngày kể từ khi di chuyển nội dung tranh chấp vào trang thảo luận của bài..
  5. Nếu hết thời hạn trên, mà vẫn còn các phần nội dung tranh chấp, 2 bên có thể tổ chức một cuộc biểu quyết nhỏ trong thời gian 7 (bảy) ngày để chọn phương án cuối cùng. Kết quả của tỷ lệ đa số sẽ được xem là xu hướng phổ biến và có khả năng được nhiều người ủng hộ nhất, do đó sẽ được chấp nhận đưa vào bài.
  6. Sau khi có kết quả của biểu quyết, bản mẫu {{mâu thuẫn}} sẽ được tháo bỏ và phần nội dung được đưa vào theo kết quả biểu quyết sẽ được bảo lưu trong ít nhất 30 (ba mươi) ngày. Sau thời hạn này, các thành viên có thể tái lập các quy trình trên để giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng.


Để tránh cho cuộc thảo luận này kéo dài mà không có hồi kết, bây giờ tôi sẽ mở khóa bài. Khi đã mở khóa bài, nếu có tranh chấp, mâu thuẫn thì yêu cầu các bên giải quyết theo quy trình trên. Nếu ai không thực hiện theo đúng quy trình trên thì sẽ bị cấm vì cố tình không tuân thủ quy tắc, gây mâu thuẫn, tranh chấp Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 16:51, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, tôi sẽ đưa lại đoạn nội dung trong phiên bản gần nhất, thành viên Thandieu123 cảm thấy không đồng tình đoạn nào thì đưa vào thảo luận, trình bày quan điểm, lý lẽ và lấy ý kiến các thành viên khác, nếu thấy hợp lý tôi sẵn sàng bỏ ra hoặc soạn thảo lại theo đề xuất của Thandieu. Và quan trọng là luôn phải thảo luận một cách cụ thể, không được chung chung, không theo kiểu quy chụp, vồ mũ. Có như thế mới giải quyết được vấn đề. Những nội dung tôi và các thành viên khác đã ghi rõ trong thảo luận mà Thandieu không có ý kiến, không tham gia thảo luận phản biện một cách đi vào vấn đề cụ thể, thì không có quyền yêu cầu lùi sửa.

Thực ra, tôi nghĩ, những chủ đề về LGBT đáng lẽ ra nếu không có thành viên như Thandieu123 và các tài khoản con rối kia tham gia thì hoàn toàn không xảy ra bất đồng, tranh cãi, bởi lẽ những kết luận khoa học về LGBT hiện nay đã khá rõ ràng như "Những người đồng tính, song tính không phải là bệnh mà là một trong 3 thiên hướng tình dục bình thường", "thiên hướng tình dục là bẩm sinh, do tự nhiên là yếu tố chủ yếu quyết định"... Đã là thiên hướng tình dục bình thường, tự nhiên thì chẳng có gì là bệnh hoạn hay bất thường nữa, việc tất cả các nước công nhận hôn nhân hay luật hóa quyền chỉ còn là vấn đề thời gian. Những kết luận này cũng đã được hầu hết giới khoa học và các tổ chức Y tế, Xã hội quốc tế lớn nhất thừa nhận, nó không có gì là vấn đề còn tranh cãi hay mù mờ nữa. Nên lẽ ra các chủ đề LGBT đã rất bình thường, không thể xảy ra tranh cãi, bất đồng gì nếu như Thandieu123 có sự thiện chí, tôn trọng và tinh thần xây dựng với cộng đồng, các thành viên khác, dù chỉ một chút. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:27, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chân trời Công lý (thảo luận) 17:11, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hê, hãy nhớ là các thông tin được treo bảng sẽ được dời khỏi bài sau 24 giờ và đưa vào thảo luận, và Công lý sẽ cần phải dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm (và theo quy định của wiki thì báo mạng không phải nguồn hàn lâm) để đưa lại nó vào bài (so ra thì còn khó hơn yêu cầu của tôi). Nếu không thể thì hãy chấp nhận chứ đừng lu loa nữa nhé (và cũng đừng lợi dụng điều này để xóa thông tin có nguồn)Thandieu123 (thảo luận) 17:22, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn đọc lại nguyên văn câu đó và suy ngẫm đi, đừng có xuyên tạc tới cả Wikipedia luôn như thế. Hình như xuyên tạc, không thật thà là tính cách cố hữu của bạn rồi hay sao đó. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:32, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vâng, vậy mời Tuấn Út vào giải thích rõ cho Chân trời, kẻo sau này không tìm được nguồn lại nhảy cẫng lênThandieu123 (thảo luận) 17:36, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không cần bảo quản viên TuanUt giải thích, tôi đủ trình độ để đọc hiểu. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng những đoạn nội dung tôi sửa đã được nêu rõ trong Thảo luận bài, bạn không hề tham gia thảo luận lẫn phản biện, không hề cùng xây dựng bài, thì không gọi là "mâu thuẫn", và bạn cũng không có quyền đặt bản "mâu thuẫn". "Mâu thuẫn" là phải xuất phát từ mâu thuẫn cái gì, mâu thuẫn nội dung nào, mâu thuẫn phải có quá trình hình thành, phát sinh, giải quyết, lý lẽ bạn đưa ra như thế nào, chứ không phải cái biển đó bạn hay ai khác thích đặt ở đâu thì đặt. Nếu bạn đặt một cách tào lao vô căn cứ, không xuất phát từ thảo luận, thì tôi hay ai khác không có nghĩa vụ phải trả lời cái biển đó của bạn. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:58, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cứ đợi 24 h nữa, từng đoạn gây tranh cãi (toàn là Chan troi chép từ báo mạng) sẽ được đưa vào đây. Lúc ấy Chan troi nhớ đừng thoái thác việc tìm nguồn hàn lâmThandieu123 (thảo luận) 18:02, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trước khi đặt biển, bạn phải cho mọi người thấy là bạn đã có quá trình "tranh cãi" đoạn đó như thế nào nhé. Tôi thấy bạn đang cố tình khiêu khích chứ không phải là một hành động có tính xây dựng. Tất cả việc làm phải dựa trên tinh thần xây dựng, nếu không có thiện chí và xây dựng nó sẽ hỏng bét. Bạn có chắc là tất cả những nội dung, đoạn thông tin mà một số tài khoản con rối đăng ở các loạt bài LGBT đều đã đảm bảo bằng 2 nguồn hàn lâm không? Nếu áp dụng cách làm này chắc chắn tôi sẽ xóa được nhiều hơn bạn đấy. Chân trời Công lý (thảo luận) 18:12, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quy định xử lý tranh chấp đã có, cứ theo thế mà làm. Tôi dã báo trước 24h như quy định, sau đó sẽ chuyển nội dung tranh chấp vào đây, chẻ nhỏ ra và nêu lý do. Chan troi nên chuẩn bị tìm nguồn hàn lâm theo luật thay vì ngồi đây nói chuyện vô bổ mới phải chứThandieu123 (thảo luận) 18:15, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã đặt lại biển "Mâu thuẫn" cho toàn bài, nếu bạn tiếp tục có cách hành xử không thiện chí, thì tôi cũng sẽ thực hiện xóa tất cả những thông tin nào không được bổ sung 2 nguồn hàn lâm mà tôi cho là nó không đủ tin cậy. Chân trời Công lý (thảo luận) 18:18, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn quên là cái bảng đó ghi "bài hoặc đoạn này" chứ không phải mỗi "đoạn này" đâu nhé. Tôi cũng thấy nhiều thông tin rất vớ vẩn trong toàn bài, yêu cầu bạn bổ sung ngay 2 nguồn hàn lâm nhé, nếu không sau 24h tôi cũng sẽ dời hết khỏi bài.

Có thể đây cũng sẽ là hướng mở cho tôi xử lý tương tự ở các bài viết chủ đề LGBT khác đã bị MiG29VN/Thanung123 gây hậu quả nặng nề nhỉ?

Thực ra, nếu bạn thiện chí thì sẽ giải quyết được mọi chuyện, tôi cũng sẵn sàng đối thoại trên tinh thần xây dựng, các thành viên khác chắc chắn cũng vậy. Mục đích của tôi là muốn xây dựng bài viết chứ không phải chạy theo tranh cãi, mâu thuẫn với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm không có sự thiện chí thì có thể đẩy sự việc nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bạn nên tự đặt câu hỏi là tại sao bản thân bạn hay xảy ra mâu thuẫn lớn với rất nhiều thành viên khác, suốt ngày cãi vã nhắn tin cho bảo quản viên, tại sao bạn không tự thay đổi, bạn chỉ luôn biết cho mình mà không nghĩ tới người khác, không tôn trọng ý kiến người khác, như vậy sẽ không ai chấp nhận được. Tôi tin là các thành viên hầu hết đều là người thiện chí. Chân trời Công lý (thảo luận) 18:25, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

  • Thứ nhất: Chỉ treo một biển "mâu thuẫn" ở đầu bài để tránh làm mất đi vẻ mỹ quan của bài viết.
  • Thứ hai: Người treo biển phải nêu rõ lý do chính đáng (nguồn chứng minh đoạn đó không thể chấp nhận bao gồm dữ liệu sai, mâu thuẫn với nguồn hiện hành trong bài, số liệu không chuẩn xác...) cho từng đoạn được cho là mâu thuẫn, chứ không phải theo kiểu đánh đồng, quơ đũa cá nắm như thế.
Trường hợp đoạn đó có nguồn đáng tin cậy (không nhất thiết là nguồn hàn lâm) thì vẫn có thể được chấp được. Riêng đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại.
  • Thứ ba: Mâu thuẫn ở đây là giữa 2 bạn chứ không bao gồm tất cả các thành viên trước đó.
  • Các bạn là những người lớn tuổi nên tôi mong các bạn hãy có ý thức đóng góp cho cộng đồng chứ không phải là vào Wikipedia để tranh luận thiệt hơn. Hành động của các bạn đang được cho là thiếu thiện ý, nếu vẫn còn tiếp tục như trên tôi e rằng các bạn sẽ bị cấm sửa đổi. Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 19:44, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Thandieu123 chỉ treo biển mà không làm được bất cứ việc làm nào theo đúng quy trình trên. Từ trước tới nay Thandieu123 chuyên dựa hơi vào cái gọi là "nguồn hàn lâm" để phủ nhận các thông tin từ nguồn uy tín được Wikipedia chấp nhận, quy kết vơ đũa nó là lá cải. Tôi nghĩ bản thân Thandieu123 không đủ khả năng, trình độ để kết luận tính đúng/sai của những thông tin này, trừ trường hợp nếu thông tin, nội dung đó được cùng nhiều thành viên trong cộng đồng đồng thuận nó là lá cải thì còn chấp nhận. Cách làm của Thandieu xưa nay là "dựa hơi", nói tào lao, không có cái gì chứng minh cụ thể cho những phát ngôn về những quy kết độ chính xác thông tin của mình. Khi các thành viên khác thảo luận thì Thandieu không bao giờ thảo luận một cách cụ thể, chỉ dựa hơi vào những lý do mơ hồ, vô căn cứ. Bây giờ bạn làm rõ điều này tôi xin cảm ơn bạn và thấy rằng, Wikipedia rất rõ ràng mọi điều chứ không làm việc theo kiểu cảm tính, mơ hồ, dựa hơi nồi chõ. Chân trời Công lý (thảo luận) 22:43, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

Chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về nguyên nhân tại sao hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục đặc biệt ở một người. Nhiều nhà khoa học cho rằng các yếu tố tự nhiên và nuôi dưỡng, một sự kết hợp của di truyền, nội tiết và môi trường là các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành thiên hướng tình dục. Không có bằng chứng cho thấy kinh nghiệm giáo dục của cha mẹ thời thơ ấu có vai trò trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Khi nói đến tình dục đồng giới, tác động từ môi trường gia đình, xã hội không có vai trò trong việc hình thành đồng tính nam và đóng vai trò nhỏ đối với đồng tính nữ. Trong khi đó, một số người thuộc tôn giáo giữ quan điểm cho rằng tình dục đồng tính là không tự nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là một biến thể bình thường và tự nhiên trong tình dục con người và nó không phải là nguồn gốc để hình thành nên các hiệu ứng tâm lý tiêu cực. Hầu hết mọi người đều trải nghiệm rất ít hoặc không có vai trò trong việc lựa chọn thiên hướng tình dục của bản thân mình, và cũng không có bằng chứng rằng việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp tâm lý có thể thay đổi được khuynh hướng tính dục của con người.

Một nghiên cứu tiến hành trên 3.826 cặp sinh đôi cùng giới (7.652 cá nhân) ở Thuỵ Điển đã cho thấy, những yếu tố thuộc về bẩm sinh như yếu tố di truyền và môi trường xung quanh sự hình thành và phát triển của thai nhi, trong đó bao gồm quá trình sinh học như tiếp xúc hormone khác nhau trong bụng mẹ chiếm chủ yếu trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng giới, trong khi các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái gần như không ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Nghiên cứu này đưa ra các số liệu: yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng khoảng 35% ở nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong bụng mẹ (môi trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ. Trong khi đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ) chỉ giải thích 16% trong sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nữ và không có ảnh hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nam.[1][2]

Tất cả các tổ chức y tế chuyên nghiệp lớn đều đã đi đến khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một bệnh hay rối loạn tâm thần. Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần Mỹ loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Hành động này được thực hiện sau khi xem xét các tài liệu khoa học và tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này, các chuyên gia thấy rằng đồng tính luyến ái không đáp ứng các tiêu chuẩn để được coi là một bệnh tâm thần. Có giai đoạn đồng tính luyến ái được coi là kết quả của những tác động, biến cố, khó khăn từ môi trường gia đình, xã hội hay gặp lỗi trong phát triển tâm lý. Tuy nhiên, những nhận định trên được xác định là đã dựa trên những thông tin sai lệch và định kiến.[3]

Một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định. Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người, và các cá nhân có thể có tự nhận thức tại các điểm khác nhau trong cuộc sống của họ rằng họ thuộc xu hướng tình dục: đồng tính, dị tính hay song tính luyến ái.[3]

Trong lịch sử, đồng tính luyến ái được ghi chép trong nhiều nền văn hóa và được ca tụng hoặc lên án vì mỗi xã hội có những chuẩn mực tình dục khác nhau. Hiện nay, luật pháp về quan hệ đồng tính có sự khác nhau giữa các nước. Cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thế giới đã có nhiều nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (cho phép người đồng tính kết hôn) và luật hóa các quyền liên quan đối với người đồng tính, bao gồm[4]: Luxembourg, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, New Zealand,Nam Phi, Argentina, Uruguay, Brazil, Canada, 34/50 bang ở Hoa Kỳ, nhiều bang ở Mexico. Nhiều nước tuy chưa hợp pháp hoá hôn đồng tính nhưng đã thông qua luật về quyền của người đồng tính và như: Đức (năm 2001), Phần Lan (năm 2002), Cộng hòa Czech (năm 2006), Thụy Sĩ (năm 2007), Colombia và Ireland (năm 2011), vương quốc Anh (2014)... Có trên 44 nước chấp nhận cho hai người đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình..., nghĩa là có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác, trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng/trứng của một trong hai người[5][6]. Ngược lại, có khoảng 80 nước chưa hợp pháp hôn nhân đồng giới, trong đó 5 nước hồi giáo Iran, Mauritanie, Ả Rập Saudi, SudanYemen, một phần của Nigeria, GambiaSomalia có hình phạt người đống tính luyến ái với cái chết.[7] Riêng tại châu Á, mặc dù hiện chưa có quốc gia nào hợp pháp hóa hôn nhân hoặc kết hợp dân sự đồng giới, Israel là nước đầu tiên và duy nhất có luật pháp chấp nhận hôn nhân đồng giới cho người từ nước ngoài tới. Trung QuốcẤn Độ tuy chưa công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng đã hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào các năm 1997 và 2009[8].

Hành vi đồng tính cũng được quan sát và ghi nhận ở nhiều loài động vật khác con người.[9][10][11][12][13] Những hành vi này có thể bao gồm sự ve vãn, hoạt động tình dục, tình cảm, kết đôi và cùng nuôi con của những cặp cùng giới tính ở động vật. . Nhiều thống kê cho thấy hiện tượng quan hệ đồng tính trong thế giới tự nhiên là phổ biến và chiếm một tỷ lệ đáng kể. Quan hệ đồng giới chiếm đến 94% hoạt động quan hệ ở hươu cao cổ trong khi 3/4 số lượng cá heo có quan hệ đồng tính và đều có mối gắn kết lâu dài. Hơn 80% sư tử biển New Zealand đực chỉ quan hệ với con đực khác. Từ 1/3 đến hơn một nửa cá voi sát thủ đực có quan hệ đồng giới, đặc biệt là những con còn nhỏ tuổi. Chim cánh cụt cũng là loài nổi tiếng với nhiều trường hợp bền lâu của các cặp chim nam và nữ, trong các sở thú có đến 5% -10% chim cánh cụt có quan hệ đồng giới. Đối với dơi hút máu, có khoảng một nửa đến ba phần tư các quan hệ là giữa các con cái, chúng ở với nhau mười năm hoặc hơn và quan hệ bằng cách "truyền máu" cho nhau. Trong thế giới sâu bọ, có đến 85% trong số 110 loài nhện và côn trùng có xu hướng quan hệ đồng giới[14]. Với cừu, người ta tính cứ trung bình 10 con cừu đực thì có 1 con có quan hệ đồng tính với cừu đực khác. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng có tới 8% cừu đực có thể kết đôi đồng giới và từ bỏ giao phối với các con cái. Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện loài hải âu Laysan của vùng Oahu và phát hiện có đến 31% các cặp hải âu là lesbian (đồng tính nữ). Có tới 50% số lượng cá heo mũi chai đực thường xuyên quan hệ tình dục với nhau. Loài vẹt Andes có tỉ lệ đồng tính đực lên tới 40%. Những cuộc thám hiểm khoa học tại Quần đảo Channel ở California mới đây đã chỉ ra rằng hơn 14% các cặp mòng biển là đồng tính nữ. Thiên nga đen cũng là loài có tỉ lệ đồng tính cao, lên tới 25% và tăng cao ở một số khu vực đặc biệt. Vào mùa sinh sản, một trong hai cá thể đồng tính sẽ kết đôi tạm thời với một con mái, sau khi con mái đẻ, thiên nga trống sẽ đem trứng về tổ của mình và cùng người tình đồng giới chung sống hạnh phúc...[15]. Geir Soeli, người đứng đầu dự án triển lãm mang tên "Against Nature" (triển lãm đầu tiên về tình trạng đồng tính luyến ái trong các loài vật) đã cho biết: "Sự đồng tính đã được quan sát trong hơn 1.500 loài động vật và đã được miêu tả chi tiết trong hơn 500 loài". Với những tài liệu bằng chứng về hành vi đồng tính đực hoặc cái giữa hươu cao cổ, chim cánh cụt, vẹt, bọ cánh cứng, cá voi và hàng chục loài khác, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo (Na Uy) đã kết luận: tình trạng đồng tính luyến ái ở con người không phải là điều phi tự nhiên.

Theo quan điểm của di truyền học Simon Levay: "Mặc dù hành vi tình dục đồng giới là khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng rất hiếm khi các loài vật có khuynh hướng lâu dài để tham gia vào các hành vi như vậy trong khi lại từ chối các hoạt động tình dục khác giới tính. Thiên hướng tình dục đồng tính (thuật ngữ được dùng với loài người), nếu chúng ta có thể nói về điều đó ở động vật, có vẻ là rất hiếm".[16] Chỉ có một loài động vật (trừ loài người) được ghi nhận là có những cá thể đực chỉ giao phối đồng tính trong khi từ chối giao phối với những con cái, đó là cừu Ovis[17][18]. Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của Simon Levay, trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp động vật có mối quan hệ đồng tính lâu dài. Chim cánh cụt là loài điển hình có mối quan hệ đồng tính lâu dài. Nhiều con đực có thể sẽ tìm kiếm con đực khác nếu bạn đời của chúng mất, và chim cánh cụt đồng tính cũng được biết đến như những "bậc phụ huynh" tuyệt vời. Roy và Silo, hai chú chim cánh cụt quai mũ đực ở vườn thú Trung Tâm của New York đã không thể sống thiếu nhau trong vòng ít nhất 6 năm. Ngày nào chúng cũng chơi trò lứa đôi - cổ quấn cổ, rỉa lông cho nhau, nhào lộn, cùng nhau thư giãn, và cũng không quên ân ái với nhau.[19]. Cá heo cũng là loài có tỷ lệ đồng tính cao và có mối quan hệ gắn kết lâu dài. Nhiều trường hợp, các cặp đôi đồng tính có thể kéo dài mối quan hệ lên tới 17 năm.[20][21]. Với chim hồng hạc, các cá thể trống hình thành các mối quan hệ đồng tính khăng khít, chúng làm tình thường xuyên và sống chung với nhau đến suốt đời. Cặp hồng hạc Carlos và Fernando tại khu bảo tồn Wildfowl and Wetlands Trust (Anh) cũng đã kết đôi với nhau ít nhất 6 năm, cùng nhau nuôi một đứa con bị bỏ rơi trong một chiếc tổ bị bỏ hoang.[22].

Lý do[sửa mã nguồn]

Giờ xin nêu lý do treo bảng mâu thuẫn như sau:

"Chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về nguyên nhân tại sao hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục đặc biệt ở một người. Nhiều nhà khoa học cho rằng các yếu tố tự nhiên và nuôi dưỡng, một sự kết hợp của di truyền, nội tiết và môi trường là các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành thiên hướng tình dục. Không có bằng chứng cho thấy kinh nghiệm giáo dục của cha mẹ thời thơ ấu có vai trò trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Khi nói đến tình dục đồng giới, tác động từ môi trường gia đình, xã hội không có vai trò trong việc hình thành đồng tính nam và đóng vai trò nhỏ đối với đồng tính nữ. Trong khi đó, một số người thuộc tôn giáo giữ quan điểm cho rằng tình dục đồng tính là không tự nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là một biến thể bình thường và tự nhiên trong tình dục con người và nó không phải là nguồn gốc để hình thành nên các hiệu ứng tâm lý tiêu cực. Hầu hết mọi người đều trải nghiệm rất ít hoặc không có vai trò trong việc lựa chọn thiên hướng tình dục của bản thân mình, và cũng không có bằng chứng rằng việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp tâm lý có thể thay đổi được khuynh hướng tính dục của con người." - Đoạn này không hề có nguồn dù đây là những thông tin khoa học quan trọng

Đoạn này dịch từ chính Wikipedia tiếng Anh, tôi sẽ bổ sung thêm nguồn.Chân trời Công lý (thảo luận) 17:53, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Một nghiên cứu tiến hành trên 3.826 cặp sinh đôi cùng giới (7.652 cá nhân) ở Thuỵ Điển đã cho thấy, những yếu tố thuộc về bẩm sinh như yếu tố di truyền và môi trường xung quanh sự hình thành và phát triển của thai nhi, trong đó bao gồm quá trình sinh học như tiếp xúc hormone khác nhau trong bụng mẹ chiếm chủ yếu trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng giới, trong khi các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái gần như không ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Nghiên cứu này đưa ra các số liệu: yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng khoảng 35% ở nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong bụng mẹ (môi trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ. Trong khi đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ) chỉ giải thích 16% trong sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nữ và không có ảnh hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nam - Dịch sai (Overall, genetics accounted for around 35 per cent of the differences between men in homosexual behaviour and other individual-specific environmental factors (that is, not societal attitudes, family or parenting which are shared by twins) accounted for around 64 per cent - NOT ở đây bổ nghĩa cho cụm "which are shared by twins", không phải cho cụm "societal attitudes, family or parenting" - dẫn tới sai ý cho cả đoạn (nguồn kia cũng ghi the shared environment .00, and the individual-specific environment .61–.66 of the variance)

Bạn đừng căn ke vào mỗi chữ đấy để suy diễn, mời bạn đọc tiếp nội dung ở 2 đoạn tiếp theo của bài đó để thấy sự logic. Người viết luôn đi kèm cụm từ "môi trường gia đình" với "chia sẻ", và "môi trường phát triển của thai nhi" với "không chia sẻ". Có hẳn một câu khẳng định, di truyền cùng với môi trường không chia sẻ, sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ chiếm ảnh hưởng chủ yếu, thống trị, quyết định (dominate). môi trường chia sẻ, gia đình chỉ ảnh hưởng 16% ở nữ. Chân trời Công lý (thảo luận) 06:24, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Rõ ràng nguồn [5] đã nói "non-shared environment roughly 64 per cent and shared factors, or the family environment, explained 16 per cent" nghĩa là "Môi trường không chia sẻ ảnh hưởng tới 64%, còn các yếu tố chia sẻ, môi trường gia đình chỉ giải thích 16% ở nữ".

logic với câu này: "Importantly, heredity had roughly the same influence as shared environmental factors in women, whereas the latter had no impact on sexual behaviour in men." Yếu tố di truyền ảnh hưởng gần giống môi trường chia sẻ ở phụ nữ (đều bằng nhau 16%), trong khi yếu tố sau (môi trường chia sẻ" không có ảnh hưởng tới nam giới.

Quay sang nguồn 4, cũng cho kết quả giống hệt: ở nam giới: "the shared environment .00" ("môi trường chia sẻ" có phương sai ảnh hưởng 0.00 tương đương 0%), ở nữ giới: "16–.17 for shared environmental" ("môi trường chia sẻ" có phương sai ảnh hưởng 16-17%), trùng khớp với kết quả nguồn [5]. Tất nhiên là trùng khớp vì cả 2 nguồn đều đang nói tới kết quả nghiên cứu 3.826 cặp sinh đôi ở Thụy Điển.

Môi trường chia sẻ là môi trường xung quanh con người, chia sẻ chung với nhiều người. Còn "môi trường không chia sẻ" là quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, chỉ mình nó chịu ảnh hưởng của các hormone, dịch tiết từ bào thai mẹ, không chia sẻ cho ai khác. Một con người lớn lên trải qua 3 quá trình: phôi thai (tinh trùng bố kết hợp với trứng của mẹ tạo ra hợp tử, là tế bào đầu tiên), đây chính là "di truyền"; hợp tử tiếp tục phát triển thành các cơ quan tạo thành thai nhi lớn lên trong môi trường bụng mẹ (giai đoạn chịu ảnh hưởng của "môi trường không chia sẻ", chỉ có mình nó chịu, không chia sẻ với bất cứ ai); đứa trẻ ra đời và sống trong sự giáo dục của gia đình, chịu ảnh hưởng xã hội (môi trường chia sẻ). Đây chính là 3 giai đoạn mà các nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới sự hình thành xu hướng tình dục cho ra kết quả trên. Kết quả là % ảnh hưởng chủ yếu ở giai đoạn "di truyền" và "môi trường không chia sẻ" ở nữ và hoàn toàn ở nam. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:53, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vấn đề không phải là Môi trường chia se hay không chia sẻ, vấn đề là "trong khi các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái gần như không ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình dục đồng tính" hòa toàn sai vì từ NOT bổ nghĩa cho NON-SHARE chứ không phải "societal attitudes, family or parenting" như đã nói ở trênThandieu123 (thảo luận) 04:50, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đoạn này nguồn ghi:

"Homosexuality is illegal in 80 countries, and five of them punish homosexual acts with death, according to the International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association."

Từ "illegal" dịch là "bất hợp pháp", hiểu đơn giản là có 80 nước chưa hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới trong luật (bên cạnh những nước đã hợp pháp hoá). Vậy mà MiG29VN dám dịch là "80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau". "Tội phạm" là thuật ngữ để chỉ người phạm tội nghiêm trọng, người đồng tính sinh ra là xu hướng tình dục bẩm sinh như vậy, họ làm gì mà trở thành "tội phạm" như cách dịch ấu trĩ của MiG29VN?

Ngoài ra, 5 quốc ra có "hình phạt đồng tính luyến ái với cái chết". Cái này giống như kiểu xử "luật rừng" ở các nước hồi giáo cực đoan, như trường hợp phụ nữ hồi giáo ngoại tình có thai đã bị dân bản xứ có hình phạt ném đá đến chết, chứ không phải là "hình phạt tử hình" quy định trong luật như kiểu dịch trên, không quốc gia nào quy định trong luật một cách vô lý và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy cả. Đây là kiểu cố tình dịch sai, vặn nguồn, xuyên tạc. 08:20, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)

Trong lịch sử, đồng tính luyến ái được ghi chép trong nhiều nền văn hóa và được ca tụng hoặc lên án vì mỗi xã hội có những chuẩn mực tình dục khác nhau. Hiện nay, luật pháp về quan hệ đồng tính có sự khác nhau giữa các nước. Cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thế giới có 18 nước gồm[6]: Luxembourg, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, New Zealand,Nam Phi, Argentina, Uruguay, Brazil, Canada, 34/50 bang ở Hoa Kỳ, nhiều bang ở Mexico đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và luật hóa các quyền của người đồng tính. Nhiều nước tuy chưa hợp pháp hoá hôn đồng tính nhưng đã thông qua luật về quyền của người đồng tính và như: Đức (năm 2001), Phần Lan (năm 2002), Cộng hòa Czech (năm 2006), Thụy Sĩ (năm 2007), Colombia và Ireland (năm 2011), vương quốc Anh (2014)... - Đếm sai, chỉ có 16 (Mỹ và Mexico chỉ có luật tiểu bang chấp nhận)

Ok, bạn thích tôi sẽ sẽ sửa lại 16 nước hoặc để tiêu đề "các nước bao gồm", thực ra 18 ý nói bao gồm cả Mỹ và Mexico, ở dưới đã nói 34/50 bang ở Hoa Kỳ và nhiều bang ở Mexico rồi còn gì, đâu có sợ người đọc hiểu sai. Nếu nói 16 nước thì vô hình chung đưa vào bộ nhớ người đọc là chỉ có 16 không gồm Mỹ và Mexico, và người ta thường chỉ nhớ mốc 16 đó thôi.Chân trời Công lý (thảo luận) 17:53, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có trên 44 nước chấp nhận cho hai người đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình..., .., nghĩa là có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác, trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng/trứng của một trong hai người. - Không có nguồn cho thông tin 44 nước cũng như không có nguồn cho nhận định ở sau. Theo bảng mẫu ở https://en.wikipedia.org/wiki/Template:Same-sex_unions, tất cả chỉ có 21 nước

Ngược lại, có khoảng 80 nước chưa hợp pháp hôn nhân đồng giới, trong đó 5 nước hồi giáo Iran, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Sudan và Yemen, một phần của Nigeria, Gambia và Somalia có hình phạt người đống tính luyến ái với cái chết.[7] Riêng tại châu Á, mặc dù hiện chưa có quốc gia nào hợp pháp hóa hôn nhân hoặc kết hợp dân sự đồng giới, Israel là nước đầu tiên và duy nhất có luật pháp chấp nhận hôn nhân đồng giới cho người từ nước ngoài tới. Trung Quốc và Ấn Độ tuy chưa công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng đã hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào các năm 1997 và 2009 - Dịch láo Illegal (coi là tội phạm) thành "chưa hợp pháp hôn nhân đồng giới", dù đây là 2 chuyện khác nhau.

Bạn cho tôi hỏi bạn có hiểu từ "Tội phạm" là gì không? Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ "đặc biệt nghiêm trọng", gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân khác hoặc xã hội, ví dụ: Giết người, cướp của, buôn lậu, hiếp dâm, cờ bạc, lừa đảo, buôn ma túy..., và "tội phạm" được quy định trong Luật hình sự. Còn những hành vi khác không gây nguy hiểm cao thì không gọi là tội phạm, nó chỉ là "vi phạm pháp luật" hay từ hán việt là "bất hợp pháp". Đồng tính luyến ái không gây ra bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào cho xã hội (ví dụ: đứa trẻ còn nhỏ đồng tính rõ ràng không hề có một chút tội lỗi gì), không có chuyện 80 nước đưa vào luật hình sự tội phạm, quy tội và bỏ tù cho cả đứa trẻ sinh ra thuộc thiên hướng tình dục đồng tính, chắc khi đó thế giới này loạn. Từ "Illegal" ở đây dịch là "bất hợp pháp", "không hợp pháp", bất kể hành vi vi phạm pháp luật nào dù nhỏ hay lớn đều gọi chung là bất hợp pháp. Ví dụ, Việt Nam ngày xưa không cho phép đám cưới đồng tính, thì người tổ chức đám cưới được coi là "bất hợp pháp" và bị xử phạt hành chính, chứ không phải là "tội phạm" và bị xử lý hình sự. 80 quốc gia chưa công nhận hôn nhân đồng tính pháp luật (Việt Nam nằm trong số này), như vậy hôn nhân đồng tính ở 80 quốc gia đó là "bất hợp pháp" hoặc không hợp pháp, phải hiểu như vậy chứ không phải là "tội phạm". Bản thân một từ có thể phản ánh nhiều nghĩa ở nhiều bối cảnh, bạn phải tự có kiến thức nhất định để dịch cho đúng bản chất chứ không phải xuyên tạc như vậy.

Còn nếu bạn khăng khăng ấu trĩ cho rằng 80 nước đưa vào bộ luật hình sự với đồng tính là "tội phạm", xin cho thêm một nguồn nào nữa nói rõ vấn đề này.Chân trời Công lý (thảo luận) 17:53, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thưa với bạn, VN KHÔNG NẰM TRONG 80 nước nhé. Có 3 nhóm: công nhận (16 nước), không công nhận (~100 nước, có VN) và COI LÀ TỘI PHẠM (80 nước) (https://en.wikipedia.org/wiki/File:World_laws_pertaining_to_homosexual_relationships_and_expression.svg). Illegal mà dám coi là "không công nhận" thì chịu rồiThandieu123 (thảo luận)

Bạn chỉ ra cho tôi xem cái gọi là "tội phạm - "Illegal" đó ứng với các màu sắc nào của bản đồ, để tôi đếm xem được bao nhiêu mà bạn dám bảo 80 nước?Chân trời Công lý (thảo luận) 06:25, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vì hiểu sai về pháp lý nên vế "Ấn ĐỘ và Trung Quốc cũng sai nốt ("phi tội phạm hóa" khác với "hợp pháp hóa quan hệ đồng tính (công nhận về pháp lý)"). Nếu nghi ngờ thì xem biểu đồ: https://en.wikipedia.org/wiki/File:World_marriage-equality_laws.svg

Chẳng có gì sai hết, nguồn nói "hợp pháp hóa quan hệ đồng tính" chứ không phải "hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính". Còn ở bảng màu thống kê thì Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam thuộc nhóm chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cũng chẳng có gì sai hay mâu thuẫn với câu trên. "Hợp pháp" có nghĩa là không phạm pháp, không vi phạm pháp luật, không bị cấm chứ không đồng nghĩa với phải có luật cụ thể cho người đồng tính. Ví dụ, trước kia đám cưới đồng tính ở Việt Nam từng bị phạt vi phạm hành chính, nhưng hiện nay người đông tính VN hoàn toàn được phép tổ chức đám cưới linh đình, có thể tại nơi công cộng, sống chung với nhau như vợ chồng một cách công khai mà không bị phạt, tức không vi phạm pháp luật, nghĩa là từ ở tình trạng "bất hợp pháp" trở thành "hợp pháp", mặc dù Việt Nam chưa có những điều luật cụ thể về các quyền liên quan như phân chia tài sản khi chung sống, nhận con nuôi...giữa những người đồng tính. Chân trời Công lý (thảo luận) 21:06, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thưa với bạn, VN KHÔNG NẰM TRONG 80 nước nhé. Có 3 nhóm: công nhận (16 nước), không quy định (~100 nước, có VN) và COI LÀ TỘI PHẠM (80 nước) (https://en.wikipedia.org/wiki/File:World_laws_pertaining_to_homosexual_relationships_and_expression.svg). Illegal mà dám coi là "không công nhận" thì chịu rồiThandieu123 (thảo luận)

Nhiều thống kê cho thấy hiện tượng quan hệ đồng tính trong thế giới tự nhiên là phổ biến và chiếm một tỷ lệ đáng kể. Quan hệ đồng giới chiếm đến 94% hoạt động quan hệ ở hươu cao cổ trong khi 3/4 số lượng cá heo có quan hệ đồng tính và đều có mối gắn kết lâu dài. Hơn 80% sư tử biển New Zealand đực chỉ quan hệ với con đực khác. Từ 1/3 đến hơn một nửa cá voi sát thủ đực có quan hệ đồng giới, đặc biệt là những con còn nhỏ tuổi. Chim cánh cụt cũng là loài nổi tiếng với nhiều trường hợp bền lâu của các cặp chim nam và nữ, trong các sở thú có đến 5% -10% chim cánh cụt có quan hệ đồng giới. Đối với dơi hút máu, có khoảng một nửa đến ba phần tư các quan hệ là giữa các con cái, chúng ở với nhau mười năm hoặc hơn và quan hệ bằng cách "truyền máu" cho nhau. Trong thế giới sâu bọ, có đến 85% trong số 110 loài nhện và côn trùng có xu hướng quan hệ đồng giới[14]. Với cừu, người ta tính cứ trung bình 10 con cừu đực thì có 1 con có quan hệ đồng tính với cừu đực khác. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng có tới 8% cừu đực có thể kết đôi đồng giới và từ bỏ giao phối với các con cái. Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện loài hải âu Laysan của vùng Oahu và phát hiện có đến 31% các cặp hải âu là lesbian (đồng tính nữ). Có tới 50% số lượng cá heo mũi chai đực thường xuyên quan hệ tình dục với nhau. Loài vẹt Andes có tỉ lệ đồng tính đực lên tới 40%. Những cuộc thám hiểm khoa học tại Quần đảo Channel ở California mới đây đã chỉ ra rằng hơn 14% các cặp mòng biển là đồng tính nữ. Thiên nga đen cũng là loài có tỉ lệ đồng tính cao, lên tới 25% và tăng cao ở một số khu vực đặc biệt. Vào mùa sinh sản, một trong hai cá thể đồng tính sẽ kết đôi tạm thời với một con mái, sau khi con mái đẻ, thiên nga trống sẽ đem trứng về tổ của mình và cùng người tình đồng giới chung sống hạnh phúc...[15][16]. Geir Soeli, người đứng đầu dự án triển lãm mang tên "Against Nature" (triển lãm đầu tiên về tình trạng đồng tính luyến ái trong các loài vật) đã cho biết: "Sự đồng tính đã được quan sát trong hơn 1.500 loài động vật và đã được miêu tả chi tiết trong hơn 500 loài". Với những tài liệu bằng chứng về hành vi đồng tính đực hoặc cái giữa hươu cao cổ, chim cánh cụt, vẹt, bọ cánh cứng, cá voi và hàng chục loài khác, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo (Na Uy) đã kết luận: tình trạng đồng tính luyến ái ở con người không phải là điều phi tự nhiên... Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của Simon Levay, trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp động vật có mối quan hệ đồng tính lâu dài. Chim cánh cụt là loài điển hình có mối quan hệ đồng tính lâu dài. Nhiều con đực có thể sẽ tìm kiếm con đực khác nếu bạn đời của chúng mất, và chim cánh cụt đồng tính cũng được biết đến như những "bậc phụ huynh" tuyệt vời. Roy và Silo, hai chú chim cánh cụt quai mũ đực ở vườn thú Trung Tâm của New York đã không thể sống thiếu nhau trong vòng ít nhất 6 năm. Ngày nào chúng cũng chơi trò lứa đôi - cổ quấn cổ, rỉa lông cho nhau, nhào lộn, cùng nhau thư giãn, và cũng không quên ân ái với nhau.[22]. Cá heo cũng là loài có tỷ lệ đồng tính cao và có mối quan hệ gắn kết lâu dài. Nhiều trường hợp, các cặp đôi đồng tính có thể kéo dài mối quan hệ lên tới 17 năm.[23][24]. Với chim hồng hạc, các cá thể trống hình thành các mối quan hệ đồng tính khăng khít, chúng làm tình thường xuyên và sống chung với nhau đến suốt đời[25]. Cặp hồng hạc Carlos và Fernando tại khu bảo tồn Wildfowl and Wetlands Trust (Anh) cũng đã kết đôi với nhau ít nhất 6 năm, cùng nhau nuôi một đứa con bị bỏ rơi trong một chiếc tổ bị bỏ hoang.[26]. - Tất cả các Nguồn dẫn là từ báo mạng, nó không đủ uy tín học thuật vì "hành vi đồng tính" khác với "đồng tính luyến ái". Thực ra, lý do của hành vi đồng tính chưa được nắm rõ ở từng loài, nhiều loài động vật quan hệ đồng tính là do nhầm lẫn (ví dụ như http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/con-trung-quan-he-dong-gioi-do-nham-lan-2901109.html) hoặc đơn giản là cộng sinh để tìm thức ăn, rất nhiều loài chỉ có hành vi ở mức vuốt ve chứ không hề quan hệ giao phối, đa phần các loài khác cũng chẳng từ chối giao phối với con khác giới trừ loài cừu (xem nguồn hàn lâm của Simon Levay trong bài). Do đó, tôi yêu cầu 2 nguồn hàn lâm cho vấn đề nàyThandieu123 (thảo luận) 04:25, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bản thân đồng tính là sự "hấp dẫn cùng giới tính" chứ không phải quan hệ tình dục mới là đồng tính, bản thân khái niệm cũng rất rõ ràng. Bạn đang hiểu sai hoàn toàn bản chất vấn đề. Ví dụ, một đứa bé thuộc thiên hướng tình dục đồng tính luyến ái thì khi học tiểu học nó đã có cảm giác mến các bạn cùng giới (giống như trẻ em nam dị tính mến em nữ vậy), chứ không phải là khi nào đứa bé đó quan hệ tình dục thì mới gọi là đồng tính luyến ái. Một bà già cả đời không quan hệ tình dục, nhưng trong thâm tâm bà ấy có sự hấp dẫn với người cùng giới nữ), thì bà ấy vẫn thuộc thiên hướng đồng tính luyến ái.Chân trời Công lý (thảo luận) 17:53, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Còn việc đòi hỏi 2 nguồn hàn lâm cho thông tin trên, bạn không hề chứng minh được các nguồn, các con số thống kê trên sai ở chỗ nào mà chỉ là nhận định vô căn cứ, chẳng có một chút lý lẽ thuyết phục nào. Ví dụ, bạn tìm được một nguồn khác có số liệu rằng tỷ lệ đồng tính của loài cá heo chỉ là 1%, trong khi nguồn của tôi là 50%, thì khi đó bạn mới có một cơ sở gì đó để đặt vấn đề nghi vấn. Đằng này, bạn chả có một chút cơ sở nào mà dám tùy tiện nói tào lao. Nhìn chung là bạn nói có tranh cãi, nhưng thực chất bạn chả có chút tranh cãi nào cả, vì tranh cãi phải có lý lẽ thuyết phục chứ không phải cứ nói "tôi không tin", "tôi tranh cãi" mà không có chút cơ sở nào chứng minh.

Ngoài ra, xét về bản chất vấn đề, chẳng bao giờ có một con số thống kê hoàn toàn chính xác, kể cả những công bố uy tín nhất, bởi người ta thường chỉ có thể thống kê chọn mẫu rồi suy rộng ra toàn bộ. Có thể tỷ lệ đồng tính ở loài nào đó do sai số thống kê không phải là 80%, mà thực tế là 75%, 70%, hoặc cao hơn 85% thì nó cũng không làm thay đổi bản chất vấn đề là có một tỷ lệ cao hành vi đồng tính ở hầu hết các loài động vật từ thú đến chim chóc, côn trùng, đã được ghi nhận ở ít nhất tới 1.500 loài và được miêu tả chi tiết ở 500 loài. Quan trọng nhất là bản chất vấn đề. Chân trời Công lý (thảo luận) 20:17, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC) Thandieu123 (thảo luận) 04:25, ngày 28 thángTrả lời

Như đã nói, 2 nguồn hàn lâm theo quy định của giải quyết mâu thuẫn, tôi không quan tâm đến những trò hùng biện linh tinhThandieu123 (thảo luận) 04:50, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ủa, nó không sai thì tại sao phải 2 nguồn hàn lâm. Tôi đã chứng minh là nó không sai và đáp ứng mọi thắc mắc của bạn còn gì? Yêu cầu phản biện lại từng đoạn một. Chân trời Công lý (thảo luận) 05:06, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

"Người treo biển phải nêu rõ lý do chính đáng (nguồn chứng minh đoạn đó không thể chấp nhận bao gồm dữ liệu sai, mâu thuẫn với nguồn hiện hành trong bài, số liệu không chuẩn xác...) cho từng đoạn được cho là mâu thuẫn"

Đọc lại đi nhé, tôi đã trả lời tất cả những phản biện của bạn rằng bạn mới là người sai, nêu quá cụ thể chi tiết từng ý một, nếu bạn nói tôi sai thì hãy dùng lý lẽ đúng đắn, thuyết phục phản biện, chứng minh lại đi. Còn nếu không phản biện được là rơi vào tình trạng đồng ý, đâu còn được gọi là "mâu thuẫn" Chân trời Công lý (thảo luận) 05:13, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu cho 2 nguồn hàn lâm đối với những nghiên cứu, kết luật sau đây. Lý do: Lệch lạc, xuyên tạc các kết quả nghiên cứu hiện hành đã được thế giới công nhận, các phương tiện thông tin đại chúng, nghi ngờ độ chính xác và khách quan của những thông tin này. Đây cũng là những thông tin mang tính quan trọng cao, những kết luận quan trọng có ảnh hưởng lớn. Phải đủ 2 nguồn hàn lâm chứng minh điều này có thể cho phép tồn tại trong bài.

Đoạn 1:

Tuy vậy, theo nhà di truyền học Simon Levay vào năm 1996 thì: "Mặc dù hành vi tình dục đồng giới là khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng có vẻ là rất hiếm khi các loài vật có khuynh hướng lâu dài để tham gia vào các hành vi như vậy trong khi lại từ chối các hoạt động tình dục khác giới tính. Thiên hướng tình dục đồng tính (thuật ngữ được dùng với loài người), nếu chúng ta có thể nói về điều đó ở động vật, có vẻ là rất hiếm".


Đoạn 2:

Theo tiến sĩ Richard Fitzgibbons thuộc tổ chức thúc đẩy sức khỏe hôn nhân Institute for Marital Healing (Viện Chữa trị Hôn Nhân)[116] thì ông quan sát thấy có bằng chứng rằng đồng tính luyến ái tự nó là một biểu hiện của một rối loạn tâm lý. Fitzgibbons cho rằng chứng rối loạn này được đi kèm với một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm cả "trầm cảm nặng, ý định tự sát, rối loạn lo âu, lạm dụng chất kích thích, rối loạn hành vi, lòng tự trọng thấp ở nam giới và quan hệ tình dục bừa bãi, không có khả năng duy trì các mối quan hệ đã cam kết". Tiến sĩ Neil Whitehead cho biết: "Các nghiên cứu gần đây cho thấy người đồng tính có nguy cơ bị các vấn đề tâm thần lớn hơn đáng kể so với người dị tính... tỷ lệ tự tử, trầm cảm, chứng háu ăn, rối loạn nhân cách chống xã hội, và lạm dụng chất kích thích cao hơn. Các nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan cho thấy rất nhiều chứng tâm thần ở những người đồng tính, dù đây là đất nước mà sự khoan dung với đồng tính lớn hơn ở hầu hết các nước khác. Sự kỳ thị xã hội lớn hơn tại Hoa Kỳ đã không dẫn đến mức độ cao hơn của các vấn đề tâm thần." Ông khẳng định: "Lý do phù hợp nhất chính là đồng tính luyến ái - tự bản thân nó, trong hình thức cực đoan nhất của nó, chính là sự rối loạn tâm lý". Vì vậy theo các nhà nghiên cứu này, trong tương lai, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi buộc phải ghi nhận việc điều trị tâm lý đối với người đồng tính và lưỡng tính.[117] Theo Tiến sĩ Neil Whitehead thì trong tương lai, các nghiên cứu sâu hơn và không bị chính trị can thiệp có thể sẽ đưa đồng tính trở lại danh sách các chứng bệnh tâm thần.[118]

Đoạn 3:

Tuy nhiên thống kê cũng cho thấy chỉ có 18-28% cặp đồng tính nam và 8-21% cặp đồng tính nữ ở Hoa Kỳ đã sống với nhau được 10 năm trở lên.[124] Khảo sát ở Na Uy và Thụy Điển cho thấy: các cặp đồng tính nam có tỷ lệ ly hôn cao hơn 50%, với đồng tính nữ cao hơn 167% so với các cặp vợ chồng nam-nữ thông thường[125]

Đoạn 4:

Một nghiên cứu về đồng tính nam ở Hà Lan được công bố trong tạp chí AIDS phát hiện ra rằng "thời gian có quan hệ ổn định" với mỗi bạn tình chỉ là 1 năm rưỡi, và mỗi đồng tính nam có trung bình 8 đối tác tình dục mỗi năm[127] Đối với đồng tính nữ, nhiều người có quan hệ tình dục với cả nam giới. Tỷ lệ đồng tính nữ đã có hơn 50 bạn tình nam giới cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường.[113] Như vậy quan hệ giữa các cặp đồng tính kém bền vững hơn nhiều các cặp dị tính, trong khi số bạn tình lại nhiều hơn hẳn. Lý do được đưa ra là họ ít có ràng buộc, chẳng hạn như không có hôn thú và con cái, bên cạnh đó là do lối sống thích tìm kiếm nhiều bạn tình mới của họ. Trong nghiên cứu của Michael Pollack, ông thấy rằng "ít khi mối quan hệ đồng tính kéo dài hơn hai năm, nhiều đàn ông đồng tính cho biết họ đã có hàng trăm bạn tình"[128]

Đoạn 5

Các tổ chức ủng hộ đồng tính vẫn tuyên truyền rằng tình yêu đồng tính không có gì khác biệt so với tình yêu nam-nữ, tuy nhiên thực tế lại rất khác. Chính bản thân "văn hóa đồng tính" luôn thôi thúc người đồng tính liên tục tìm kiếm các bạn tình mới, thay vì tôn trọng chế độ một vợ một chồng như các cặp dị tính.[129] Andrew Sullivan, một tác giả nổi tiếng về đồng tính, cho biết các cặp đồng tính có các tiêu chuẩn đạo đức rất khác biệt so với thông thường. Một trong số đó là "sự tồn tại các bạn tình ngoài hôn nhân", họ luôn muốn tìm nhiều bạn tình riêng dù vẫn đang chung sống với nhau. Các cặp đồng tính không xem đó là hành vi ngoại tình mà lại coi đó là điều cần thiết trong lối sống của họ.

Đoạn 6:

Tuy nhiên, các nhà ủng hộ liệu pháp trị liệu thì cho rằng họ đã đạt thành công trong nhiều trường hợp. Theo báo cáo của Jeffrey Satinover, ông đạt được tỉ lệ 50-70% thành công trong việc thay đổi khuynh hướng tình dục từ đồng tính trở thành bình thường.[140] Các nghiên cứu tương tự đã khiến một số chuyên gia thừa nhận rằng khuynh hướng tình dục không phải là bất biến và việc thay đổi nó là có thể. Nhiều người đồng tính (dù không phải là tất cả) có thể thay đổi khuynh hướng tình dục của mình thông qua một loạt các nỗ lực tâm lý và tư vấn.[141] Báo cáo năm 2009 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng có đánh giá đột phá về trị liệu đối với khách hàng đồng tính muốn đấu tranh để vẫn trung thành với đức tin tôn giáo và không chấp nhận mình là đồng tính. Chủ tịch của Liên minh Công giáo quốc tế, Alan Chambers, mô tả bản thân mình là một người "đã vượt qua thu hút đồng tính không mong muốn", và ông bày tỏ sự hài lòng với phần này của báo cáo.[135]

Đoạn 7: Phân tích tổng hợp của Stacy và Biblarz (năm 2001) cho thấy rằng: các bà mẹ nuôi là đồng tính nữ có ảnh hưởng lớn, khiến con trai nuôi của họ trở nên nữ tính trong khi con gái nuôi thì lại trở nên nam tính. Họ báo cáo: "...các cô gái vị thành niên được nuôi bởi các bà mẹ đồng tính sẽ có tỷ lệ cao hơn về tình dục bừa bãi... nói cách khác, trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) được nuôi bởi nữ đồng tính có xu hướng đả phá các quan niệm giới tính truyền thống, trong khi trẻ em được nuôi bởi các bà mẹ thông thường sẽ có biểu hiện phù hợp với giới tính của mình". Một nghiên cứu năm 1996 bởi một nhà xã hội học Úc cho thấy: những đứa trẻ của các cặp vợ chồng bình thường là giỏi nhất, trong khi con nuôi của các cặp vợ chồng đồng tính lại học hành kém nhất, điều này đúng tại 9 trên 13 trường học được khảo sát.

Còn rất nhiều đoạn sai trái, lệch lạc, phản khoa học, trái ngược hoàn toàn với các công bố khoa học của các tổ chức Y tế, sức khỏe, nhân quyền nữa, phản ánh tư tưởng thiếu trung lập, kỳ thị nghiêm trọng của người biên soạn. Thêm luôn cả có 80 quốc gia đưa đồng tính vào Luật hình sự thành Tội phạm nữa nhé. Còn nữa nhưng cứ tạm thế đã. Chân trời Công lý (thảo luận) 08:35, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Viết thế ai đọc cho nổi, bài này mấy đoạn trích dài quá mức cho phép nên cần phải gọn lại, đi vào nội dung.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:05, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nguồn không đáng tin[sửa mã nguồn]

Yêu cầu bạn Chân trời Công lý cập nhật nguồn hàn lâm đối với cac đoạn có tính thông kê như : Có trên 44 nước chấp nhận cho hai người đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình..., nghĩa là có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác, trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng/trứng của một trong hai người. Sau 1 tuần kể từ lần thảo luận này, nếu không có nguồn nguồn hàn lâm kiểm chứng thì các nội dung đó sẽ được đưa trực tiếp ra khỏi bài mà không cần thảo luận. Cám ơn. Tuấn Út Thảo luận 17:00, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi có thêm ý kiến:
  • Theo quy định, cần 2 nguồn hàn lâm chứ không phải 1
  • Cần bổ sung 2 nguồn cho tất cả mọi thông tin đã nêu ở mục mâu thuẫn phía trên, vì hiện nay Chân trời Công lý đã lùi sửa nhưng hầu hết chẳng hề thấy nguồn hàn lâm nào

Thế một loạt các thông tin phản khoa học đưa ra trên (và ở nhiều bài khác) MiG đã tìm được 2 nguồn hàn lâm chưa để loại bỏ nó khỏi bài đây? Ở bài Nho giáo nữa, một loạt các đoạn Thandieu viết về quan điểm tôn giáo không hề có 2 nguồn hàn lâm. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:18, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thảo luận với TuanUt: Theo quan điểm của mình, không cần thiết phải cần nguồn hàn lâm cho thông tin này. Vì thông tin này đưa ra bởi Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iESS), bản thân viện này đã có chức năng nghiên cứu và cung cấp số liệu cho báo và đã được trích dẫn trong nguồn là báo Vnexpress, nên có thể tin tưởng được. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:10, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Căn cứ theo quy định về nguồn hàn lâm, Vnexpress không phải nguồn hàn lâm mà chúng ta cần bất kể nó dẫn lời của ai, thế thôi101.99.7.141 (thảo luận) 17:17, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vậy thì mời IP bổ sung 2 nguồn hàn lâm cho loạt thông tin vớ vẩn đưa ra trên đi, tôi thấy nó mâu thuẫn với toàn bộ các kết luận khoa học của các tổ chức lớn nhất như WHO, Hiệp hội tâm thần Mỹ, các tổ chức Nhân quyền quốc tế... và cũng không hề có trong Wiki tiếng Anh. MiG nhặt được ở bãi rác nào về cho vào vậy? Chân trời Công lý (thảo luận) 17:21, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi xin đưa ra thêm ví dụ để cho thấy cái gọi là "hàn lâm" và bản chất của con người này nó như thế nào. Đây là một đoạn bài Người chuyển giới do Thandieu123 cố tình thêm vào những nội dung này.

Những người chuyển giới đều chung số phận: Vĩnh viễn không thể có con, phải uống/tiêm thuốc kích thích tố nam hoặc nữ suốt đời, vẻ "mỹ miều" bên ngoài chỉ trụ được 5-10 năm, sau đó thân hình, da dẻ mau chóng già nua nhanh hơn nhiều so với người bình thường. Về đời sống tình dục cũng rất bất ổn do các bộ phận nhân tạo không thể có chức năng như bộ phận của người thường. Hiếm hoi lắm mới có một người chuyển giới tìm được hạnh phúc gia đình thực sự[18].

Do những hậu quả xấu về lâu dài, các bác sỹ khuyên rằng: dù mang tâm lý không chấp nhận giới tính bẩm sinh của mình thì con người cũng không nên can thiệp dao kéo vào giới tính của cơ thể, vì phẫu thuật chuyển giới để lại hệ lụy rất khó kiểm soát về sau, nhất là vấn đề tâm lý[18].

Nguồn [18] được dẫn cũng chỉ là một bài báo bình thường (không phải là của một cơ quan nghiên cứu nào cả): http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nhung-tiet-lo-soc-cua-bac-si-phau-thuat-chuyen-doi-gioi-tinh-a27183.html.

Đoạn đầu là trích từ phát biểu của ca sĩ Duy Nam, nhưng anh ta đã cắt phần viện dẫn ca sĩ Duy Nam đi và dám mạo muội viết như thể một kết quả khoa học chung của thế giới.

Đoạn thứ 2, bản thân nguồn cũng nói rõ đây là lời phát biểu của bác sĩ Vinh nào đó ở Việt Nam (là nước không hề có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật chuyển đổi giới tính), nhưng cách viết của anh này là cố tình lập lờ để đưa thành một thông tin khoa học chung. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:36, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC) Đoạn về ca sĩ chuyển giới Nong Poy, đây là nguyên văn nguồn:Trả lời

http://eva.vn/lam-dep/nong-poy-se-chet-truoc-tuoi-40-vi-chuyen-gioi-c58a175080.html

Tuy nhiên, Nong Poy cũng khiến tất cả khán giả bất ngờ khi chia sẻ rằng, khi chuyển giới tức là cô chấp nhận rút ngắn tuổi thọ của mình xuống khoảng 20 năm: “Tôi đã hạnh phúc và đang hạnh phúc với cuộc sống của chính mình. Bác sĩ nói rằng nếu tôi làm phẫu thuật, cái giá của tôi phải trả chính là việc có thể giảm tuổi thọ đến 20 tuổi. Tôi khó có thể sống ngoài 40 tuổi, và có thể chỉ còn hơn 10 năm nữa thôi. Nhưng điều đó không làm tôi suy nghĩ vì tôi đã được sống với chính mình và được yêu. Tôi sống không uổng kiếp làm người rồi”.

được viết thành:

Ca sĩ chuyển giới Nong Poy (Thái Lan) chia sẻ: khi chuyển giới tức là chấp nhận rút ngắn tuổi thọ xuống khoảng 20 năm, người chuyển giới khó có thể sống ngoài 40 tuổi[16]

Như vậy, ý tứ và tinh thần phát biểu của Nong Poy đã bị Thandieu bóp méo hoàn toàn. Bản thân bác sĩ cũng nói Nong Poy "có thể" giảm tuổi thọ chứ không phải là sự khẳng định rằng cứ đến 40 tuổi Nong Poy sẽ chết. Chưa kể đến câu "Tôi khó có thể sống ngoài 40 tuổi" được thay bằng một câu viết láo rằng "Người chuyển giới khó có thể sống ngoài 40 tuổi".

Đây là kiểu viết và biên soạn truyền thống được sử dụng của MiG/Thandieu ở tất cả các bài viết, rất vớ vẩn và lệch lạc, không chỉ ở chủ đề Giới tính. Những mâu thuẫn hay phát ngôn của người này thực ra là nhằm mục đích để tạo lùm xùm chứ bản thân người này không hề có bất cứ độ chính xác hay tin cậy nào trong việc dẫn các nguồn cũng như tôn trọng sự chính xác, khách quan của nguồn dẫn. Chân trời Công lý (thảo luận) 17:46, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin lỗi. Tôi không tranh luận với các bạn về nội dung nó như thế nào mà tôi cần ở đây là nguồn hàn lâm (1 cũng được) để xác minh.Các bạn có quyền yêu cầu nguồn hàn lâm cho những thông tin cần độ chính xác cao. Vấn đề tranh cãi của các bạn đã được nói đến rất nhiều và không đi đến đâu nên bây giờ không cần nói dông dài. Thanks Tuấn Út Thảo luận 17:59, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trao đổi thêm về vấn đề nguồn uy tín[sửa mã nguồn]

Tham khảo thêm các quy định cụ thể về Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy, mình thấy Vnexpress là một tờ báo chính thống, và theo đó, Wikipedia xếp vào thể loại Nguồn đáng tin cậy, không chỉ là nguồn hàn lâm. Như vậy, thông tin từ nguồn này đủ tư cách để có mặt trong bài viết. Tất nhiên, bất kỳ ai đều có thể nghi ngờ độ tin cậy từ bất kỳ một thông tin nào đó, kể cả việc nghi ngờ một nguồn hàn lâm. Bản thân nguồn hàn lâm phải là "có phản biện", đã qua thẩm định bởi các học giả như Wikipedia đã nói mới được coi là nguồn có độ tin cậy cao, chứ nếu là các sách, nghiên cứu nhưng không có phản biện, không có mức độ phổ quát hay ảnh hưởng trong thực tế thì cũng không có nhiều giá trị hay độ tin cậy, thậm chí trong đó có rất nhiều những sách, "nghiên cứu" phản khoa học, quan điểm cực đoan không được phổ biến giới khoa học công nhận, thì "tác hại" của nó còn nhiều hơn "tác dụng". Và cũng không có quy định cứng nhắc rằng việc sử dụng một nguồn hàn lâm thì sẽ có được số liệu chính xác hơn số liệu từ một cơ quan báo chí, mà nó phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, việc xem xét chắc chắn sẽ rất phức tạp và cần người có chuyên môn cao đánh giá. Khi nảy sinh nghi ngờ, cách tốt hơn là người đó không chỉ nói "tôi nghi ngờ" suông mà có thể chỉ ra một nguồn nào đó uy tín hơn chứa thông tin phủ nhận hoặc chỉ ra sự chưa chính xác của nguồn kia, như vậy sẽ có cơ sở để nhiều người tiếp tục tranh luận, phản biện, có thể sử dụng thêm những căn cứ khác (Wikipedia có hướng dẫn các tiêu chí đánh giá). Và khi đó, một thông tin tốt hơn có thể thay thế một thông tin không tốt bằng sẽ hay hơn nhiều việc loại bỏ một thông tin đã có nguồn chính thống mà không có cơ sở để nói rằng thông tin này thiếu tin cậy ở chỗ nào. Ví dụ, nếu ai đó cho rằng số liệu từ một nguồn chính thống nào đó là không chính xác, có thể đưa ra một nguồn nào đó có số liệu khác biệt, thì cùng xem xét sự uy tín của các nguồn dẫn để đưa ra quyết định nên cân nhắc chọn nguồn nào làm số liệu. Còn nếu không có nguồn nào uy tín hơn, cũng như chưa có cơ sở để kết luận nguồn kia là không uy tín, thì có lẽ cũng khó có cơ sở kết luận rằng nó không đủ tư cách xuất hiện trong bài.

Tôi muốn trao đổi cụ thể một chút để cho thấy nguồn hàn lâm và nguồn dẫn nói chung luôn được Wikipedia nhấn mạnh rằng phải được sử dụng một cách linh hoạt và theo từng ngữ cảnh cụ thể, chứ không thể được áp dụng một cách cứng nhắc cho mọi trường hợp, tránh trường hợp nó bị lợi dụng bởi người nào cố tình gây mâu thuẫn mà thực tế, không chỉ ra được sự thiếu uy tín của nguồn hiện tại. Tôi nói chung chứ không nói trường hợp cụ thể của bạn trên. Tôi cũng chưa có cơ sở để khẳng định cho con số 44 đó nhưng nếu bạn hay ai tìm được một nguồn uy tín hơn thì số liệu đó hoàn toàn có thể cập nhật và sẽ không có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh. Tôi không bao giờ bảo thủ hay cứng nhắc trong việc tiếp thu ý kiến một ai đó, nếu đó là hợp lý.

Ngoài ra, khi đọc kỹ những quy định của Wikipedia mình cũng thấy thêm được rất nhiều điều, chẳng hạn:

Các ấn phẩm hàn lâm và có phản biện được đánh giá cao và thường là các nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như lịch sử, y học, và khoa học. Tài liệu từ các nguồn không hàn lâm cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực này, đặc biệt nếu chúng là từ các ấn phẩm chính thống được kính trọng. Sự phù hợp của một nguồn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Khi có sự mâu thuẫn giữa các nguồn, các quan điểm của các nguồn này phải được trình bày rõ ràng trong bài.

hay:

Các khẳng định đặc biệt đòi hỏi các nguồn đặc biệt:

"Nếu có một số dấu hiệu đặc biệt sau, người soạn cần xem xét nguồn dẫn cho một khẳng định:

các khẳng định đáng ngạc nhiên hoặc có vẻ quan trọng nhưng không được các nguồn chính thống nói đến tin tức rằng ai đó nói một câu mà có vẻ không phù hợp với tính cách của người đó, hoặc câu nói đáng xấu hổ, gây tranh cãi, hoặc đi ngược lại một lợi ích mà người đó từng bảo vệ; các khẳng định mâu thuẫn với quan điểm phổ biến của cộng đồng có liên quan, hoặc có thể làm thay đổi lớn các quan niệm chính thống, đặc biệt trong khoa học, y học, lịch sử, chính trị, và tiểu sử người đang sống. Điều này đặc biệt đúng khi những người đề xuất có ý kiến rằng ở đây có âm mưu làm lãng quên chúng."

Trước kia, MiG đã đưa vào rất nhiều những "nghiên cứu" từ trên trời rơi xuống mà kết quả của nó mâu thuẫn với quan điểm phổ biến, làm thay đổi lớn các quan niệm chính thống (là các kết quả khoa học hiện đại), như vậy, những thông tin này cần phải yêu cầu những nguồn dẫn đặc biệt, có độ uy tín cao. Chân trời Công lý (thảo luận) 19:55, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa được công bố và nội dung của các đoạn bạn mới thêm vào là phiên bản mẫu thuẫn trước đó, nên bây giờ yêu cầu bạn thêm nguồn hàn lâm để chứng minh cho tính chính xác. Nói thêm: Nguồn Vnexpress là nguồn thứ cấp, có thể được tin cậy, tuy nhiên nó không phải là nguồn hàn lâm. Ngoài ra, đoạn/nội dung bạn mới thêm vào còn có chứa các nguồn thứ cấp khác như nguoiduatin, khoahoc.tv...Tuấn Út Thảo luận 00:12, ngày 9 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đề nghị dịch từ en.wiki[sửa mã nguồn]

Không thể chấp nhận trang wiki mang tính phát xít,bôi nhọ đồng tính,phản khoa học,đềnghị dịch nguyên bản từ trang wiki tiếng Anh để tránh gây tranh cãi,cấm các thành viên phát xít,thiếu trung lập,kỳthị

Hoàn toàn không thể chấp nhận được.Có nhiều thông tin ngụy tạo,bịa đặt,thiếu trung lập từ các tổ chức theo đạo cực đoan,phát xít,thiếu uy tín,phản khoa học nhằm bôi nhọ,hạ thấp,hãm hại người đồng tính,phá hoại hôn nhân đồng giới,sai lệch so với thực tế và xu hướng tiến bộ trên thế giới.Xin nhắc lại không có bất kỳ luận điểm khoa học uy tín nào phản đối người đồng tính và hôn nhân đồng giới cả,tất cả các tổ chức khoa học,xã hội uy tín đều ủng hộ hôn nhân đồng giới,90% khả năng hôn nhân đồng giới sẽ được hợp pháp hóa trên toàn nước Mỹ trong vài tháng tới (hiện HNDG đã được công nhận trên toàn nước Mỹ và hợp pháp hóa ở 37 bang),rào cản duy nhất chính là định kiến,sự kỳ thị và thiếu hiểu biết,thiếu công bằng,văn minh ở các nước kém phát triển như Việt Nam.

Đồng tính và hôn nhân đồng giới là vấn đề mang tính quốc tế được quan tâm nhiều nhất hiện nay.Người đồng tính là 1 trong những dân tộc xuất sắc nhất,được nhiều người yêu quý nhất nhưng cũng bị nhiều kẻ kỳ thị,hãm hại ,giống như người Do Thái trước đây vậy.Trang wiki tiếng Việt này bị 1 vài (mà hình như chỉ là 1) kẻ kỳ thị đồng tính lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người quản lý và của người Việt Nam nói chung post bài ngụy tạo,xuyên tạc,bôi nhọ,hạ thấp,phá hoại hôn nhân đồng giới từ các nguồn thiếu uy tín,theo đạo cực đoan,phát xít,thế lực thù địch,bị cả khoa học và công chúng phản đối.Tôi đề nghị xóa hẳn trang này đi và dịch nguyên bản từ trang tiếng Anh để khỏi gây tranh cãi,đây là trang đầy đủ nhất,trung lập,uy tín nhất và được cập nhật hàng ngày,có các mục quan trọng như hôn nhân đồng tính trong lịch sử,tiến trình công nhận HNĐG ở các nước...Hôn nhân đồng giới là vấn đề quốc tế,liên quan đến 700 triệu LGBT trên thế giới,không thể tùy tiện để 1 kẻ kỳ thị,phát xít chuyên google chém gió,không bằng cấp muốn viết gì thì viết nhằm hãm hại người đồng tính (hater's gonna hate),mà nguồn thì cũng đều lấy từ Mỹ,Anh,Úc trong khi các nước này có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới rất cao .Người VN quá thiếu hiểu biết,định kiến,thiếu văn minh,công bằng,bằng cấp ở VN ra nước ngoài chẳng có chút giá trị gì,vị thế và đóng góp của VN trên thế giới không bằng 1 phần mười người đồng tính.Các trang wiki về Hoa Kỳ,Trung Quốc,Nhật bản...cho đến sách,phim ...cũng đều dịch từ trang wiki tiếng Anh ra cả .Hoặc nếu chưa dịch ngay được từ trang wiki tiếng Anh thì đề nghị lùi về phiên bản lúc 16:04, ngày 2 tháng 3 năm 2015 .Đây là phiên bản đúng đắn nhất,khoa học nhất,thể hiện rõ nhất xu thế trên thế giới:

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%93ng_gi%E1%BB%9Bi&diff=20687331&oldid=20595154

http://en.wikipedia.org/wiki/Same-sex_marriage

Đây mà là ở Mỹ thì trang wiki này đã bị người đồng tính kiện đòi bồi thường danh dự và tổn thất tinh thần rôi và nó cũng sẽ bị công chúng tẩy chay.Tháng trước 1 cửa hàng bánh ngọt ở Mỹ từ chối làm bánh cưới cho 1 đám cưới đồng tính đã bị phạt 150 000 USD bồi thường vì tội kì thị trái pháp luật.

http://www.pinknews.co.uk/2015/02/03/bakery-will-pay-up-to-150000-for-discriminating-against-gay-couple/

http://littlegreenfootballs.com/page/311933_Sweet_Cakes_by_Melissas_Owners

Các bạn ủng hộ việc dịch trang wiki này nguyên bản từ tiếng Anh hãy để lại ý kiến bên dưới. 113.185.7.30 (thảo luận) 14:52, ngày 17 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, bạn cố gắng tôn trọng người khác bằng cách viết đúng chính tả (chèn dấu cách sau dấu câu) giùm cái.
Thứ hai, người đồng tính không phải là "một dân tộc" riêng biệt như người Do Thái.
Thứ ba, bạn cho rằng những người quản lý ở đây và người Việt nói chung thiếu hiểu biết, bằng cấp ở VN ra nước ngoài chẳng có chút giá trị gì, vị thế và đóng góp của VN trên thế giới không bằng một phần mười người đồng tính. Nói một cách cực đoan như vậy thì khó thuyết phục được các thành viên khác, trong đó có tôi.
Thứ tư, người đồng tính như bạn nói là những người ưu việt, tốt đẹp thậm chí hơn cả người bình thường. Tôi thấy điều này chẳng đúng với thực tế.
Tôi đoán bạn là chủ cái tài khoản đang bị cấm, giờ lại vào dùng IP. Nếu như cái anh chàng bạn nói trong bài cực đoan chống đối đồng tính thì bạn cũng bảo vệ đồng tính một cách quá mức bình thường. Tóm lại bạn cũng thiếu trung lập và tôi chẳng ủng hộ bạn đâu. Én bạc (thảo luận) 15:23, ngày 17 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đồng tính là 1 cộng đồng,1 thành phần thiểu số trong xã hội và tất cả các tổ chức khoa học,xã hội và nhân quyền lớn đều đang kêu gọi công nhận hôn nhân đồng tính và chống kỳ thị người đồng tính.

Bạn không thấy người đồng tính tốt đẹp hay tài giỏi vì bạn không biết gì về người đồng tính ,do đó bạn không có tư cách viết về người đồng tính.

Tôi bảo vệ sự văn minh,công bằng của xã hội,chống những kẻ kỳ thị cực đoan,phát xít,đó là việc cần thiết.Trang wiki này có thể bị kiện ra tòa vì tội bôi nhọ người khác.

113.185.5.203 (thảo luận) 10:04, ngày 20 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Lặp[sửa mã nguồn]

Bài viết bị lặp nhiều chỗ quá, người viết đã dịch từ wiki khác hoặc copy từ đâu đó về mà không chịu đọc xem thông tin đó đã có trong bài chưa. Tôi sẽ xóa bở những chỗ lặp và sắp xếp lại bố cụcRedstar45 (thảo luận) 13:51, ngày 23 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Những đoạn MiG soạn ở phần dưới đã bị toàn bộ cộng đồng thảo luận kêu ca rất nhiều về thái độ trung lập, làm sai lệch nguồn, chỉ đưa các thông tin không tiêu biểu cho quan điểm đa số, bố cục lộn xộn không hợp lý sẽ được rà soát, điều chỉnh, cơ cấu và viết lại trong thời gian tới đây.ILU (thảo luận) 04:01, ngày 24 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

@ILU: bạn đang bàn về MiG hay bàn về bài, nếu bàn về bài xin đi thẳng chỗ nào, đoạn này, còn bàn về MiG có thể tôi xóa những thảo luận kiểu này, nó làm loãng chủ đề. Tôi đang xem lại đoạn bạn mới thêm, có 1 số chỗ không có chú thích.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:35, ngày 24 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không biết tại sao có người lại khôi phục những đoạn lặp, tôi sẽ trích ra tại đây lý do các sửa đổi của tôi (những đoạn nào bị lặp nên phải xóa), để đó có thể xác minh dễ dàng:

"Từ cuối thế kỷ 19 đã có một phong trào trên phạm vi toàn cầu theo xu hướng tăng khả năng bộc lộ..." và "Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của Simon Levay, trên thực tế..." - 2 câu này không có nguồn.---> Đoạn này bên Wikipedia Tiếng Anh là câu tổng hợp và link tới các thuật ngữ, có một bài riêng nêu các sự kiện, và các sự kiện lịch sử LGBT cụ thể trên thế giới là minh chứng của xu hướng này.ILU (thảo luận) 02:47, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

"Một nghiên cứu lớn tiến hành trên 3.826 cặp sinh đôi cùng giới..." - Đoạn này lặp với đoạn "nguyên nhân" đã có ở dưới - Đoạn dưới bỏ đi được vì viết vặn nguồn, yếu tố gia đình quyết định.ILU (thảo luận) 02:47, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

"Chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các nhà khoa học về nguyên nhân tại sao hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục đặc biệt ở một người..." - Lặp với đoạn "các vấn đề tâm lý và lối sống" đã có ở dưới---> Thiên hướng tình dục đã được kết luận chủ yếu là do bẩm sinh, không ai lựa chọn được thiên hướng dị tính, đồng tính hay song tính, không phải là vấn đề "tâm lý lối sống".ILU (thảo luận) 02:47, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

"Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) - tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm thần học lớn nhất thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái..." - Lặp với đoạn "Nhận thực giới tính" đã có ở dưới --> Đoạn này sẽ được khai triển về lịch sử từ công nhận đến không công nhận của APA, WHO, những cơ sở nào về nghiên cứu khoa học nào để các tổ chức này có sự thay đổi và quyết định như vậy giống như bên Wiki Tiếng Anh. Mặt khác, ĐTLA hoàn toàn không liên quan đến vấn đề "nhận thực giới tính" (người đồng tính nhận thực giới tính hoàn toàn giống người dị tính), đừng hiểu sai bản chất mà dùng khái niệm này để phân biệt, nó là khái niệm "thiên hướng tình dục". ILU (thảo luận) 03:01, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cả 1 đoạn dài về kỳ thị - tôi chuyển xuống dưới nhập vào đoạn Kỳ thị trong mục "Thái độ xã hội", vì một bài không cần có 2 mục về cùng 1 vấn đề --> Nói là nhập xuống nhưng thực chất xóa sạch thông tin, ai cho phép.ILU (thảo luận) 02:25, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BB%93ng_t%C3%ADnh_luy%E1%BA%BFn_%C3%A1i&diff=20822999&oldid=20822193 - những đoạn này là bổ sung thêm thông tin (nhưng nay đã bị xóa mất). Bây giờ xin phép khôi phục lại nội dung cũRedstar45 (thảo luận) 12:14, ngày 24 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi không nói là nguồn sai hay dịch sai, tôi nói những đoạn này bị lặp với những đoạn khác trong bài. Một thông tin không nhắc lại 2 lần trong cùng 1 bài, Việc dọn dẹp về bố cục là cần thiết, thế thôi (ấy là chưa kể việc bạn xóa những đoạn tôi mới bổ sung thêm)Redstar45 (thảo luận) 02:58, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vậy thì xóa những chỗ nào đang viết sai đi, đâu có ai cấm. Tất cả những thứ MiG soạn không có bất cứ đoạn nào dùng làm tiêu chuẩn được hết.ILU (thảo luận) 03:03, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi không ở đây để mò xem nguồn nào đúng-sai, tôi chỉ thấy những đoạn nào bị lặp thì cần phải xóa để bài viết dễ đọc hơnRedstar45 (thảo luận) 03:07, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thế thì mời bạn ngâm cứu kỹ quy định của Wiki trước khi hồi sửa. Xóa những đoạn sai vị trí, viết sai nguồn chứ không ai xóa những đoạn viết đúng. Nếu bạn chưa rõ, tôi đã chỉ rõ cho bạn ở trên rồi đấy.ILU (thảo luận) 03:13, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Những đoạn kia tồn tại đã lâu, chẳng thấy ai bảo gì cả, còn những đoạn mà bạn bảo là "đúng" thì tôi lại thấy ở trên có hẳn một mục "tranh chấp" dẫn ra những đoạn đó sai ở đâu. Xin lỗi phải nói tôi tin tưởng những đoạn đã có từ trước hơn, hơn nữa chúng đã yên vị ở đúng mục của mình chứ không được nhồi nhét hết vào 1 đoạn, như thể 1 bài hùng biện để chứng minh quan điểm của ai đóRedstar45 (thảo luận) 03:22, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vậy bạn không để ý cái biển treo giữa và đọc thảo luận của các thành viên à? Đề nghị bạn không nên tiếp tục những hành động thiếu thiện chí, lùi sửa liên tục vi phạm 3RR được coi là một hành động phá hoại đấy.ILU (thảo luận) 03:29, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đọc đoạn tranh chấp thì tôi thấy các ý kiến nghi ngờ là có lý, nhiều đoạn hình như đã bị xóa từ trước (đoạn 44 nước) vì thông tin sai. Thôi, tóm lại là đợi trọng tài phân xử việc nàyRedstar45 (thảo luận) 03:37, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ hai bạn tạm nghỉ đóng góp đề tài này khoảng 2 tuần là cách giải quyết tốt nhất, để cho các thành viên khác kiểm chứng dần như tôi hay, DanGong (thảo luận · đóng góp) viết và kiểm chứng, sau đó 2 bạn hãy vào đóng góp, cứ như bây giờ, tôi thêm nguồn lại bị các bạn tranh chấp xóa mất kể cũng mệt, mà các bạn thêm toàn thiếu trung lập, cố phải tìm ý dìm hàng nhau mới chịu được, 2 bạn cũng quá rảnh rồi, thôi tìm bài khác viết đi.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:54, ngày 26 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu không tiếp tục thêm vào các nghiên cứu thiểu số không có giá trị, coi thường cộng đồng khi cộng đồng nhiều năm nay đã yêu cầu lược, sửa những nghiên cứu không có giá trị, quan điểm thiểu số.

Ví dụ, nghiên cứu của Mark Regnerus đã bị phản đối mạnh mẽ bởi các tổ chức chuyên môn khoa học, các nhà nghiên cứu, là nghiên cứu thiểu số không được công nhận rộng rãi, đã được các thành viên Wiki đồng thuận và Alphama thực hiện xóa bên bài Hôn nhân đồng giới, TK mới này lại dán trở lại bài này với đoạn khai triển dài tới 4 đoạn, coi thường mọi thảo luận và ý kiến của cộng đồng từ trước tới nay.

ILU (thảo luận) 04:40, ngày 27 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Viết lại các phần "Tâm lý học", "Nhân khẩu học", "Xã hội học"[sửa mã nguồn]

Các thành viên sẽ tham gia biên soạn lại 3 mục chính liên quan đến nghiên cứu khoa học về chủ đề này bởi nội dung cũ do biên soạn không chính xác, lộn xộn, thiếu trung lập và sai khoa học nghiêm trọng. Cơ cấu đề mục ở bài Tiếng Anh sẽ được dùng để tham khảo để đảm bảo tính khoa học. Những nghiên cứu được dẫn cho kết quả xấu về ĐTLA đang tồn tại trong bài thực chất là những nghiên cứu không có giá trị, không được công nhận trong giới khoa học và chủ yếu từ các tổ chức cá nhân chống đồng tính, là quan điểm thiểu số vì vậy có thể được gom và lược bỏ, viết ngắn gọn lại chỉ trong một đề mục. Trong này sẽ đăng chủ yếu các nghiên cứu, tuyên bố chính thức từ các Hiệp hội khoa học chuyên ngành lớn nhất thế giới như Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (137.000 nhà khoa học tâm lý), Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (36.000 bác sĩ tâm thần học), Tổ chức WHO, Hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ - ASA (13.000 nhà xã hội học)..., là các kết quả nghiên cứu uy tín chính thống được thế giới chính thức công nhận rộng rãi, như bên Wikipedia Tiếng Anh. Mời các thành viên cho ý kiến và giải pháp thêm.

Ví dụ cụ thể, ở bài Wiki Tiếng Anh, yếu tố "môi trường" tác động tới việc hình thành thiên hướng tình dục chủ yếu là "môi trường nội tiết tố", là các hormone trước khi sinh trong cơ thể người mẹ mà đứa trẻ tiếp xúc trong quá trình lớn lên của thai nhi chứ không phải môi trường xã hội, gia đình hay giáo dục (được link tới một bài riêng cụ thể). Còn trong tiếng Việt, MiG viết thành "Môi trường sống và sự dạy dỗ" (!!!), rồi khai triển thành các đề mục con: "yếu tố gia đình", "chấn thương tâm lý", "ảnh hưởng văn hóa xã hội..." làm các đề mục nguyên nhân chính hình thành thiên hướng tình dục là hoàn toàn phản khoa học và sai lầm cơ bản. Ai chưa cần tìm hiểu sâu, chỉ cần liên đới tới một ví dụ nhỏ: Một gia đình hai cha mẹ đều là dị tính, có 2 đứa con, cùng chung sự dạy dỗ, một đứa có thiên hướng tình dục đồng tính đứa kia dị tính là thấy ngay sự "phản khoa học" này. Hai đứa trẻ song sinh cùng trứng (cùng kiểu gen), chung sự dạy dỗ gia đình, một đứa đồng tính và một đứa dị tính, thì chính "môi trường hormone" bào thai mà hai đứa trẻ tuy song sinh nhưng vẫn có sự tiếp xúc độc lập trong bụng mẹ, là nguyên nhân giải thích điều này. Người viết ban đầu đã không căn cứ vào các kết luận khoa học chính thống mà dựa vào sự suy diễn, ý kiến cá nhân cộng với sự không am hiểu nên đã làm đoạn viết này sai hẳn về cơ cấu lẫn nội dung.

Tất cả các đề mục khác (như "nỗ lực thay đổi thiên hướng tình dục", "người đồng tính nuôi dạy con", "sức khỏe"... Bài tiếng Anh đều dẫn quan điểm của các tổ chức khoa học chính thống và cũng là kiến thức chung được công nhận trong toàn ngành trái ngược hoàn toàn với những nội dung nghiên cứu cá nhân không uy tín, không có giá trị nêu trong bài.

Đó là lý do phải viết lại toàn bộ. ILU (thảo luận) 04:32, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu MiG không lập nhiều tài khoản rối phá hoại, bút chiến tại bài viết. Hiện tại Wikipedia đã cấm vĩnh viễn MiG29VN, các tài khoản rối và hàng chục IP rối. Có một trang riêng để kiểm duyệt và ngăn chặn các tài khoản của MiG29VN.

https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Sockpuppet_investigations/MiG29VN/Archive

Các tài khoản rối Chimtuhu và Thienhung1 MiG vừa lập để phá hoại tương tự ở Wiki Tiếng Việt đã bị Wikipedia Tiếng Anh cấm:

http://en.wikipedia.org/wiki/User:Chimtuhu
http://en.wikipedia.org/wiki/User:Thienhung1

Yêu cầu các tài khoản này không phá hoại, xóa các đoạn viết ở bài viết này. Hanoicuatoi (thảo luận) 09:22, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bionaco [1] lại là một tài khoản rối tiếp tục thứ 16 của MiG vừa lập để hỗ trợ Thienhung1 bút chiến bài viết, phá hoại tại các bài đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng giới và Thảm sát Huế Tết Mậu Thân nhằm lách vi phạm 3RR.

Hanoicuatoi (thảo luận) 09:48, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phần mở đầu của bài viết và mục Tự nhiên học ở bên dưới có một phần trùng lặp[sửa mã nguồn]

Đoạn viết về tình dục đồng giới ở động vật trong phần mở đầu đã được nói ở mục Tự nhiên học ở bên dưới nên tôi đã xoá và chuyển hết xuống mục Tự nhiên học ở bên dưới. Hanoicuatoi đã xoá mất xửa đổi của tôi và thay bằng phiên bản cũ trước đó. YufiYidoh (thảo luận) 13:04, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Về bài này, bạn có thể vào đây để yêu cầu BQV đưa bài viết về phiên bản của bạn (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:TuanUt) - có khi BQV này nghĩ bạn là tài khoản rối của tôi nên không chịu lùi về dù tôi đã đề nghị, chỉ cần bạn lên tiếng bạn không phải TK rối (nếu cần BQV có thể kiểm định IP) thì tôi nghĩ là OK thôiBionaco (thảo luận) 13:11, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

YufiYidoh cũng là một con rối mới lập của MiG, giả vờ hồi sửa thêm chút nhưng thực ra nhằm mục đích ngụy trang, tạo "tấm chắn" che cho hồi sửa phá hoại của Chimtuhu và Restar45 (Restar45 đã bị cấm ở Wiki Tiếng Việt và Chimtuhu đã bị Wikipedia Tiếng Anh cấm là tài khoản rối của MiG29VN, xem tại đây http://en.wikipedia.org/wiki/User:Chimtuhu http://en.wikipedia.org/wiki/User:Thienhung1

Bằng chứng là YufiYidoh là tài khoản mới lập đã sửa một số chỗ ở đoạn đồng tính luyến ái động vật (tự nhiên học) giống với của Restar45 (một tài khoản rối phá hoại khác của MiG vừa bị TuanUt cấm trước đó) với những hồi sửa phản khoa học, sửa cho nội dung sai trái với những đoạn khoa học về ĐTLA động vật của các thành viên khác viết trước đó.

Nhắc lại là cho tới nay đã có 13 tài khoản rối của MiG đã bị khóa (chỉ trong 3 tháng từ tháng 2/2015 đến nay) và hiện tại có thêm 4 tài khoản rối nữa đang hành xử tương tự.

Một lần nữa yêu cầu MiG29VN không sử dụng các TK rối để tham gia các bài viết về chủ đề giới tính, chính trị và tôn giáo bởi lịch sử bóp méo tính nguyên vẹn của thông tin và tính trung lập thông tin của nó. Hanoicuatoi (thảo luận) 13:30, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ôi dào, nếu cần, tôi sẵn sàng yêu cầu BQV kiểm định IP với YufiYidoh ngay bây giờBionaco (thảo luận) 13:24, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xem danh sách vài chục IP rối của MiG bị chặn bên Wiki Tiếng Anh nhé:

https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Sockpuppet_investigations/MiG29VN/Archive

Hàng loạt IP rối của MiG29VN sử dụng để bút chiến với các thành viên Wikipedia Tiếng Anh sau khi bị khóa đã bị cấm:

https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User%3A113.190.46.130
https://en.wikipedia.org/wiki/User_talk:113.190.46.134
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User:113.23.40.65
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User:27.72.47.230
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User:1.55.244.180
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User:27.72.39.17
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User%3A27.72.40.71
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Log/block&page=User:1.55.244.204

...

Ở Wiki Tiếng Việt là 13 tài khoản rối phá hoại cấm vĩnh viễn vẫn còn mọc được (ít nhất) 5 cái ngay tức khắc (chimtuhu, thientu1, thienhung1, Bionaco, YufiYidoh...) để vào bút chiến phá hoại các nội dung. Con người này chắc không còn chút lòng tự trọng nào nữa đâu mà kiểm định và kiểm định hay cấm có vẻ cũng vô nghĩa. Hanoicuatoi (thảo luận) 13:30, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã nhắn tin cho Hanoicuatoi hỏi lý do bạn xoá hết sửa đổi của tôi và thay bằng phiên bản cũ trước khi tôi sửa và tôi còn viết ra ở trang thảo luận của bài viết để chắc chắn là bạn có thể nhận được thắc mắc của tôi. Bây giờ tôi có thể biết chắc chắn là bạn đã nhận được nó, bạn không trả lời nhưng tôi đã rõ lý do. Lúc này có nói là nói với bạn tôi không phải là "MiG29VN" thì bạn cũng sẽ không tin và cho tôi đang cố gắng che giấu nên tôi sẽ không bàn gì về việc đó nữa. Ban đầu lại tưởng là bạn phục hồi bài viết về phiên bản cũ vì cho rằng tôi vào xoá linh tinh để nghịch nên tôi mới giải thích lý do tôi xoá đoạn viết về tình dục đồng giới ở động vật ở phần mở đầu bài viết. Như trên tôi đã nói tôi vì nó trùng lặp với mục Tự nhiên học ở bên dưới và chuyển những câu chưa có xuống phần bên dưới. Ngoài ra tôi không thêm bớt thông tin gì về tình dục đồng giới ở động vật, bạn và những người khác muốn nói gì về chuyện tình dục trong thế giới động vật chưa phải là mối bận tâm của tôi, tôi không tranh luận gì về điều đó. Phần tôi thêm vào là một số tên gọi chỉ người đồng tình, tôi muốn phục hồi lại đoạn này, nó không chưa quan điểm nào gây tranh cãi. YufiYidoh (thảo luận) 13:58, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thảo luận ở đây sẽ không tới đâu, bạn nên vào thẳng đây (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:TuanUt) để pânr ánh với BQV, tôi tin đề nghị của bạn sẽ được chấp nhận thôi lùi bài về bản cũ (Bản vào 01:41, ngày 4 tháng 4 năm 2015)Bionaco (thảo luận) 14:10, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phiên bản cũ là phiên bản phá hoại của Chimtuhu và Restar45, hai tài khoản rối đã được xác định chắc chắn của MiG. Còn bạn thêm vào phần tên gọi "pede" để nhằm mục đích gì? Có thông tin gì hữu ích cho người đọc, và khi nó đã có ở phần dưới (đoạn này chứa nhiều câu cũng không phù hợp vì là tên sử dụng ở tiếng Việt, không phải ngôn ngữ chung trên thế giới). Nên nhớ đây là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Pháp mang tính miệt thị và chỉ được sử dụng ở Việt Nam cho người chuyển giới, chứ không phải người đồng tính. 3 tên gọi được sử dụng phổ biến và chính thống nhất trên thế giới, trong các tài liệu khoa học, trong phát biểu của các tổ chức là "homosexuality", "gay" và "lesbian".

Ngoài ra, lịch sử hồi sửa của bạn ở các bài Thảm sát Tết Mậu Thân Huế, sự kiện tết Mậu Thân, lịch sử vi phạm 3RR (nêu trong trang thảo luận) đã quá đủ để cho biết bạn là ai. Hanoicuatoi (thảo luận) 14:08, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hanoicuatoi hãy bàn luôn về nội dung bài viết và dừng việc cố gắng soi mói để chứng minh với tôi rằng tôi là "MiG29VN". Chẳng lẽ bạn mong nếu tôi đúng là "MiG29VN" thì tôi sẽ nói bạn với bạn "Tuyệt vời, đúng rồi đấy"? Tôi sẽ chẳng giải thích thêm với bạn về những cái "chứng cớ" vừa bạn trưng ra là đúng hay sai gì nữa đâu. Lúc đầu cứ nghĩ bạn hiểu lầm nên mới giải thích, bây giờ xem ra càng giải thích bạn lại càng không muốn tin.

Trở lại với bài viết, "bê-đê" tiếng Pháp là "pédé" (không phải "pede"), nó được dùng để chỉ người đồng tính luyến ái nam chứ không phải chỉ dùng cho người chuyển giới. Tiếng Việt khi vay mượn từ này cũng dùng với nghĩa như vậy. Đây là Wikipedia tiếng Việt thì việc thêm vào những tên gọi được dùng trong tiếng Việt không có gì là sai. Trong tiếng Việt gọi người đồng tính luyến ái nam là "gay", giống như "bê-đê" nó thường mang ý coi thường, báo chí thường tránh dùng từ này và gọi những người đồng tính luyến ái nam là "người đồng tính nam". Bản thân người đồng tính luyến ái nam ở Việt Nam cũng không thích người khác gọi mình là "gay". YufiYidoh (thảo luận) 14:56, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ Tiếng Việt Thì liên quan gì tới bài này? Bó tay.

Ngay cả trong thuật ngữ tiếng Việt, ở các phương tiện truyền thông chính thống cũng sử dụng "người đồng tính" là thuật ngữ phổ biến nhất và gần như duy nhất để dịch cho cụm từ "homosexuality" hay "gay" chỉ người đồng tính, gần như hoàn toàn không sử dụng từ "pê đê" trong báo chí, truyền thông chính thống. Lý do là từ pê-đê là từ mang nghĩa miệt thị, coi thường, thiếu nghiêm túc, chỉ được sử dụng rất hẹp trong một số ngữ cảnh mang tính kỳ thị ở văn nói Tiếng Việt chứ không phải văn viết, chưa nói đến phạm vi thế giới. Hanoicuatoi (thảo luận) 15:06, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xấu tốt gì thì từ đó vẫn đang được không ít người dùng để chỉ đồng tính luyến ái nam, bạn không làm cho nó biết mất được, không cấm người khác dùng nó được. Đây là trang thảo luận của bài viết Đồng tính luyến ái trên Wikipedia tiếng Việt, không phải Wikipedia tiếng Anh, càng không phải là Wikipedia Việt Nam. Wikipedia là bách khoa toàn thư hoạt động theo nguyên tắc trung lập, không kiểm duyệt, khi liệt kê ra các từ ngữ dùng chỉ người đồng tính luyến ái trong tiếng Việt không thể không nhắc đến từ "bê đê", mỗi độc giả của Wikipedia khi đọc sẽ có cảm nhận riêng của mình, không thể bắt họ phải nghĩ thế nào được.

"Gay" cùng với "bê đê" trong tiếng Việt đều mang nghĩa coi thường, chẳng có từ nào là lịch sự, mang tính trung lập, không tôn vinh cũng không chê bai, người đồng tính luyến ái nam chẳng thích thú gì khi nghe ai gọi mình là "gay". Chính vì hai từ "bê đê" và "gay" có sắc thái như vậy nên tuy báo chí Việt Nam đều có dùng đến hai từ này nhưng phạm vi sử dụng đều rất hạn chế. Xem một bài báo có dùng đến từ "bê đê": http://phunu.nld.com.vn/blog/di-xem-be-de-tui-bay-oi-20141210145310376.htm Nếu xét kỹ ra thì cách gọi "người đồng tính" là không ổn vì theo nghĩa của từng chữ thì "đồng tính" là cùng một giới tính, giới tính giống nhau, đàn ông với nhau, phụ nữ với nhau ai mà chẳng "đồng tính" (cùng chung một giới tính). YufiYidoh (thảo luận) 15:39, ngày 15 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi có đọc qua bài tranh cãi dài dòng của 2 bạn trên từ xóa bài cho đến tranh cãi đến từ ngữ! Thôi thì tôi có ý kiến thế này, cứ dùng từ ngữ thuần Việt mà gọi là "người đồng tính" đừng gọi tiếng lóng "pédé" trong tiếng Pháp hay từ "Gay" trong tiếng Anh gì cả! Cơ bản đưa tiếng lóng vào văn bản cụ thể cũng cho thấy được sự thiếu tôn trong đối với người đọc rồi, đó là chưa nói đụng chạm kì thị này nọ ! Bạn YufiYidoh nếu cảm thấy cùng nghĩa với cách hiểu là những người cùng giới tính với nhau thì chuyện đó là chuyện hết sức bình thường vì từ ngữ tiếng Việt đồng âm đồng nghĩa khá nhiều, nhưng quan trong ở đây khi nhắc đến cụm từ "người đồng tính" ắt hẳn ai cũng hiểu theo đúng cái nghĩa cần hiểu đó là "đồng tính luyến ái", vừa tế nhị lại dễ nắm bắt hơn từ lóng từ ngoại nhiều. Đừng cố tranh cãi như đứa trẻ như thế, đọc rất bất bình !Ngmonsterian (thảo luận) 20:27, ngày 26 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nếu bạn xem hết đoạn thảo luận ở phía trên và tìm hiểu xem bài này đã được mọi người sửa đổi ra sao thì bạn sẽ nhận ra ban đầu tôi chỉ giải thích cho Hanoicuatoi lý do tôi xoá một đoạn trong bài viết để thành viên này khỏi hiểu nhầm nhưng qua những gì Hanoicuatoi viết sau đó thì hoá ra Hanoicuatoi cho rằng tôi là "MiG29VN" nên nhất quyết huỷ sửa đổi của tôi. Hanoicuatoi không có thẩm quyền xác định xem ai là ai, Hanoicuatoi có thể nghi ngờ tôi hay ai khác là "MiG29VN" nhưng chừng nào chưa thể khẳng định chắc chắn tài khoản nào đó có phải là của "MiG29VN" hay không thì Hanoicuatoi không thể xoá sạch sửa đổi của người khác chỉ vì mỗi lý do người đó bị Hanoicuatoi cho là "MiG29VN". Sau khi tôi đề nghị Hanoicuatoi hãy thảo luận về nội dung của bài viết này thì Hanoicuatoi mới dừng lại việc kể ra "bằng chứng" chứng tỏ tôi là "MiG29VN" nhưng có vẻ như Hanoicuatoi quan tâm tới việc chứng minh tôi là "MiG29VN" hơn là tìm cách cải thiện chất lượng bài viết. YufiYidoh (thảo luận) 09:02, ngày 7 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ "người đồng tính" thực ra là viết tắt của "người đồng tính luyến ái", nghĩa là "yêu người cùng giới tính", chứ không phải "cùng giới tính sinh học" như cách dịch của bạn. Chân trời Công lý (thảo luận) 05:56, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi biết "đồng tính luyến ái" dịch sát nghĩa từng chữ là "yêu người cùng giới tính" và tôi cũng biết "đồng tính luyến ái" thường được gọi tắt là "đồng tính". Khi sửa bài này tôi vốn đã định thêm thông tin này vào bài nhưng rồi lại thôi. Khi đã muốn bắt bẻ chữ nghĩa để làm khó nhua thì không chỉ từ "gay", từ "bê đê", mà ngay cả từ "đồng tính" cũng có vấn đề, như tôi đã viết ở trên xét theo nghĩa từng chữ thì cho dù khuynh hướng tình dục ra sao thì nam với nam, nữ với nữ ai cũng đương nhiên là "đồng tính".

Wikipedia là bách khoa toàn thư không phải là cẩm nang đạo đức dạy cách đối nhân xử thế hay sổ tay viết văn, mọi thứ cần phải được trình bày như nó vốn có trong thực tế, cho nên không thể vì bản thân mình cho rằng một từ nào đó mang nghĩa xấu mà loại bỏ một tên gọi phổ biến của một sự vật, hiện tượng nào đó trong bài viết về nó trên Wikipedia, lờ nó đi coi như không biết. Hãy để cho độc giả đọc và nghĩ theo cách của họ, đừng bắt họ phải suy nghĩ về mọi thứ theo cùng một cách với mình. YufiYidoh (thảo luận) 09:58, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 26 tháng 4 năm 2015[sửa mã nguồn]

1. Câu: "Theo báo cáo của Jeffrey Satinover, ông đạt được tỉ lệ 50-70% thành công trong việc thay đổi khuynh hướng tình dục từ đồng tính trở thành bình thường." 2. Sửa lại thành "....từ đồng tính trở thành dị tính" chứ không phải là "bình thường". 3. Lý do đồng tính không phải bệnh, là một xu hướng tính dục tự nhiên nên không có chuyện "trở lại bình thường" mà phải trở thành xu hướng tính dục nào đó khác, trong trường hợp này là dị tính Ngmonsterian (thảo luận) 19:57, ngày 26 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Các nghiên cứu cá nhân, thiểu số[sửa mã nguồn]

Bài viết này mâu thuẫn bất đồng lớn ở nội dung nghiên cứu, mọi nghiên cứu của cá nhân, đặc biệt là các nghiên cứu cho kết quả thiểu số trái ngược với kết quả nghiên cứu chính thống của các tổ chức y tế chuyên nghiệp lớn nhất yêu cầu đưa vào thảo luận để kiểm tra nguồn và đạt được đồng thuận mới đưa vào bài.ILU (thảo luận) 03:14, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Một lần nữa, yêu cầu tài khoản mới của MiG29VN không tiếp tục bút chiến và tôn trọng cộng đồng:

  • Không dán lại các đoạn đã được lược bỏ trong lịch sử, ở cả bài hôn nhân đồng giới và một số bài khác.
  • Không tiếp tục đưa thêm các nghiên cứu thiểu số không có giá trị, không được chứng minh độ uy tín, được công nhận kết quả trong ngành, trái ngược với quan điểm khoa học chính thống bởi đây là nguyên nhân gây ra bất đồng kéo dài nhiều năm nay, chưa giải quyết xong.

Tôi có thể chỉ ra được Conmuahe chính là tài khoản và IP rối của MiG29VN vì đoạn đưa vào chứa các nội dung giống hệt nội dung cũ đã bị lược bỏ, như nghiên cứu Mark Regnerus, được MiG29VN dán lại không sai một chữ.ILU (thảo luận) 16:37, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC) ILU (thảo luận) 16:34, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia là nơi đăng những thông tin từ những nguồn kiểm chứng được, không phải là nơi xét đoán xem nghiên cứu đó là "chính thống hay không chính thống, thiểu số hay đa số", và thực tế là bạn cũng chẳng có tư cách chuyên môn để xét đoán về điều này. Do vậy bạn nên tuân thủ quy định không xóa thông tin có nguồnConmuahe (thảo luận) 16:40, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi không giải thích lại những gì đã nói mòn lưỡi về nghiên cứu thiểu số không có giá trị, đặc biệt là ở bài này, với một kẻ thừa hiểu rõ nhưng cố tình bất chấp mọi quy định lẫn quy tắc ứng xử với cộng đồng.

Đọc lại một số quy định của Wikipedia:

Bài viết cần trình bày tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, và nên trình bày tỷ lệ với mức độ nổi trội của mỗi quan điểm. Đây là một đánh giá quan trọng: Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số. Ví dụ, bài về Trái Đất không nhắc đến các ủng hộ thời hiện đại cho khái niệm Trái đất phẳng, một quan điểm của một nhóm rõ ràng là thiểu số.

Các quan điểm thiểu số có thể nhận được sự chú trọng nhiều hơn tại các trang dành riêng cho chúng. Nhưng tại các trang đó, tuy có thể miêu tả quan điểm thiểu số đó một cách chi tiết, nhưng bài viết phải nhắc đến các quan điểm đa số một cách thích hợp tại những điểm có liên quan, và bài viết không được thể hiện cố gắng viết lại nội dung của quan điểm đa số chỉ hoàn toàn từ góc nhìn của quan điểm thiểu số.ILU (thảo luận) 17:07, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ở Wikipedia Tiếng Anh trong bài này, không có bất cứ một nghiên cứu thiểu số vô giá trị nào được nhắc tới và khai triển như cách MiG29VN tùy tiện dù cộng đồng đã nhiều lần cảnh báo, chưa kể tới chỉ là lời phát biểu quan điểm (nghiêm trọng) của ông này ông kia (tôn giáo cực đoan chống đồng tính) cũng khai triển thành những đoạn dài. Bài viết chuẩn chỉ nêu các quan điểm đa số của các hiệp hội khoa học lớn nhất thế giới, bởi một tuyên bố kết luận khoa học của một tổ chức y tế chuyên nghiệp như Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, Hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ đã là tiếng nói của cả trăm ngàn nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đứng ở lập trường khách quan (không phải tôn giáo), những kết luận khoa học được tuyên bố là kết quả của rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng và đã trải qua quá trình phản biện giữa các nhà khoa học trước khi công bố. Do đó, đây là những quan điểm chính thống được công nhận trên toàn thế giới và tồn tại chủ yếu trong bài, các quan điểm thiểu số được chọn lọc rất kỹ càng và thường chỉ thỉnh thoảng điểm qua một vài dòng nhỏ bên cạnh quan điểm chính thống.

ILU (thảo luận) 16:50, ngày 16 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bố cục[sửa mã nguồn]

Tôi thấy cần đưa mục kỳ thị xuống thái độ XH, cơ sở khoa học nhập vào đoạn tâm lý học, lịch sử đưa lên đầu tiên, thế mới mạch lạc và giúp người mới đọc dễ theo dõi. Có những đoạn cùng nói về 1 vấn đề nhưng tự dưng bị cắt nhỏ ra, mỗi chỗ 1 ít rất khó đọc. Tôi thấy lộ cộ nên mới lập tài khoản này giúp bài viết có cấu trúc dễ đọc và tổng quan hơn với những người mới tìm hiểu (nếu không họ thấy khó đọc thì sẽ thoát ra không đọc nữa, thế là công sức viết bài phổ biến kiến thức về LGBT trở nên công cốc), làm ơn không cắt ra như cũVNLGBT (thảo luận) 04:12, ngày 4 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có 1 đoạn khá quan trọng của Langstrom, đoạn này mình nghĩ sẽ có nhiều người nghi ngờ nên đã dẫn hẳn câu đó từ nguồn và dịch sát từng chữ để đảm bảo độ xác tín của thông tin (cả 1 nghiên cứu ai mà đủ kiên trì ngồi tra xem câu đó ở đâu). Bạn TyVN có thể tự dịch đoạn trích đó và mình đảm bảo nội dung được dịch ra không khác gì mình dịch, vậy bạn làm ơn không xóa đi nhéVNLGBT (thảo luận) 10:37, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đoạn này được tổng hợp từ cả 2 nguồn dẫn chứ không phải một, nguồn sau chi tiết hơn nguồn trước. Ngoài ra, việc bạn dẫn chiếu sang các thuật ngữ " môi trường sống riêng của cá nhân là sai hoàn toàn bản chất. Thật ngữ "môi trường" ở đây chủ yếu là môi trường nội sinh học, nghĩa là môi trường tử cung của người mẹ, nơi mà thai nhi tiếp xúc với các hoormon khác nhau trước khi ra đời chứ không phải "môi trường sống".

Bên Wiki Tiếng Anh cũng có câu dịch ở ngay đầu bài cho thấy sáng tỏ hơn nội dung kết quả. TyVN (thảo luận) 13:30, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)\Trả lời

Đề nghị VNLGBT không tự ý lùi sửa sai bản chất khi chưa đồng thuận với tôi.Phungutdoan (thảo luận) 10:32, ngày 3 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảnh báo Saruman[sửa mã nguồn]

Tôi cảnh báo các tài khoản rối của Saruman tiếp tục nhặt nhạnh, nhồi nhét thêm vào bài những nghiên cứu rác không phổ biến, không có giá trị và không được đồng thuận bởi các tổ chức khoa học. Bài viết này vốn đã bị bành trướng bởi quá nhiều các POV kiểu này để đẫn lái, làm biến tướng và sai lệch các kiến thức chính thống của khoa học về LGBT. Việc làm này vi phạm nguyên tắc của Wikipedia về tần số xuất hiện của quan điểm thiểu số, và nguyên tắc không đăng các thông tin quan trọng từ các nguồn có tiếng tiêu cực. Nếu việc này tiếp tục bị lạm dụng, tôi sẽ tiến hành treo biển thiếu trung lập, thiếu tầm nhìn đối với các đoạn bị biến tướng hoặc phân tách riêng làm 2 mục "Sự đồng thuận của khoa học" và "các nghiên cứu nhỏ lẻ" khác cho tất cả các mục liên quan đến nghiên cứu.Phucuongdt (thảo luận) 16:14, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn dịch wiki Anh, tôi cũng đang làm vậy. Đừng đem tiêu chuẩn kép ra chứThanhphongbang (thảo luận) 16:23, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Với những nghiên cứu quá nhỏ, ở Wiki En chỉ viết một dòng chứ không được phép khai triển thành một đoạn dài, để gây nhầm lẫn rằng nó là nghiên cứu đáng được chú ý. Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu Saruman đưa vào đang tồn tại khai triển trong bài thực chất là các rác, không có giá trị trong giới khoa học, không được ai đồng thuận nên không hề có trong Wikipedia English

Những đoạn đang tồn tại như "Tâm sinh lý và lối sống", "Quan hệ tình cảm", "Khả năng thay đổi"... được Saruman nhào nặn, lắp ghép, dẫn lái nghiêm trọng bằng các nguồn POV, không phải kết quả của giới khoa học chính thống và kiến thức nhân loại về người đồng tính một cách rất bậy bạ và tùy tiện, gây nguy hiểm khi mọi người tham khảo nội dung.18:10, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)

Phucuongdt (thảo luận) 18:02, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Các bạn không cần buộc tội nhau. Cứ từ từ thảo luận đồng thuận xong hãy đưa vào. Thái Nhi (thảo luận) 18:29, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết chưa hề có bút chiến, bằng chứng là những hồi sửa gần nhất của Thanhphongbang không có tranh chấp cho các đoạn mới bổ sung, các tài khoản vẫn đang đóng góp xây dựng bài có sử dụng các nguồn từ Wikipedia Tiếng Anh, và do các nguồn trung lập nên vẫn chấp nhận các hồi sửa của nhau. Do đó, không có lý do để khóa bài viết dài hạn. Đề nghị Thái Nhi mở khóa để bài viết tiếp tục hoàn thiện.Phucuongdt (thảo luận) 18:48, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thanhphongbang hãy cho ý kiến, bạn có tranh chấp gì các đoạn bạn và tôi vừa đưa vào không (được dịch từ Wikipedia Tiếng Anh) để BQV Thái Nhi được rõ.Phucuongdt (thảo luận) 19:08, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

  1. ^ doi:10.1007/s10508-008-9386-1
    Hoàn thành chú thích này
  2. ^ “Homosexual Behavior Largely Shaped By Genetics And Random Environmental Factors”. ScienceDaily. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ a b “Just the Facts About Sexual Orientation & Youth: A Primer for Principals, Educators and School Personnel”. American Academy of Pediatrics, American Counseling Association, American Association of School Administrators, American Federation of Teachers, American Psychological Association, American School Health Association, The Interfaith Alliance, National Association of School Psychologists, National Association of Social Workers. 1999. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “Những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính”. Thanh Niên Online. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ Cận cảnh đề xuất “mở” cho hôn nhân đồng giới
  6. ^ [Sự 'cổ hủ' của châu Á với hôn nhân đồng tính http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/su-co-hu-cua-chau-a-voi-hon-nhan-dong-tinh-2307366.html]
  7. ^ "New Benefits for Same-Sex Couples May Be Hard to Implement Abroad". ABC News. ngày 22 tháng 6 năm 2009. 2009 (2009), published by The International Lesbian Gay Bisexual Trans and Intersex Association.
  8. ^ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị công nhận hôn nhân đồng giới
  9. ^ Science Daily: Same-Sex Behavior Seen In Nearly All Animals
  10. ^ 1,500 animal species practice homosexuality. The Medical News, ngày 23 tháng 10 năm 2006
  11. ^ Sommer, Volker & Paul L. Vasey (2006), Homosexual Behaviour in Animals, An Evolutionary Perspective. Cambridge University Press, Cambridge. ISBN 0-521-86446-1
  12. ^ (Bagemihl 1999)
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Biological Exuberance: Animal
  14. ^ 11 loài động vật có hành vi quan hệ đồng tính
  15. ^ Sốc với những mối quan hệ đồng tính trong tự nhiên
  16. ^ Levay, Simon (1996). Queer Science: The Use and Abuse of Research into Homosexuality. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. tr. 207.
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên levay
  18. ^ Animal Homosexuality: A Biosocial Perspective By Aldo Poiani, A. F. Dixson, Aldo Poiani, A. F. Dixson, p. 179, 2010, Cambridge University Press
  19. ^ Đồng tính luyến ái ở động vật
  20. ^ 11 loài động vật có hành vi quan hệ đồng tính
  21. ^ 10 động vật có quan hệ tình dục đồng giới
  22. ^ Hồng hạc đồng tính nhận... con nuôi