Thảo luận:Men ngọc (màu)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Đề nghị đổi tên

Chào anh, anh có thể nói rõ hơn về "men gốm" được không ạ? Đó là một loại màu, tên là "men gốm" ? Đây là lần đầu em nghe nói tới nên cảm thấy rất lạ. Nếu nó là màu men gốm, ở nước ta có thường sử dụng từ này không à?

ThienHuong 12:41, 28 tháng 6 2005 (UTC)

Hello ThienHuong, tôi là người vừa sửa lại bài này để tương đương với các bài của các ngôn ngữ khác, vào khoảng 10 tiếng đồng hồ cách đây. Người đầu tiên viết bài này là Vương Ngân Hà. Tôi nghĩ là Vương Ngân Hà, hiện đang sống tại Việt Nam, dùng từ men gốm vì màu này dùng cho vài loại men gốm của Trung Hoa (như đã nói trong bài). Tôi để ý là ThienHuong vừa gia nhập nên không biết là tiếng Việt chỉ là tiếng thứ ba của tôi thôi do đó, ngoại trừ các trường hợp có lý do khá chắc chắn, tôi ít khi giám tạo ra một từ mới. ThienHuong nên thảo luận với Vương Ngân Hà về tên cho màu này. Mekong Bluesman 20:40, 28 tháng 6 2005 (UTC)

Cám ơn anh đã trả lời, tiếng Việt là tiếng thứ 3 mà anh sử dụng thật tuyệt vời! Em cũng cố gắng xem profile từng người nhưng vẫn chưa biết được nhiều.

Về mục từ "men gốm" này, bản thân em hơi ngạc nhiên vì chưa nghe thấy bao giờ (em ở VN), em có một thời gian sống khoảng 6 tuần tại Phủ Lãng, một làng gốm cổ ở Hà Tây, song thời gian ở đó cũng không thấy ai dùng từ này. Theo em hiểu thì men gốm là danh từ chỉ các loại men màu dùng cho gốm nói chung chứ không chỉ 1màu nhất định, và số lượng màu men này khá đa dạng. Tuy nhiên kiến thức và vốn sống của em có hạn, nên em cũng đang đợi anh Vương Ngân Hà tại đây cùng với cả các ý kiến khác nhau của mọi người khác nữa.

ThienHuong 00:31, 29 tháng 6 2005 (UTC)


Tên gọi này có nguồn gốc lịch sử như sau: Trước đây khi người châu Âu còn phải nhập khẩu các loại đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc thì chúng chủ yếu có màu gần giống với màu liệt kê trong bài. Do vậy, họ mới đặt tên cho màu này là màu celadon/céladon v.v (tức men gốm). Tuy nhiên, trong thực tế, màu của men được sử dụng trong sản xuất gốm - sứ đa dạng hơn nhiều, nhưng tên gọi cho màu này đã trở nên quá thông dụng trong những người sưu tầm đồ gốm cổ và khi nhắc tới celadon thì người ta sẽ hiểu nó hoặc là đồ gốm Trung Quốc cổ hoặc là màu nước men của đồ gốm đó. Xem thêm bài Celadon hoặc Celadon (color) trong wikipedia tiếng Anh.Vương Ngân Hà 03:07, 29 tháng 6 2005 (UTC)


Là một người dùng tiếng Anh và tiếng Pháp hàng ngày, khi nghe từ celadon tôi "nhìn thấy" (trong đầu tôi) ngay là màu gì. Nhưng tôi nghĩ là ThienHuong muốn hỏi cụm từ màu men gốm có thông dụng tại Việt Nam không. Tôi cũng nhận thấy màu purple được ông gọi là tía và ThienHuong gọi là tím. Mekong Bluesman 04:02, 29 tháng 6 2005 (UTC)

Quả thực em muốn hỏi vậy, vì mọi từ có nguồn gốc nước ngoài, từ có tính chuyên ngành nhiều khi lại được gọi bằng chính từ gốc của nó. Vì có những từ muốn dịch cũng không biết dịch thế nào cho đúng nghĩa. em nghĩ tím= violet ? em còn hay dùng cụm "tím ánh đỏ" để chỉ màu tía, hay những màu gần giống thì có thêm màu huyết dụ, màu tiết dê..nhiều lúc quả thực chẳng biết dùng từ gì cả, đành chỉ miêu tả màu chính + sắc độ phụ của nó. xin cám ơn anh.

"Men gốm" là gì?[sửa mã nguồn]

Xin xem bài Men gốm (vì đã viết men gốm nên tôi xoá phần đã đăng trong mục này tránh những hiểu nhầm đã có) Trần đình hiệp 03:46, 26 tháng 8 2005 (UTC)


Tôi nghĩ là Trần đình hiệp nên dùng các thông tin bên trên để viết bài Men gốm. Mekong Bluesman 10:11, 23 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi đã viết Men gốm và tôi cũng đã sửa men gốm (màu) Bởi không thể khi nghe nói "men gốm màu" hay "màu men gốm" là nghĩ đó là men celadon hoặc màu celadon Theo tôi Vương Hưng phải "mềm dẻo" và "linh hoạt" khi dịch bài Celadon, lý do nếu diễn giải theo lối người Mỹ có lẽ phải nói dài:

ví dụ: Ngày xưa "chiếc bình cổ Trung Hoa" đã được tráng "men đặc biệt của họ" khi đem nung xong có "màu như lục nhưng hơi ngả vàng"

Tôi có thể viết gọn: "Ngày xưa celadon đã được tráng celadon khi đem nung xong có màu celadon"

Rất dễ hiểu, không sai, tuy nhiên nó chỉ mù mờ làm sao ấy mà thôi.

Trần đình hiệp 09:40, 25 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi xin nhắc lại, mặc dù đây là nơi mà ai cũng có thể sửa đổi tùy theo ý và hiểu biết của mình, nhưng những sửa đổi đó phải dựa trên cơ sở tương đối khoa học và hiểu biết nhất định về lịch sử của tên gọi. Nếu nói men gốm như là các chất liệu để tạo một lớp thủy tinh mỏng trên bề mặt vật liệu gốm sứ thì bài Men gốm (màu) này không phải là nơi để viết về vấn đề ấy. Vấn đề này cần phải thể hiện trong bài Men gốm và khi đó có thể viết rằng với các loại chất liệu men gốm có thể tạo ra vô số màu sắc trên bề mặt vật liệu, tùy theo các chất liệu và công nghệ áp dụng, nhưng khi nói về màu celadon thì nó không phải là màu của men gốm sứ nói chung, mà nó là một khoảng màu nhất định (lục ánh vàng). Tôi từng có ý nghĩ dịch nó là màu ngọc bích hay màu men ngọc bích (giống như các từ điển mà tôi có trong tay), tuy nhiên khi tìm hiểu thêm về ngọc bích thì tôi thấy màu của chúng không phải bao giờ cũng na ná như màu mà người châu Âu đã gọi là celadon. Ngoài ra, nếu đặt tên nó là màu (men) ngọc bích thì vô hình chung ta đã phủ nhận một cách hiểu đã từng tồn tại trong lịch sử: Người châu Âu vào thời kỳ đó có lẽ chưa biết cách tạo ra những màu tương tự như màu họ thấy trên bề mặt vật liệu gốm sứ và cũng không có tên gọi cho màu giống như thế, cho nên họ chỉ có cách là đặt tên màu đó bằng tên gọi (của họ) đối với các đồ vật gốm sứ mà họ có trong tay (các loại bình gốm cổ thế kỷ 9-10). Khi đó họ cho rằng các loại bình gốm chỉ có màu tương tự như mẫu màu liệt kê trong bài (đó là một sai lầm lịch sử, màu sắc nói chung của lớp men gốm sứ đa dạng hơn thế nhiều). Nhưng nó đã là một tên gọi có nguồn gốc lịch sử và không có lý do gì để chúng ta phủ nhận (cho dù màu của các bình gốm sứ trên thực tế có thể là vàng, trắng, đỏ, xanh, nhiều màu v.v). User:Trần đình hiệp có thể là một người rất giỏi trong lĩnh vực gốm sứ, nhưng anh cần hiểu là bài này không nói về màu sắc nói chung của gốm sứ (rất đa dạng) mà nó chỉ nói về một khoảng gam màu nhất định, trong thế kỷ 9-10 người châu Âu đã thấy trên các đồ gốm sứ nhập khẩu và đặt tên cho nó như thế. Nó tương tự như khi viết các bài về Pháp (quốc gia) (tương đương với Cộng hòa Pháp) hay Pháp (triết lý tôn giáo) là những bài hoàn toàn khác nhau về nội dung và ý nghĩa.Vương Ngân Hà 14:47, 25 tháng 8 2005 (UTC)

Có thể cách giải thích sau đây làm cho Trần đình hiệp hiểu cách làm việc của Wikipedia hơn.

Thí dụ

Sau khi tham khảo các sách, website... tôi tìm ra là có 4 trường hợp của từ men gốm, (đây chỉ là thí dụ), và chúng là: 1. một loại men dùng cho đồ gốm, 2. một màu gọi là màu men gốm, 3. một họa sĩ nổi tiếng có tên hiệu là Men gốm và 4. một liên hệ tình cảm ông họa sĩ này đã có với bà vợ của một tổng thống, được biết như "scandal Men gốm".

Khi tôi viết về các đề tài đó cho Wikipedia, tôi sẽ viết 4 bài như sau:

  • Men gốm (men): một chất gần giống thủy tinh dùng để tráng đồ gốm. Men gốm có nhiều màu biến đổi từ xanh lục, sang xanh nhạt, sang vàng nhạt... mà đặc biệt nhất là màu men gốm (Xem bài Men gốm (màu))...
  • Men gốm (màu): một màu xanh nhạt có ít màu vàng, được pha với các màu r (r1%), g (g1%) và b (b1%) của hệ thống màu RGB, hay các màu c (c2%), m (m2%) và y (y2%) của hệ thống màu CMY. Màu này có tên như vậy vì các men gốm trong lịch sử có màu này (Xem bài Men gốm (men))...
  • Men gốm (họa sĩ): sinh năm 3012, mất tích năm 3155, nổi tiếng vì các tranh vẽ dùng arcrylic và xác phơi khô của các côn trùng. Các tác phẩm tiêu biểu là Cánh đồng thủy ngân của hành tinh Taurus Alpha 3M, Bọ yên chi trên thân xác một thiếu phụKhông tên, không số - Số 27a. Ông biến mất tháng 8 năm 3155, ba tháng sau khi "scandal Men gốm" được đăng trên gần 80% các website của Internet (Xem Men gốm (scandal))...
  • Men gốm (scandal): là tên gọi của một liên hệ mà nhiều người xem là có thật giữa họa sĩ Men gốm và bà vợ thứ sáu của Tổng thống X (Xem Men gốm (họa sĩ)). Vài tháng sau vụ này thì ông Men gốm mất tích. Trả lời các người chỉ trích, Tổng thống X tuyên bố: "Có thể ông ấy đang bận bơi dưới đáy một cánh đồng thủy ngân!" và "Tôi vẫn còn được ủng hộ của nhiều người nhất trong lịch sử" - đúng về số người nhưng trên thực tế số người ủng hộ ông ở dưới 20% dân số...

Tôi cũng có thể viết thêm một bài nữa như sau đây:

  • Men gốm (định hướng): trong tiếng Việt, "men gốm" có các nghĩa sau đây:
    1. Một loại men dùng để tráng đồ gốm, xem Men gốm (men).
    2. Tên của một màu xanh nhạt, xem Men gốm (màu).
    3. Tên hiệu của một họa sĩ nổi tiếng vì nhiều lý do, xem Men gốm (họa sĩ).
    4. Tên gọi của một scandal liên quan đến họa sĩ Men gốm, xem Men gốm (scandal).

Bài này giúp độc giả quyết định loại "men gốm" nào họ muốn tìm hiểu thêm.

Thí dụ của tôi dài nhưng tôi mong Trần đình hiệp sẽ hiểu.

Mekong Bluesman 18:12, 25 tháng 8 2005 (UTC)

Khi tôi đọc:

Men gốm (màu): một màu xanh nhạt có ít màu vàng, được pha với các màu r (r1%), g (g1%) và b (b1%) của hệ thống màu RGB, hay các màu c (c2%), m (m2%) và y (y2%) của hệ thống màu CMY. Màu này có tên như vậy vì các men gốm trong lịch sử có màu này (trích)

Nếu theo tôi hiểu, ý anh muốn "ám chỉ" một màu men nhưng nếu thế anh phải diễn giải:

Men gốm (màu): màu của một "dòng men"

Trong từng trường hợp nó sẽ cụ thể hơn, ví dụ khi nói về Gốm Bát Tràng: "...gốm Bát tràng có thể nhận ra 5 dòng men, TK XIV-XV men nâu chẵng những còn được thế hiện theo phong cách truyền thống mà còn được vẽ theo kỹ thuật men lam, tạo ra một hiệu quả mới lạ... Men xanh rêu được dùng với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng "Tam Thái' rất riêng của bát Tràng ở TK XVI-XVII...." (trích từ Gốm Bát Tràng thế kỷ 14-19) Do đó khi nói đến dòng men Trung Hoa ta vẫn hiểu được đó là celadon Cách diễn đạt này nó vẫn gợi được nguồn gốc lịch sử và không có lý do gì để chúng ta phủ nhận.

Trần đình hiệp 01:55, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Trần đình hiệp vẫn không hiểu tôi. Tôi muốn nói là khi từ X có 4 nghĩa: 1. men, 2. màu, 3. ngưới và 4. scandal thì tôi sẽ viết 4 bài. Các bài đó có mục đề là X (men) (cho nghĩa 1), X (màu) (cho nghĩa 2), X (người) (cho nghĩa 3) và X (scandal) (cho nghĩa 4). Trong bài 1 tôi sẽ nói chủ yếu về men chứ không về màu; trong bài 2 tôi sẽ nói chủ yếu về màu chứ không về men. (Tương tự cho bài 3 và bài 4.)
Việc Trần đình hiệp giải thích cấu tạo của men gốm trong bài Men gốm (màu) giống như bài viết về màu hồng mà lại nói về hoa hồng và cách trồng nó!!! Chúng ta biết là từ "màu hồng" có gốc từ hoa hồng nhưng trong một bài về màu hồng các độc giả muốn tìm hiểu về màu hồng (làm cách nào để pha nó, nó có ảnh hưởng tâm lý gì, có mấy loại màu hồng...) chứ không muốn tìm hiểu về hoa hồng.

Mekong Bluesman 02:47, 26 tháng 8 2005 (UTC)


nghĩa là anh TranDinhHiep có thể viết 1 mục từ mới tên là Men (men gốm) được không ?! Eva8404 02:57, 26 tháng 8 2005 (UTC)----

Anh Trần đình hiệp à, mục từ Men gốm (màu) là nói về một màu, trong series bài về tất cả các màu , như màu lam, màu lục, màu ngọc bích, v.v... chứ không phải nói về một màu men hay màu của một dòng men. (Đây chẳng qua là cách đặt tên mục từ trong từ điển; nếu mục từ tên là "Màu men gốm" thì có lẽ anh Trần đình hiệp đã hiểu đúng trọng tâm của bài rồi.)

Anh có thể xem qua các mục Cẩm quỳ (màu), Hồng y (màu), Vòi voi (màu) sẽ hiểu rõ ý tôi hơn. Thân mến, --Avia (thảo luận) 03:09, 26 tháng 8 2005 (UTC)


Tất nhiên là tôi hiểu ý Mekong Bluesman và tôi cũng cố gắng tập trung vào ý: X (màu) (cho nghĩa 2) Và tôi cũng hiểu ý của Vương Ngân Hà Nhưng vì cách giải thích cho X (màu) (cho nghĩa 2)của Vương Ngân Hà lại để chỉ bàn về celadon (số ít, duy nhất) còn mục từ riêng cụm từ "men gốm (màu)" nó thuộc số nhiều, xem cách định hướng nhé (trích):

  • Men gốm (định hướng): trong tiếng Việt, "men gốm" có các nghĩa sau đây:

1. Một loại men dùng để tráng đồ gốm, xem Men gốm (men).

2. Tên của một màu xanh nhạt, xem Men gốm (màu).

3. Tên hiệu của một họa sĩ nổi tiếng vì nhiều lý do, xem Men gốm (họa sĩ).

4. Tên gọi của một scandal liên quan đến họa sĩ Men gốm, xem Men gốm (scandal).

Bài này giúp độc giả quyết định loại "men gốm" nào họ muốn tìm hiểu thêm.

Nếu tôi không phân tích ý 2 thì nó chỉ dừng lại ở "tên của một màu xanh nhạt" nhưng người khác đọc sẽ hiểu từ điển này mới chỉ dừng lại ở mục từ đó mà thôi, họ đâu biết rằng : ''Bài này giúp độc giả quyết định loại "men gốm" nào họ muốn tìm hiểu thêm.'' Ý tôi là không thể phân tích hay giải nghĩa hết cụm từ "Men gốm (màu)" bởi nó vô vàn, và muốn cụm từ này được giải thích theo hướng rõ hơn nhưng ngắn gọn, ví dụ: Men gốm (định hướng): trong tiếng Việt, "men gốm" có các nghĩa sau đây:

1. Một loại men dùng để tráng đồ gốm, xem Men gốm (men).

2. Tên của một màu xanh, xem Men gốm (màu).

3. Tên của một màu đỏ, xem Men gốm (màu).

4. Tên của một màu vàng, xem Men gốm (màu).

5. Tên của một màu nâu, xem Men gốm (màu).... (Mỗi màu là một dòng men đặc trưng nào đó của thế giới)

6. Tên hiệu của một họa sĩ nổi tiếng vì nhiều lý do, xem Men gốm (họa sĩ).

7. Tên gọi của một scandal liên quan đến họa sĩ Men gốm, xem Men gốm (scandal). ... 03:35, 26 tháng 8 2005 (UTC) Trần đình hiệp 03:39, 26 tháng 8 2005 (UTC)


Màu "hồng" có tên như vậy là theo hoa hồng. Ngày nay chúng ta có hàng loạt hoa hồng trắng, hoa hồng vàng, hoa hồng cam, hoa hồng đỏ, hoa hồng xanh... nên màu hồng cũng có nghĩa là màu trắng, màu vàng, màu cam, vân vân...? --Avia (thảo luận) 03:43, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Avia nói đúng và hay lắm. Có lẽ chúng ta phải sửa bài màu hồng thành một bài định hướng mà, theo thống kê của các hội trồng hồng, có đến hàng ngàn "màu hồng" khác nhau. Emelie White, Sterling Silver, Moonlight Blush... và nhiều nữa! ;-) Mekong Bluesman 04:44, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Nếu nói "Màu hồng": là màu tương tự một loại hoa có tên là "hoa hồng" cũng được. Nhưng nếu nói "Hoa hồng": một loại hoa có cánh (chủ yếu)là màu hồng. Cơ bản là cách đặt vấn đề và diễn đạt nó theo lối nào là phổ biến.! (thảo luận) Trần đình hiệp 01:53, 27 tháng 8 2005 (UTC)



Chào Avia

Đúng thế (đây chẳng qua là cách đặt tên mục từ trong từ điển)

Tôi nghĩ là nên đặt tên lại, nhưng hình như tôi không có quyền này.

Vấn đề hoa hồng như bạn nói, tôi nghĩ là bạn nói đùa (nhưng có mục đích), tôi không phân tích nhé. Trần đình hiệp 04:03, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Nếu Trần đình hiệp đọc phần trên đầu của trang thảo luận này (bên trên cả thảo luận về thí dụ của tôi) thì Trần đình hiệp thấy là tên "màu men gốm" cũng đã bị hỏi là có thật hay không. (Vương Ngân Hà là người đầu tiên viết bài này bằng cách dịch từ chữ celadon.) Tôi có hơi nghi ngờ vì tôi chưa nghe thấy "màu men gốm" bao giờ nhưng không nói vì tiếng Việt là tiếng thứ ba của tôi.
Tuy nhiên, tên đó đúng hay sai, chúng ta có quyền thảo luận để đổi nó. Không có người nào có thể lấy đi quyền đó của Trần đình hiệp. Do đó, Trần đình hiệp nên cho mọi người biết là ý của Trần đình hiệp gọi màu này là gì.
Còn việc mà tôi, Vương Ngân Hà hay Avia nói là không nên đổi một bài viết về sự vật A thành bài nói về sự vật B, mặc dù chúng có cùng tên.

Mekong Bluesman 04:29, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Đề nghị đổi tên[sửa mã nguồn]

Để cắt ngắn cuộc thảo luận này, chúng ta có nên đổi tên bài này không? Mekong Bluesman 04:36, 26 tháng 8 2005 (UTC)


Tôi đề nghị được giữ tên bài này nhưng thay đổi cách giải thích (cắt nghĩa), bởi đôi khi người Việt cũng sử dụng:

Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn... Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế.

Ví dụ trên được trích một đoạn tại trang: http://www.luaviet.com.au/EssenceOfVietnam/Van-Hoa/Thu-Cong/Thu-Cong.htm và trang: http://vietnamtourism.com/v_pages/country/overview.asp

Trần đình hiệp 06:48, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Hồi xưa, lúc loại gốm gọi là Celadon nhập vào châu Âu có lẽ chỉ phổ biến 1 gam màu như vậy, nên người ta gọi luôn màu đó là màu celadon. Mặc dù celadon có thể có màu xanh, lục, xám, nhưng người ta đã quen gắn màu celadon với 1 gam nhất định rồi (cũng như trường hợp màu hồng). Còn ở Việt Nam thì men gốm vốn có nhiều màu rồi, nên có lẽ khó mà gắn từ "màu men gốm" với 1 dải màu hẹp như vậy nữa. Anh Vương Ngân Hà đặt ra từ này để dịch màu celadon, bây giờ xem ra không ổn rồi. Tôi nghĩ là chúng ta nên tìm từ khác cho màu celadon, còn giải thích như anh Trần đình hiệp nêu ra cũng có ích, nhưng lại thuộc về lãnh vực khác rồi (Category:Gốm sứ, hoặc Wiktionary). --Avia (thảo luận) 07:29, 26 tháng 8 2005 (UTC)


Tên mới[sửa mã nguồn]

Thao luan theo y kien Mekong Bluesman

Nếu nói đến "xanh gốm" hay "men xanh gốm" rất nhiều người sẽ chỉ nghĩa đến màu xanh mực (xanh trời, xanh biển, chuyên ngành gọi là xanh coban, blue), đây là một màu nổi tiếng nhất, phổ biến nhất trong gốm sứ (từ cổ chí kim), phổ biến vì nó dễ dàng làm ra, phổ biến tới mức người ta không cần đề cập và xem nó là một điều mà "mọi người đã biết"

Riêng ngành Hội hoạ, nếu chỉ nói "màu xanh" không thôi thì nó là blue (chuẩn)- là màu coban.

(Lưu ý khi xem trong tam giác màu của hội hoạ, ba đỉnh màu (gốc) là xanh-vàng-đỏ), màu celadon (thuộc) lục ngả vàng, là sự phối trộn xanh (gốc, blue) và vàng (gốc, yelow)

Màu "xanh celadon" người ta (người nghiên cứu về gốm, chuyên ngành hay người liên quan đến gốm) chỉ sử dựng khi nói về một sản phẩm gốm, ví dụ nói : "cái bình màu celadon" hoặc "đây là cái bình celadon" các sản phẩm khác rất ít (thậm chí không) nói ví dụ: " áo chị Hai màu celadon"

Nhưng tất cả mọi người đều có thể nói: "cái bình màu ngọc" hoặc " đây là cái bình ngọc" và người ta cũng nói "áo chị hai màu ngọc"

Do đó, màu xanh celadon nếu xếp trong mục từ '''men gốm (màu)''' phải là:

- Men gốm (celadon) hoặc

- Men gốm (ngọc) hoặc

- Men gốm (cổ Trung Hoa) hoặc

- Cả 3 ở trên

Trần đình hiệp 07:31, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Như vậy gọi màu celadonmàu gốm cổ (hay dài hơn là màu gốm cổ Trung Hoa) có được không? Mekong Bluesman 04:49, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Theo tôi màu celadonmàu gốm cổ là chính xác, sau đó nói thêm một vài thông tin là đủ.

Trần đình hiệp 07:30, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Ủng hộ tên "Màu gốm cổ", nói vậy dễ hiểu hơn và có lẽ chính xác hơn. Quả thực từ "màu men gốm" hiếm gặp quá thành ra ít có giá trị sử dụng. Bàn thêm, có lẽ cả mục từ "màu đào"= để chỉ màu vàng nhạt của thịt đào cũng vậy.. Eva8404 08:55, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Màu đào[sửa mã nguồn]

"Màu đào" chỉ màu vàng nhạt của thịt đào ư? Nhưng trong "trứng luộc lòng đào" thì lòng đào = lòng đỏ ? Trong "áo vải cờ đào" thì cờ đào = cờ đỏ? --Avia (thảo luận) 03:05, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vâng, đấy chính là sự bất hợp lý khi DỊCH nghĩa các mục từ, theo bảng màu phương tây (?không chắc), thì màu peach có màu vàng nhạt như màu thịt của quả đào, bác có thể search mục từ này mà xem. Nhưng dân gian việt nam bao đời nay thì vẫn gọi màu đào là màu phớt hồng, ổi đào, bưởi đào, chanh đào...cùng một màu ấy cả.

Vậy nên đôi khi dịch thuật đơn thuần thì mang tính tham khảo nhiều hơn là có giá trị sử dụng thực sự. Eva8404 07:02, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Lòng (inside) của quả đào (peach) có màu đỏ sậm (tôi vừa ăn một quả). Do đó cách dùng cụm từ "lòng đào" để chỉ màu đỏ, đối với tôi, có logic. Trong tiếng Anh cái màu gọi là peach colour là màu của da (skin) của quả đào. Đây là màu da cam nhạt, gần màu vàng, và có một tí màu hồng. Mekong Bluesman 07:19, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

lòng đào (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2ng_%C4%91%C3%A0o) Rất khó giải thích ;)

Nói đúng. Tôi sẽ thảo luận tiếp tại Thảo luận:Lòng đào. Mekong Bluesman 17:33, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời